3.3.2.1.Mục đích của biện pháp.
Để xác định nhu cầu cần:
- Khảo sát, tìm hiểu đối tượng liên quan thông qua tổng kết kinh nghiệm của công tác Đội, cơng tác TPT Đội.
- Phân tích u cầu của hoạt động Đội trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Từ khảo sát nhu cầu thì phải xác định các hình thức và nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.
3.3.2.2. Nội dung biện pháp
Đây là hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ GV TPT Đội chưa được đào tạo kiến thức về công tác Đội trong nhà trường sư phạm, hay nói cách khác, họ chưa đủ tiêu chuẩn quy định đối với GV làm TPT Đội trong nhà trường phổ thông. Theo Thông tư Liên tịch số 23/TTLN ngày 15/01/1996 giữa Ban tổ chức - Cán bộ Chính Phủ - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh) quy định về tiêu chuẩn GV làm TPT Đội phải là người có bằng tốt nghiệp sư phạm (trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm), được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về cơng tác Đồn - Đội. Những nội dung cần bồi dưỡng là:
+ Vị trí, vai trị, tính chất, nhiệm vụ, ngun tắc hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Vị trị, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của GV TPT Đội.
+ Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh: 7 yêu cầu của người Đội viên, kỹ năng đội viên. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Bồi dưỡng những nội dung theo chuyên đề về Nghiệp vụ công tác Đội và kĩ năng công tác xã hội.
Các chuyên đề cần được bồi dưỡng như: chuyên đề về kĩ năng thực hành Nghi thức Đội, chuyên đề “Kĩ năng tư duy và làm việc nhóm của thiếu nhi”, chuyên đề “Phương pháp hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh”, … Các kĩ năng như: “Kĩ năng truyền tin Morse Semaphore”, kĩ năng tổ chức các ; Các kĩ năng nói - diễn thuyết trước cơng chúng, kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí minh, kĩ năng tổ chức trò chơi, … Việc bồi dưỡng các nội dung của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí minh theo chuyên đề giúp đáp ứng mục tiêu của đổi mới giáo dục là “… chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và xã hội”.
BD thường xuyên theo định kì là loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật những điều chỉnh, sửa đổi trong việc thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng, đáp ứng sự phát triển của xã hội. Chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ GV TPT Đội ngày càng vững về chun mơn, nghiệp vụ và có kĩ năng tốt trong việc tổ chức các hoạt động Đội, thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Bồi dưỡng nâng cao.
Là quá trình bồi dưỡng cho giáo viên TPT Đội đã đạt trình độ đào tạo về kĩ năng và nghiệp vụ cơ bản về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường sư phạm để đạt trình độ cao hơn là trở thành những Huấn luyện viên cấp I thành phố hoặc cấp I Trung ương thông qua các Trại huấn luyện như: Trại huấn luyện Phạm Ngọc Đa (Trại huấn luyện cấp Quốc gia), Trại huấn luyện Kim Đồng (Trại huấn luyện cấp tỉnh/thành phố).
- Tự học, tự bồi dưỡng.
Hình thức tự bồi dưỡng bao gồm: Bồi dưỡng từ xa; Bồi dưỡng trực tuyến; cá thể hóa q trình bồi dưỡng. Trong xã hội học tập, với sự phát triển của khoa học cơng nghệ nói chung và khoa học nói riêng, hình thức này cần được mỗi GV TPT Đội thực hiện, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu khi tham gia các hoạt động của thiếu nhi và địi hỏi của xã hội. Hình thức này chỉ được thực hiện khi mỗi GV TPT Đội tự giác, thấy được vị trí, vai trị quan trọng của tổ chức Đội trong nhà trường và những đòi hỏi về nghiệp vụ của người TPT Đội để tổ chức các hoạt động Đội đạt hiệu quả.
3.3.2.3. Tổ chức thực hiện.
- Một là, phối hợp với các bên liên quan như: Quận Đoàn, PGD&ĐT, Ban giám hiệu các trường Tiểu học, Trung học cơ sở để thống nhất nội dung, kế hoạch khảo sát, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng, nhân lực bồi dưỡng.
+ Tổ chức biên soạn cơng cụ, hình thức khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng GV TPT Đội.
+ Thu thập, phân tích kết quả khảo sát để đánh giá và xác định những nhu cầu bồi dưỡng.
+ Quyết định lập danh mục các chuyên đề bồi dưỡng, trong đó có xếp thứ tự ưu tiên và phân hóa các chuyên đề theo từng đối tượng GV TPT theo các mức độ: chưa có kĩ năng nghiệp vụ TPT Đội, đã có kĩ năng nghiệp hay có kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội tốt, vững vàng.