Phương pháp, kỹ năng của Tổng phụ trách Đội để tổ chức các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 43 - 45)

động Đội đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Thiếu nhi là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Khi các em được tổ chức thành đội ngũ,

trong tổ chức Đội của mình, thì Đội trở thành một lực lượng cách mạng theo tình thần “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, đồng thời Đội là một lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thực tiễn đã cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phụ trách của Đoàn, trong Cách mạng Dân tộc, dân chủ nhân dân, Đội là một thành viên trong Mặt trận Việt Minh. Đội TNTP Hồ Chí Minh và các đội viên cùng cha anh tham gia các phong trào cách mạng, như làm giao liên, vào các đội du kích, tiếp tế lương thực thực phẩm, bảo vệ cán bộ và trực tiếp giết giặc lập cơng. Sự đóng góp của các tập thể Đội và đội viên đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc, bảo vệ toàn vẹn Tổ quốc.

Trong cách mạng XHCN, Đội thực sự là lực lượng giáo dục thiếu nhi, vừa là lực lượng cách mạng quan trọng, đã có những đóng góp khơng nhỏ của mình vào sự ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.

Đặc biệt vai trò của Đội tiếp tục được khẳng định trong quá trình đổi mới của đất nước, bằng những hoạt động thiết thực của mình trong các trường phổ thông, trên địa bàn dân cư như: Phong trào “Áo lụa tặng bà”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Thiếu nhi nghèo vượt khó”, “Tấm áo tặng bạn”, cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”…[18].

Mục tiêu cụ thể của đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông theo Nghị quyết 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng khóa XI đã nêu:

+ Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề ngiệp cho học sinh. Năng lực được hiểu là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ, hứng thú…) nhằm thực hiện cơng việc có hiệu quả.

+ Nâng cao chất lượng GD tồn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành,

Mục tiêu trên so với mục tiêu lâu nay có những điểm mới. Trước hết là việc nhấn mạnh tập trung hình thành “năng lực cơng dân; năng lực thực hành

và vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [13].

Vì vậy, để tổ chức các hoạt động Đội đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tham gia, tìm hiểu, khám phá của đội viên trong nhà trường, người GV TPT Đội phải nâng cao hơn nữa kĩ năng, nghiệp vụ cơng tác Đội của mình. Đồng thời, GV TPT Đội phải biết thiết kế và tổ chức các hoạt động Đội nói chung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói riêng đạt hiệu quả, nhằm hình thành và phát triển năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh như Nghị quyết 29/NQ-TW khóa XI đã nêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 43 - 45)