10. Cấu trúc luận văn:
3.1. Định hƣớng phát triển
Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những vấn đề về lý luận đã phân tích ở chƣơng I: Cơ sở lý luận về quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trƣờng trung học phổ thông và cơ sở thực tiễn đã trình bày trong chƣơng II: Thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, đề xuất một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận còn căn cứ vào các văn bản chủ yếu sau đây:
3.1.1. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho phát triển giáo dục
3.1.1.1. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu:
“…Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp thi, kiểm tra theo hƣớng hiện đại; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tƣởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp CSVC cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tƣ hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế….”
3.1.1.2. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về GD&ĐT nêu rõ:
“ Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa...Thực hiện phƣơng châm: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với đời sống xã hội”
3.1.1.3. Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH Trung ương đã chỉ rõ: “...Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời...”
3.1.1.4. Nghị quyết Hội nghị TW8 Khóa XI:
“...Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học...”
3.1.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn hiện nay Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn hiện nay
3.1.2.1.Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã chỉ rõ:
“...Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, trƣớc hết là phát triển các ngành kinh tế trụ cột và hội nhập quốc tế.
chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; hồn thành Đề án kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên theo hƣớng đạt chuẩn, bảo đảm nhu cầu học tập cho con em các dân tộc trong tỉnh...”
3.1.2.2. Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020 đã nêu ra những định hướng chung của toàn ngành là
“ Quy hoạch phát triển Giáo dục – Đào tạo một cách toàn diện, đồng bộ cả về quy mô, chất lƣợng, cơ sở vật chất và quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, bảo đảm học sinh trong độ tuổi đi học đƣợc đến trƣờng đạt tỷ lệ cao nhất, giảm sự chênh lệch giữa các các vùng miền trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 mục tiêu cụm ngành này chiếm 3% GDP của tỉnh và giải quyết 0,2% lao động xã hội. (QHTT-2020 tr, 156)
3.1.2.3. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2014-2015 của ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận được xác định như sau
“….Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục;rà sốt, điều chỉnh quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng; triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, Chƣơng trình và Dự án về giáo dục đào tạo theo mục tiêu và lộ trình đã đƣợc phê duyệt. Chỉ đạo tổ chức rà soát, mua sắm bổ sung sách, thiết bị dạy học, bảo đảm sử dụng có hiệu quả sách và các đồ dùng, thiết bị hiện có và mua mới; tiếp tục triển khai phong trào tự làm đồ dùng dạy học tại các nhà trƣờng...”