Bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26 - 27)

Bồi dưỡng là thuật ngữ hiện nay trong giáo dục được sử dụng rất nhiều: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi,…Khái niệm bồi dưỡng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau.

Đại Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thơng tin, 1999) cho rằng: “Bồi dưỡng là làm cho khỏe thêm, mạnh thêm” [27], còn tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: “Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ”.

UNESCO định nghĩa: Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Tóm lại, bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ giáo viên (cả phẩm chất, năng lực, sức khỏe) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Bồi dưỡng khơng địi hỏi chặt chẽ, chính qui như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn. Như vậy: chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã được đào tạo và đã có trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định. Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kĩ năng (những nội dung liên quan đến nghề nghiệp) để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định, giúp chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng, kỉ xảo chuyên mơn nghiệp vụ sẵn có, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26 - 27)