Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 45 - 89)

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐ TNST) là hoạt động GD, trong đó, từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như trong môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình [14].

1.4.4.1. Cách tổ chức một số hình thức HĐ TNST

Có nhiều hình thức khác nhau để tổ chức HĐ TNST như: câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, hội thi/cuộc thi, tham quan du lịch, sân khấu hóa, … với các nội dung hoạt động trải nhiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: GD đạo đức, GD trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, GD giá trị sống, giáo dục thẩm mỹ, GD thể chất, giáo dục lao động, GD an tồn giao thơng, GD mơi trường, GD phòng chống ma túy HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, GD các phẩm chất người lao động… Các hoạt động trên đều có thể tổ chức cho đối tượng là các em học sinh trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi

hơn. Tùy vào đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của mỗi hoạt động mà có cách tổ chức phù hợp, đạt hiệu quả.

Sau đây là cách tổ chức một số hình thức HĐ TNST.

* Câu lạc bộ:

- Đặc điểm:

Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sơ thích, nhu cầu, năng khiếu, … dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường gia lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của các em [14].

- Có các loại CLB, đó là: CLB văn hóa nghệ thuật; CLB thể dục thể thao;

CLB học thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian...

- Các nguyên tắc tổ chức CLB: Khi lựa chọn các thành viên tham gia CLB

cũng như khi tổ chức các buổi sinh hoạt CLB cần đảm bảo các nguyên tắc sau: + Tham gia trên tinh thần tự nguyện,

+ Không phân biệt đối xử, + Đảm bảo sự cơng bằng, + Phát huy tính sáng tạo,

+ Tơn trọng ý kiến và nhân cách HS, + Bình đẳng giới,

+ Đảm bảo quyền trẻ em,

+ HS là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB [14]. - Quy trình tổ chức CLB

Để tổ chức và duy trì hoạt động của CLB, cần tổ chức theo quy trình sau:

Bƣớc 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng học sinh, căn cứ mục tiêu kế hoạch

Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình

thức tổ chức. Bước này có thể do nhà giáo dục, cũng có thể giao quyền tự chủ cho học sinh tự xây dựng.

Bƣớc 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc

hoạt động, thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.

Bƣớc 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, cơng

việc, có kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi.

Bƣớc 5: Nếu là những CLB dài hạn, cần có kế hoạch nhận xét, đánh giá,

bầu lại Ban quản lý hoặc chủ nhiệm CLB theo định kỳ (nên 1 năm/ một lần). Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều CLB khác nhau cho các nhóm học sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi CLB để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao.

* Hội thi/cuộc thi

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lơi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc học tập, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức HĐ TNST.

Với mục đích nhằm lơi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong q trình nhận thức; Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi tìm viết, thi tìm hiểu, thi tiểu phẩm, thi thời trang … có nội dung GD về một chủ đề nào đó.

Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi/cuộc thi phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.

Khi tổ chức hội thi/cuộc thi nên tổ chức với các hình thức tổ chức khác (như văn nghệ, trò chơi, vẽ tranh,…) để cuộc thi/hội thi phong phú, sáng tạo, thu hút được nhiều học sinh tham gia [14].

1.4.4.2. Các bước thiết kế các HĐ TNST cho đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Để thiết kế các HĐ TNST cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐ TNST, bao gồm một số việc:

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành.

Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kết hạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phịng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS.

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động.

Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, ta ra trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,

- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động. - Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.

Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mưc độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)

- Những kĩ năng nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động?

Bước 4: Xác định nội dung và phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức

hoạt động

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một số hình thức nào đó là chủ đạo, cịn các hình thức khác phụ trợ.

Bước 5: Lập kế hoạch

Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn hy vọng, mặc dù có tính tốn, nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch.

- Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, khơng gian… cần cho việc hồn thành các mục tiêu.

- Tính cân đối của kế hoạch địi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện các mục tiêu. Nó cũng khơng cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người GV phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể

có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính tốn tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục theo một phương án tối ưu.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bước này cần phải xác định: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?

- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? - Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. - Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.

Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế kế hoạch trên các cột. Ví dụ: TT Nội dung, tiến trình Thời gian, thời hạn Lực lượng tham gia Người chịu trách nhiệm chính Phương tiện thực hiện, chi phí Địa điểm, hình thức Yêu cầu cần đạt (hoặc sản phẩm) Ghi chú 1 …….. ……. …… …….. …….. …… …… …...

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chƣơng trình hoạt động

- Rà sốt, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.

Cuối cùng hồn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.

Tiểu kết chƣơng 1

GV TPT Đội là cán bộ Đoàn, là nhà giáo dục đồng thời là người anh, chị, người bạn thân thiết của các em thiếu nhi. Là người có vị trí, vai trị và nhiệm vụ vơ cùng quan trọng quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức Đội nói riêng và các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung. Người GV TPT Đội phải là người có trình độ, năng lực tổ chức lãnh đạo giỏi, phải có trình độ chun mơn, phải có phương pháp công tác khoa học và nghệ thuật để tiếp cận với đối tượng và động viên các lực lượng khác tham gia vào việc chăm sóc và giáo dục các em. Người GV TPT Đội cịn là nhân vật trung tâm của cơng tác Đội trong và ngoài nhà trường, người TPT Đội như chiếc cầu nối giữa Đoàn với Đội, giữa nhà trường, các thầy cô giáo với các em, giữa nhà trường với xã hội. Vì thế, người TPT Đội có một vị trí quan trọng trong cả 3 khâu của q trình giáo dục đó là dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động Đội đạt hiệu quả, không chỉ xuất phát từ những gì họ có về nghiệp vụ cơng tác Đội mà bên cạnh đó địi hỏi người GV TPT Đội phải được trau dồi và cập nhật những tiến bộ của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội nói chung, sự đổi mới trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Chính bởi lẽ đó, người TPT Đội phải thường xuyên được quan tâm đúng mức, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV nói chung và GV TPT Đội nói riêng. Các cấp lãnh đạo, cấp quản lý cần làm tốt công tác quản lý HĐBD GV TPT Đội, chắc chắn chất lượng GV TPT Đội sẽ được nâng cao.

Với đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, là cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng GV TPT Đội làm căn cứ cho việc đề ra một số biện pháp quản vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng GV TPT Đội các trường TH, THCS của PGD&ĐT quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu ĐMGD hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI QUẬN LÊ CHÂN,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng

2.1.1. Vị trí địa lí

Bản đồ Quận Lê Chân

Quận Lê Chân, vùng đất gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của Nữ anh hùng dân tộc Lê Chân - Người con gái nổi danh tài sắc. Là một trong các quận nội thành của thành phố Hải Phịng với vị trí phía Đơng tiếp giáp quận Ngô Quyền và một phần quận Dương Kinh; phía Tây tiếp giáp với quận Kiến An, huyện An Dương; phía Nam tiếp giáp với huyện Kiến Thụy và phía Bắc tiếp giáp với quận Hồng Bàng. Cùng với hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền, Lê Chân là một trong ba quận trung tâm của thành phố, có hệ thống giao thơng thuận lợi, nhiều tuyến đường hiện đại nối với khu phố cổ và quần thể di

Hiện nay, quận có 15 phường, diện tích là 12,5 km2

với dân số gần 24 vạn người, là quận có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, là "cái nơi" của thành phố, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Những năm qua, kinh tế của quận phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Quận được coi là "hình ảnh thu nhỏ" của thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế hàng hóa, trong q trình đổi mới và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng của Trung ương, thành phố và quận với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn lực lao động công nghiệp. Nguồn lực này kế tiếp nhau qua các thế hệ và được đào tạo, tôi luyện qua thực tiễn sản xuất trong suốt hơn 45 năm qua.

Cũng như hầu hết các quận khác của thành phố Hải Phòng, vấn đề lao động và việc làm vẫn luôn là một áp lực lớn đối với các nhà quản lý của quận. Trên địa bàn quận hiện vẫn cịn gần 1500 lao động nơng nghiệp và có khoảng hơn 2000 lao động chưa có việc làm, chiếm khoảng gần 4% số lao động trong độ tuổi. Trong điều kiện đất đai ngày càng bị thu hẹp do đơ thị hóa tăng nhanh, ngành nghề chưa phát triển mạnh, lao động chưa được đào tạo nên sức ép về lao động và việc làm cũng sẽ tăng lên.

Cơ sở hạ tầng của quận được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt, nhiều cơng trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc được triển khai xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đi vào hoạt động, như tuyến đường mới Hoàng Minh Thảo, dự án Hồ Sen - Cầu Rào II…, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Theo tính tốn của cục thống kê Hải Phòng, tỷ lệ người dân được ở trong các nhà kiên cố hoặc bán kiên cố là 95,5%. An ninh chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 45 - 89)