Cải tiến hình thức, phương pháp bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 100 - 103)

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Trong q trình giáo dục nói chung, q trình bồi dưỡng nói riêng, hình thức tổ chức bồi dưỡng là một thành tố cấu thành q trình đó. Nó có tác dụng phối hợp với các thành tố khác để cùng vận động đạt tới mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng.

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho GV TPT Đội tham gia học tập bồi dưỡng đạt kết quả cao như: thời gian bồi dưỡng hợp lý để tỉ lệ GV TPT Đội được tham gia là cao nhất, hình thức bồi dưỡng hợp lý với từng khóa bồi dưỡng nhằm giúp GV TPT Đội đạt được một cách toàn diện về mọi mặt từ lĩnh vực tri thức, nhận thức đến kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp.

- Dựa vào kết quả phân tích, khảo sát nhu cầu và nội dung của biện pháp 1 và 2 mà ta đã làm ở trên để phân loại các chủ đề, nội dung bồi dưỡng và xác định các phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp tương ứng với từng chủ đề nội dung. Hình thức bồi dưỡng phù hợp là tạo ra những khơng gian, thời gian để ở đó người được bồi dưỡng có điều kiện hợp lý khi kết hợp vận dụng, rèn luyện kĩ năng công tác Đồn - Đội, kết hợp bồi dưỡng tập trung, khơng tập trung, theo khóa học hay cập nhật thơng tin có tính thời sự. Phương pháp bồi dưỡng phù hợp được thể hiện ở kết hợp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, trong đó lấy từ bồi dưỡng là chính, kết hợp lí thuyết và phát triển kĩ năng vận dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động Đội ở nhà trường.

- Lập được ma trận về mối quan hệ giữa chủ đề, nội dung bồi dưỡng với hình thức và biện pháp bồi dưỡng theo bảng sau.

Hình thức BD Chủ đề, nội dung BD Thường xuyên cập nhật thời sự Định kỳ theo tháng (theo quý) Ngoại khóa Tự bồi dưỡng qua tài liệu hoặc trực tuyến Thực hành tại nhà trường 1. Nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh x x 2. Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh x x 3. Kĩ năng xây dựng kế hoạch x 4. Kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động Đội, hoạt động tập thể (Chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ) x

5. Kĩ năng soạn thảo

văn bản x

6. Kĩ năng giao tiếp x

7. Kĩ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

x x

- Tăng cường bồi dưỡng năng lực thực hành trong các lớp bồi dưỡng thơng qua việc thiết kế các tình huống thực tiễn để tổ chức cho học viên vận dụng lý thuyết để giải quyết.

- Tăng cường kết hợp tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tập trung thông qua việc tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng trực tuyến.

3.3.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Phân tích mục tiêu và nội dung các chủ đề nội dung, phân tích những kinh nghiệm về các hình thức bồi dưỡng đã sử dụng từ trước tới nay.

- Tổng kết và đánh giá các hình thức và phương pháp bồi dưỡng GV TPT Đội được sử dụng từ trước tới nay để rút ra những ưu điểm, tiếp tục rút ra những vấn đề không được để cần cải tiến, bổ sung.

- Đề xuất định hướng cải tiến hình thức và phương pháp bồi dưỡng. - Thường xuyên, hoặc định kì mở các lớp bồi dưỡng cho GV TPT Đội cho các đối tượng GV TPT Đội có trình độ khác nhau. Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV TPT Đội lần đầu được phân công làm GV TPT Đội mà không được đào tạo về nội dung công tác Đội trong nhà trường Sư phạm, hoặc chưa tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cơng tác Đội lần nào. Mặt khác, cần có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV TPT Đội vào những thời gian cố định (theo định kì đã quy định) để GV TPT Đội báo cáo cấp ủy, tạo điệu kiện về thời gian, kinh phí và n tâm trong q trình tham gia hoạt động bồi dưỡng.

- Tổ chức các buổi họp giao ban hàng tháng chung toàn quận, trao đổi, tọa đàm trong đội ngũ GV TPT Đội, khuyến khích họ tự bồi dưỡng. Hơn ai hết, mỗi GV TPT Đội biết được mặt mạnh, mạnh yếu của bản thâm, trên cơ sở đó tự đáng giá xem mình thiếu gì, cần bổ sung kỹ năng, kiến thức gì để đề ra kế hoạch tự bồi dưỡng, chủ động nâng cao trình độ chun mơn và năng lực tham gia công tác Đội và phong trào thiếu nhi phù hợp với yêu cầu của công việc.

- Đánh giá thực trạng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực cơng tác của GV TPT Đội. Từ đó phân tích những mặt mạnh, mặt yếu để phân loại GV TPT Đội, phân định đối tượng cần bồi dưỡng nghiệp vụ hay bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng hoạt động xã hội, các kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà

- Tăng cường bồi dưỡng năng lực thực hành trong các lớp bồi dưỡng. Đối với hình thức bồi dưỡng tập trung: cần tăng cường các đợt bồi dưỡng về thực hành nghi thức Đội, 7 yêu cầu của người đội viên, mật thư, dấu đường…, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa định kì về kĩ năng nghiệp vụ của GV TPT Đội trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức kết hợp tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tập trung: hình thức này dựa trên cơ sở GV TPT Đội tự nghiên cứu, học tập theo tài liệu đã được cung cấp từ trước, sau đó phịng GD&ĐT sắp xếp thời gian tập trung bồi dưỡng theo định kì để giải đáp những thắc mắc về những vấn đề đã được nghiên cứu và học tập bồi dưỡng tiếp theo. - Dự kiến các nguồn lực tham gia thực hiện quá trình cải tiến hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV TPT Đội. Các nguồn lực này có thể bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, ban tổ chức các lớp học bồi dưỡng, phân định chức năng của các Phịng, Ban chun mơn, Phịng chức năng trong việc hỗ trợ PGD&ĐT chuẩn bị các nội dung bồi dưỡng GV TPT Đội với những chuyên đề khác nhau, trình độ khác nhau của giáo viên TPT Đội.

- Kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác Đội và nâng cao trình độ chun mơn cho GV TPT Đội. Kiểm tra quá trình tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ, trình độ chun mơn cho GV TPT Đội, thu thập số liệu và thực hiện so sánh kết quả với mục tiêu đã đề ra ban đầu, từ đó xác định cụ thể hình thức nào đã thực hiện tốt, hình thức nào chưa tốt, cịn bị hạn chế để từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung và cải tiến các hình thức tổ chức bồi dưỡng GV TPT Đội cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 100 - 103)