Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 29 - 36)

1.3.1.1. Mục đích, nguyên tắc, nhiệm vụ, tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

* Mục đích của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:

- Mục đích trước mắt: Giáo dục và rèn luyện đội viên theo 5 điều Bác

Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.

- Mục đích lâu dài: Giáo dục đội viên thực hiện lý tưởng của Bác Hồ vĩ

đại và của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN [38].

* Nguyên tắc hoạt động của Đội:

Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng, đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và bảo đảm các nguyên tắc giáo dục trẻ em: Trong điều 5 chương 2 Điều lệ Đội đã nêu rõ: “Đội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội. Khi quyết định công việc của Đội phải được quá nửa số đội viên đồng ý thì nghị quyết của Đội mới được thực hiện”. Đội có những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc tự nguyện của Đội: Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ

của tổ chức Đội để đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi trước khi bước vào Đội và của đội viên cùng với các tập thể Đội để tự nguyện vào tổ chức và tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động của Đội. Từ đó, sẽ tạo cho đội viên có trách nhiệm xây dựng tổ chức và tập thể Đội, phải mở rộng các hình thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của đội viên và thiếu nhi.

- Nguyên tắc tự quản dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội: Nguyên

tắc này thể hiện sự hoạt động của các Đội viên dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội, nghĩa là khẳng định tổ chức Đội gồm đội viên và phụ trách Đội.

Nguyên tắc tự quản dưới sự hướng dẫn, phụ trách của Đoàn được biểu hiện chủ yếu thông qua các hoạt động Đội. Tự quản là thể hiện tính giáo dục của Đội. Đối với đội viên là tự giáo dục, tự rèn luyện, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách vì đội viên vẫn là trẻ em, một đối tượng giáo dục mà sự giáo dục của Đội đều thông qua các hoạt động của Đội. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của Đội với tư cách là một lực lượng giáo dục [20].

*Nhiệm vụ của Đội:

Nhiệm vụ thứ nhất, các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu, rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt, đồn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Điều này, thể hiện tính kỷ luật và ý thức tổ chức của đội viên đối với tổ chức của mình.

Nhiệm vụ thứ hai, các tập thể Đội TNTP Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi… Đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đội, đáp ứng các nhu cầu của đội viên trong quá trình phấn đấu, học tập của mình.

Nhiệm vụ thứ ba, các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các quyền

và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ của người cơng dân nhỏ tuổi để từ đó hình thành những phẩm chất của người cơng dân tốt sau này. Mặt khác, khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong luật nghĩa là các em đã từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình.

Nhiệm vụ thứ tư, các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đây chính là trách nhiệm của Đội và đội viên với tổ chức cảu mình trong việc tạo điều kiện để Đội phát triển về số lượng, chất lượng, đồng thời cũng thể hiện tình cảm và trác nhiệm trong quá trình chăm lo xây dựng lực lượng hậu bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ thứ năm, các tập thể Đội TNTP Hồ Chí Minh và đội viên phải

thực hiện nhiệm vụ đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hịa bình, hạnh phúc của các dân tộc [21].

- Tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh + Tính chất quần chúng

Tính chất quần chúng của Đội được thể hiện trước hết ở chỗ: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu niên Việt Nam, được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư. Đây chính là tổ chức của bản thân các em, do các em làm chủ và tự quản. Đội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “tự nguyện” và nguyên tắc “tự quản” dưới sự định hướng và hướng dẫn của phụ trách Đội. Đội thu hút tất cả thiếu niên trong độ tuổi tham gia, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, thành phần xuất thân, dân tộc, vùng lãnh thổ, khuyết tật…miễn là các em có nguyện vọng, tự nguyện xin gia nhập Đội được quá nửa đội viên trong chi đội đồng ý kết nạp. Nhi đồng (từ 6 đến 8 tuổi) là lực lượng dự bị của Đội. Ở đâu có thiếu nhi thì ở đó có tổ chức Đội và hoạt động của Đội. Như vậy Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng của thiếu nhi Việt Nam.

+ Tính chất cách mạng

Tính cách mạng của Đội thể hiện ở chính vị trí của Đội, vì Đội TNTP Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đồn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Tính chất này cịn thể hiện ở tơn chỉ, mục đích và khẩu hiệu của Đội và nhiệm vụ của Đội viên. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Đội hơn bảy thập kỉ qua, trong tiến trình cách mạng của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính u, sự phụ trách của Đồn đã chứng minh điều đó. Hiện nay, tính chất cách mạng của Đội thể hiện ở chỗ đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trị giỏi, đội viên tốt, đồn viên TNCS Hồ Chí Minh, cơng dân tốt.

Tính chất giáo dục của Đội thể hiện ở chỗ: Các hoạt động của Đội đều là những q trình có mục đích, có tổ chức và có sự hướng dẫn, định hướng của phụ trách Đội. Phương thức giáo dục đặc trưng của Đội là thông qua các hoạt động Đội. Nội dung giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt, như giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống; giáo dục ý thức tinh thần thái độ học tập; giáo dục lao động - kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp; giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường; giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật; giáo dục tinh thần đồn kết, hữu nghị giữa các dân tộc [15].

1.3.1.2. Nội dung và hình thức hoạt động Đội

* Nội dung hoạt động Đội: là sự cụ thể hoá và nhằm thực hiện mục đích

của Đội và mục tiêu của nhà trường.

* Những nội dung và hình thức hoạt động Đội cụ thể là: Một là, Giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức.

Nội dung: Làm cho các em hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,

pháp luật, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, hiểu trách nhiệm của cá nhân trước tập thể, có lối sống chuẩn mực theo tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

Hình thức:

- Giáo dục truyền thống thông qua các phong trào hoạt động

- Tổ chức các hoạt động thi đua nhân các ngày lễ lớn, các hoạt động chủ điểm, qua đó tuyên truyền, cổ động,

- Tổ chức nghe báo cáo, thời sự, chính trị.

- Phát động các đợt góp quỹ từ thiện, vì bạn nghèo, tài năng trẻ…

- Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động liên hoan gặp mặt các hạt nhân tiêu biểu.

Hai là, Giáo dục ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập văn hoá, khoa học - kĩ thuật.

Nội dung: Học tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng, chủ yếu của thiếu

học tập, xây dựng cho các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Giúp các em chủ động, tích cực trong học tập.

Hình thức:

- Tổ chức nghe báo cáo điển hình các tấm gương trong học tập.

- Tổ chức gặp gỡ các tài năng trẻ, trao đổi, tọa đàm, học hỏi kinh nghiệm (thơng qua truyền hình cũng là một phương tiện hữu hiệu).

- Phát động các phong trào thi đua học tập. Tổ chức các câu lạc bộ học tập, các cuộc thi đố vui để học.

- Tổ chức các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham quan để đội viên học tập từ thực tế cuộc sống.

Ba là, Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Nội dung: Góp phần hiện thực hố mục tiêu đào tạo của nhà trường, trước hết là giáo dục cho đội viên lịng u lao động, tơn trọng người lao động, yêu quý thành quả lao động, hình thành một thái độ lao động mới tự giác, sáng tạo, tiết kiệm thời gian, qua lao động để dần dần giúp các em định hướng nghề nghiệp.

Hình thức:

- Phát động các phong trào thi đua trong lĩnh vực lao động.

- Tổ chức các buổi nghe nói chuyện, toạ đàm với các anh hùng, chiến sỹ thi đua trong lao động sản xuất.

- Tham quan cơng trường, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã có thành tích.. - Tổ chức các cuộc thi như “Khéo tay hay làm”, “Kính vạn hoa”...

- Xây dựng “Hợp tác xã măng non”, vườn cây, ao cá, các CLB khoa học kĩ thuật…

- Tổ chức triển lãm thành quả lao động sáng tạo, triển lãm đồ dùng học tập…

- Tổ chức kết nghĩa với các nhà máy, xí nghiệp…

Nội dung: Chỉ ra cho các em những phương pháp rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, phát triển trí tuệ…

Hình thức:

- Các hoạt động thể dục thể thao

- Các Hội thi thể thao như Hội khoẻ Phù Đổng

- Các hoạt động tham quan du lịch, hành quân cắm trại, các cuộc thi trò chơi. - Các hoạt động y học như CLB y tế, những Bác sĩ nhỏ tuổi…

- Tổ chức các đội thông tin, tuyên truyền vận động trong xã hội và trong tổ chức đội những kiến thức vệ sinh, sức khoẻ, các phương pháp phòng chống bệnh..

Năm là, Giáo dục thẩm mỹ.

Nội dung: Cung cấp những hiểu biết sơ đẳng về cái đẹp trong cuộc sống,

văn hoá, nghệ thuật và trong tự nhiên. Tạo cho các em có năng lực cảm thụ cái đẹp và có những hành động đẹp. Giúp cho các em tiếp cận với chân lý, giá trị vẻ đẹp con người: đẹp về hình thể, về trí tuệ và về tâm hồn.

Hình thức:

- Tham quan, du lịch

- Tổ chức xem phim, ca, múa, kịch..

- Gặp gỡ toạ đàm với các nhà văn, thơ, nghệ sỹ..

- Các Hội thi văn nghệ, kể chuyện, hùng biện, vẻ đẹp đội viên..

Sáu là, Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế.

Nội dung: Làm cho các em hiểu biết về bạn bè và thiếu nhi quốc tế, về

các hoạt động và các tổ chức của thiếu nhi thế giới, nhất là thiếu nhi trong khu vực.

Hình thức:

- Tổ chức gặp gỡ thiếu nhi các nước. - Tổ chức các câu lạc bộ bốn phương.

- Các Hội thi tìm hiểu bạn bè quốc tế (thi văn hoá, các hoạt động TDTT) - Thi sử dụng, kể chuyện tiếng nước ngoài, viết, vẽ về các nước... [25]

1.3.1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục của Đội và hoạt động giáo dục của nhà trường

- Hoạt động giáo dục của Đội có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của nhà trường bởi có cùng mục tiêu giáo dục:

+ Giáo dục thiếu nhi trở thành con người mới, cơng dân tốt có ích cho xã hội. + Trong nhà trường, hoạt động giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch, chương trình của nhà trường là hoạt động chủ đạo.

+ Hoạt động giáo dục của Đội nhằm hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt hơn.

* Hoạt động giáo dục đạo đức:

- Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường phổ thông là thông qua những bài giảng về đạo đức, pháp luật, giáo dục công dân và các môn khác trên theo chương trình và thời khóa biểu.

- Hoạt động giáo dục đạo đức của Đội mềm dẻo hơn về nội dung, hình thức và phương pháp.

+ Về nội dung: Đội tập hợp và sử dụng tất cả nội dung có trong sách giáo khoa và trong sách báo, tạp chí, thơng tin đại chúng.

+ Về hình thức: Đội chủ yếu theo hình thức hoạt động tập thế, tự quản, tự giác làm cho hoạt động trở nên sinh động hơn.

+ Đội sử dụng phương tiện có thể có trong nhà trường và ngồi xã hội để giáo dục cho thiếu nhi như: sách báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, múa hát, vui chơi giải trí…

* Hoạt động giáo dục học tập, khoa học và công nghệ

- Hoạt động học tập là giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập, khoa học và công nghệ làm cho các em hiểu rõ mục đích, động cơ, thái độ học tập và xây dựng cho các em biết vận dụng những điều đã học và thực tiễn cuộc sống theo tinh thần chủ động nhận thức, tích cực hóa hoạt động học tập.

- Đội hỗ trợ các bài giảng trên lớp bằng việc tổ chức các hoạt động học tập hấp dẫn thiếu nhi như: tổ chức các câu lạc bộ, cuộc thi, trò chơi, tham quan…

- Các danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, Liên đội mạnh, Chi đội mạnh của Đội là những hình thức động viên cá nhân và tập thể phấn đấu học tập tốt.

* Hoạt động giáo dục với lao động, thể chất

- Hoạt động giáo dục lao động, giáo dục sức khỏe trong nhà trường cũng được quy định chặt chẽ trong chương trình và theo thời khóa biểu.

- Giáo dục lao động của Đội là lao động tập thể, cơng ích, lập quỹ xây dựng Đội. Qua đó, GD cho thiếu nhi yêu lao động và yêu quý người lao động. - Giáo dục thể chất, sức khỏe, vệ sinh của Đội chủ yếu mang tính tập thể, tự giác, tự quản.

- Hoạt động giáo dục của Đội cần sự hỗ trợ thường xuyên, tích cực của nhà trường:

+ Về tổ chức: Đội cần có đội ngũ giáo viên làm phụ trách chi đội, tổng phụ trách Đội có năng lực, nhiệt tình.

+ Về cơ sở vật chất: Đội cần được sự giúp đỡ của nhà trường như: phòng đội, các trang thiết bị.

+ Về tinh thần: lãnh đạo nhà trường và tập thể sư phạm cần sự ủng hộ, động viên và tích cực tham gia các hoạt động Đội [7]

- Thực tế cho thấy ở các trường phổ thơng tiên tiến thì đều có tổ chức Đội vững mạnh, phong trào Đội sơi nổi, đạt kết quả tốt. Vì vậy, hoạt động giáo dục của nhà trường và của Đội có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 29 - 36)