3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm để đánh giá giá trị khoa học của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm được đề xuất.
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm
- Khảo nghiệm về sự cần thiết của từng biện pháp - Khảo nghiệm về tính khả thi của từng biện pháp
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ
Để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 74 người là cán bộ lãnh đạo và giáo viên của trường. Đề tài qui ước như sau:
+ Mỗi ý kiến đánh giá là rất cần thiết được 4 điểm + Mỗi ý kiến đánh giá là cần thiết được 3 điểm
+ Mỗi ý kiến đánh giá là không cần thiết lắm được 2 điểm + Mỗi ý kiến đánh giá là không cần thiết được 1 điểm
Kết quả thống kê ở bảng 3.1 cho thấy CB, GV đánh tính cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ đều ở mức rất cần thiết.
Bảng 3.1: Mức độ cấn thiết của các biện pháp
Stt Biện pháp Mức độ cần thiết ∑ Thứ bậc Rất CT CT Không CT lắm HT không CT 1 Biện pháp 1 58 12 3 1 275 3.72 3 2 Biện pháp 2 67 5 2 0 287 3.88 1 3 Biện pháp 3 66 6 1 1 285 3.85 2 4 Biện pháp 4 58 8 7 1 271 3.66 4
3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 B iệ n p h á p 1 B iệ n p h á p 2 B iệ n p h á p 3 B iệ n p h á p 4 Series1
Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
Các biện pháp nêu trên đều rất cần thiết, điểm trung bình cao nhất là 3.88 và thấp nhất là 3.66
Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp 2: “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT” với điểm bình quân 3.88. Như vậy giáo viên và CBQL đã nhận thức được tính cần thiết của việc phải đổi mới việc đánh giá và kiểm tra hoạt động chủ nhiệm.
Biện pháp 3: “Phát động thi đua, khen thưởng hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên trong nhà trường” được xếp thứ 2 với điểm trung bình 3.85. Điều đó cho thấy thấy đây là biện pháp quan trọng, cần thiết phải được quan tâm vì nó có tính thực tế và là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp một cách thiết thực nhất.
Biện pháp 1: “Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động chủ nhiệm lớp” cũng được đánh giá là rất cần thiết với điểm trung bình 3.72 và xếp thứ 3. Như vậy việc xây dựng một đội ngũ GVCN có phẩm chất, năng lực đảm nhận hoạt động chủ nhiệm đang là một nhu cầu cấp thiết. Để xây dựng được đội ngũ GVCN thực sự có chất lượng, nhà trường cần coi trọng việc bố trí, lựa chọn giáo viên làm hoạt động chủ nhiệm lớp
và phải thường xuyên quan tâm tới hoạt động bồi dưỡng, phát triển, nâng cao năng lực hoạt động chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN lớp.
Biện pháp 4: “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” tuy là biện pháp xếp thứ 4 nhưng cũng đạt 3.66 điểm trung bình. Điều đó cho thấy tính cần thiết của biện pháp. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những biện pháp chưa được GVCN chú trọng và cần được tuyên truyền, giải thích tầm quan trọng của biện pháp này.
3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ
Để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 74 người là cán bộ lãnh đạo và giáo viên của trường. Đề tài qui ước như sau:
+ Mỗi ý kiến đánh giá là rất khả thi được 4 điểm + Mỗi ý kiến đánh giá là khả thi được 3 điểm
+ Mỗi ý kiến đánh giá là không khả thi lắm được 2 điểm + Mỗi ý kiến đánh giá là không khả thi được 1 điểm
Kết quả thống kê ở bảng 3.2 cho thấy CB, GV đánh tính khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ đều ở mức rất khả thi.
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp
Stt Biện pháp Mức độ khả thi ∑ Thứ bậc Rất KT KT Không KT lắm HT ko KT 1 Biện pháp 1 51 15 8 0 265 3.58 2 2 Biện pháp 2 40 23 11 0 251 3.39 4 3 Biện pháp 3 64 10 0 0 286 3.86 1 4 Biện pháp 4 43 25 5 1 258 3.49 3
3 3.2 3.4 3.6 3.8 4 B iệ n ph áp 1 B iệ n ph áp 2 B iệ n ph áp 3 B iệ n ph áp 4 Series1
Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:
Các CBQL, giáo viên đều nhận thấy các biện pháp có tính khả thi cao trong đó khả thi nhất là biện pháp 3: “Phát động thi đua, khen thưởng hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên trong nhà trường” với điểm trung bình 3.86. Để thực hiện tốt cơng tác thi đua khen thưởng nhà trường có thể sử dụng nguồn kinh phí của nhà nước, nguồn kinh phí của hội phụ huynh hay các nguồn kinh phí ngồi ngân sách khác. Ngoài ra biện pháp này cũng có thể được thực hiện bởi đội ngũ CBQL mà không phải thơng qua nhiều cấp. Bên cạnh đó, GVCN được khen thưởng cảm thấy tự hào và tự tin về hoạt động chủ nhiệm của mình, từ đó phấn đấu vươn lên trong hoạt động chủ nhiệm. Đó chính là lý do mà biện pháp này có tính khả thi cao nhất.
Biện pháp 1: “Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động chủ nhiệm lớp” cũng được đánh giá là rất khả thi với điểm trung bình 3.58. Hiện nay Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cũng thường xuyên mở các đợt tập huấn về hoạt động chủ nhiệm, CBQL cần tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí để các GVCN có thể được tham dự trọn vẹn các đợt tập huấn này.
Biện pháp 4: “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” xếp thứ 3 với điểm trung bình 3.49. Hiện nay hoạt động GVCN chỉ là hoạt động kiêm nhiệm. GVCN vẫn phải làm hoạt động chuyên môn, thời gian dành cho hoạt động chủ nhiệm chưa nhiều. Do đó việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường cịn những hạn chế nhất định.
Biện pháp 2: “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT” là biện pháp có mức độ cần thiết nhất nhưng lại ít khả thi nhất với số điểm trung bình 3.39. Lý do là các phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT hiện nay còn nhiều bất cập, đào tạo học sinh là cả một quá trình lâu dài, kết quả của hoạt động chủ nhiệm lớp khơng có ngay lập tức, do đó cũng gây khó khăn cho việc kiểm tra, đánh giá.
3.3.4.3. So sánh mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.3: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
Stt Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ∑ Thứ bậc ∑ Thứ bậc 1 Biện pháp 1 275 3.72 3 265 3.58 2 2 Biện pháp 2 287 3.88 1 251 3.39 4 3 Biện pháp 3 285 3.85 2 286 3.86 1 4 Biện pháp 4 271 3.66 4 258 3.49 3
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy:
Biện pháp 1 có mức độ cần thiết đạt xếp thứ 3, điểm trung bình 3.72 nhưng mức độ khả thi chỉ đạt là 3.58 điểm trung bình và xếp thứ 2. Điều đó có nghĩa, chỉ có nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động cho đội ngũ GVCN thì mới đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra về nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, và cơng việc này cũng có những khó khăn khi thực hiện như:
Khả năng nhận thức của GVCN, nguồn nhân lực, các mối quan hệ xã hội... đòi hỏi CBQL phải nghiên cứu, quan tâm thực hiện.
Biện pháp 2 có mức độ cần thiết nhất với điểm trung bình 3.88 nhưng mức độ khả thi xếp vị trí thứ 4, điểm trung bình 3.39. Thật vậy, thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT tuy rất cần thiết nhưng lại rất khó thực hiện. Lý do hoạt động chủ nhiệm khơng có kết quả ngay lập tức mà là một quá trình lâu dài, việc kiểm tra đánh giá cũng cần xây dựng hệ thống kiểm tra kỹ lưỡng trong thời gian dài.
Biện pháp 3 có mức độ cần thiết thứ 2 và mức độ khả thi đứng số 1 với điểm trung bình 3.86. Trong điều kiện các trường đều tự chủ về tài chính thì hiệu trưởng phải có tính tốn phù hợp cho biện pháp này để động viên, thúc đẩy giáo viên làm việc tốt hơn.
Biện pháp 4 có mức độ cần thiết thứ 4 và mức độ khả thi đứng số 3. Như vậy biện pháp này ít cần thiết hơn và mức độ khả thi cũng khó hơn.
Để khẳng định tính chính xác về mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi, đề tài sử dụng cơng thức tính hệ số tương quan Spiecman:
R = 1- để tính. R = 0.8 - R: hệ số tương quan
- D: hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng cần đo - N: số biện pháp
Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan thứ bậc R = 0.8 cho phép kết luận tính cần thiết và tính khả thi của bốn biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ được đề xuất trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đang đặt ra. Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương góp phần nâng cao năng lực quản lý học sinh, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh và ý thức trách nhiệm, sự phát triển năng lực nghề của giáo viên đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy các cán bộ, giáo viên trong trường đều khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Như vậy, CBQL và hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ có thể xem xét và vận dụng những biện pháp này để quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của trường mình hoặc ở những địa bàn có điều kiện tương tự. Đồng thời khi vận dụng các biện pháp quản lý, trường nên xây dựng hệ thống các biện pháp, trong đó có biện pháp mang tính chủ đạo và có biện pháp mang tính bổ trợ. Mặt khác, chúng tôi cùng thấy rằng bản thân CBQL và hiệu trưởng cũng cần phải thường xun đổi mới chính mình và khơng ngừng nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của mình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT là một nhiệm vụ quan trọng, và cần thiết phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên một phần nhờ vào đội ngũ GVCN, người đóng vai trị quản lý trực tiếp hoạt động dạy và học ở lớp học; và đội ngũ hiệu trưởng và CBQL nhà trường, người đóng vai trị quản lý các hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh.
Những yêu cầu về người giáo viên nói chung hay GVCN nói riêng trong q trình đổi mới giáo dục có rất nhiều thay đổi. Do đó Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL của trường THPT cần có những biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông.
1.2. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xây dựng khung lí thuyết về quản lý hoạt động chủ nhiệm. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi thấy: “Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm là cách thức điều khiển, tổ chức, tạo điều kiện của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN và tổ chức hoạt động giáo dục của GVCN nhằm phát triển
nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”. Các biện
pháp quản lý của Hiệu trưởng thực hiện theo chức năng của quản lý: Xây dựng kế hoạch về hoạt động chủ nhiệm; Tổ chức việc thực hiện hoạt động chủ nhiệm ở các lớp để giáo dục học sinh, mà cụ thể là các hoạt động giáo dục; Chỉ đạo và giám sát thường xuyên quá trình thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của cơ sở nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra; Kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được, đối chiếu với mục tiêu đề ra. Khi đó, GVCN tự đánh giá kết quả cơng việc của mình, đánh giá những thành cơng mà mình và lớp chủ nhiệm đạt được đồng thời rút kinh nghiệm cho những thất bại trong quá trình hoạt động. Mặt khác, hiệu trưởng và CBQL nhà trường đánh giá bên ngoài nhằm xem xét mức độ đạt được của
quá trình thực hiện. Đồng thời hiệu trưởng và CBQL nhà trường cũng tự đánh giá kết quả quản lý của mình đối với chất lượng của hoạt động chủ nhiệm lớp trong toàn trường.
1.3. Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN và về hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, CBQL nhà trường cho thấy:
Các GVCN của trường đều hoàn thành nhiệm vụ của GVCN. Một số giáo viên được giao nhiều nhiệm vụ nên khó có thể hồn thành tốt tất cả. Những giáo viên có trình độ, năng lực, nhiệt huyết lại thường được giao nhiều việc và cũng có những giáo viên làm ít cơng việc hơn các giáo viên khác do nhiều nguyên nhân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, GVCN cũng cịn nhiều khó khăn nhất định như: cịn hạn chế về năng lực, ít có điều kiện cập nhật thông tin, khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý học sinh cịn hạn chế; Điều kiện làm việc cịn khó khăn vất vả. Đây là những điểm mà hiệu trưởng và CBQL nhà trường cần quan tâm. Trước hết là quan tâm đến đội ngũ GVCN hiện tại, sau là quan tâm đến bồi dưỡng năng lực phát triển cho lớp GV tiếp theo.
Phần đông GVCN ở trường thực hiện tốt hoạt động chủ nhiệm của lớp mình. Mỗi GVCN cũng có những biện pháp quản lý riêng sao cho hoạt động chủ nhiệm hồn thành tốt. Chính vì vậy, các GVCN phải thực hiện rất nhiều các hoạt động giáo dục khác nhau, có sự phối kết hợp với gia đình để giáo dục các em học sinh và có những biện pháp quản lý và giáo dục hữu hiệu.
1.4. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, với mong muốn đề xuất các biện pháp thúc đẩy hoạt động quản lý, giáo dục học sinh ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn