Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 73 - 75)

10. Cấu trúc luận văn:

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng trong nhà trƣờng trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH đúng mục đích, phù hợp với nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp mới phát huy đƣợc thế mạnh của từng biện pháp và tổng thể các biện pháp trong việc sử dụng TBDH. Đồng bộ giữa nhận thức và kỹ năng;

giữa lãnh đạo, nhân viên thiết bị và giáo viên, học sinh; đồng bộ giữa trang bị và sử dụng; đồng bộ giữa các yếu tố vật chất và con ngƣời, đồng bộ giữa các cơ chế và các quy định…nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và đổi mới phƣơng pháp.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Các biện pháp cụ thể trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH để nâng cao chất lƣợng dạy học và đổi mới phƣơng pháp là một trong những yếu tố cần đƣợc giải quyết đòi hỏi CBQL các trƣờng THPT phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực nhƣ nhân lực, vật lực, tài lực, môi trƣờng của mỗi nhà trƣờng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các biện pháp đề ra đáp ứng nhu cầu thực tiễn QLGD của các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm góp phần thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT Ninh Thuận phát triển bền vững.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) . Để đạt đƣợc điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác.

Các biện pháp phải đƣợc kiểm tra, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải đƣợc thực hiện một cách rộng rãi và đƣợc điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện. Phải đảm bảo các điều kiện về CSVC, con ngƣời… để các biện pháp đƣợc thực hiện triệt để hiệu quả.

3.3. Một số biện pháp quản lý sử dụng TBDH ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 73 - 75)