Lí luận về giáo viên Tổng phụ trách Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 36 - 41)

TPT Đội là người phụ trách tổ chức, hướng dẫn một Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng công tác Đội trong nhà trường, có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong công tác GD của nhà trường phổ thông.

1.3.2.1. Đối tượng, tiêu chuẩn giáo viên TPT Đội

Giáo viên các trường có tuổi từ 18 đến 35 đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội trong các trường phổ thơng.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu (nếu còn trong độ tuổi phát triển đồn viên thì phải là đồn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

+ Có nhiệt tình và năng khiếu về tổ chức hoạt động xã hội, hiểu biết về đồn đội, có đủ sức khoẻ... biết vận động học sinh, các lực lượng xã hội và mọi người tham gia cơng tác Đội.

+ Có bằng tốt nghiệp sư phạm (trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm).

Riêng các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, vùng xa xơi hẻo lánh thì u cầu có bằng tốt nghiệp sư phạm (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo).

+ Đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về cơng tác Đồn - Đội [19].

1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên TPT Đội quy định trong Điều lệ nhà trường TH, THCS

Mỗi trường tiểu học có một giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh (Sau đây gọi là giáo

viên tổng phụ trách Đội). Giáo viên tổng phụ trách Đội có thể là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [11].

Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đội ở nhà trường và phối hợp hoạt động với địa phương [11].

* Chức năng của tổng phụ trách Đội: Trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở, TPT Đội có 3 chức năng chủ yếu:

+ Một là: Tổ chức quản lý và điều hành công tác Đội trong phạm vi nhà trường. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của giáo viên TPT Đôi.

thiết kế và thi công các mặt hoạt động của Đội trong nhà trường, tham gia các hoạt động chung của Đội trên địa bàn.

+ Hai là: Tham mưu, tư vấn về công tác Đội, giáo viên TPT Đội thường

xuyên tham gia cho các chủ thể giáo dục trong nhà trường, trước hết là Hội đồng trường, chi bộ Đảng, chi đoàn giáo viên, cho Hội đồng Đội cơ sở về những vấn đề liên quan đến công tác Đội, từ tổ chức bộ máy đến các hoạt động Đội, phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương, của mỗi trường.

+ Ba là: Vận động và phối hợp các lực lượng GD trong công tác Đội.

Các lực lượng đó là các tập thể chuyên môn trong nhà trường, các thầy cô giáo trong Hội đồng giáo viên, Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng dân cư nơi trường đóng, các cơ quan, đồn thể ngồi nhà trường, nói chung là tận dụng sức mạnh tổng hợp của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành công tác Đội [21].

* Các nhiệm vụ cơ bản, cụ thể của TPT Đội:

Một là: Xây dựng đội ngũ phụ trách Chi đội và phụ trách nhi đồng, xây dựng các chi đội mạnh và sao nhi đồng tự quản. Xây dựng và kiện toàn các Ban Chỉ huy liên đội, chi đội, các nhóm nịng cốt có khả năng điều hành các hoạt động Đội.

Để đạt tới mục tiêu trên, TPT Đội cần phải áp dụng một số biện pháp sau: + Lựa chọn đề xuất với Hội đồng trường, với Chi ủy xây dựng phụ trách chi đội, phụ trách nhi đồng, đảm bảo phối hợp đồng bộ có hiệu quả giữa cơng tác chủ nhiệm với cơng tác phụ trách Đội, phụ trách nhi đồng.

+ Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kĩ năng công tác thiếu nhi, nghiệp vụ xây dựng Đội và phương pháp công tác Đội cho đội ngũ phụ trách chi đội, phụ trách nhi đồng.

+ Hướng dẫn các em lựa chọn các thành viên trong Ban Chỉ huy liên đội và chi đội. Thăm dò, phát hiện những đội viên thực sự có tín nhiệm trong liên, chi đội; quan sát, theo dõi, lắng nghe dư luận tập thể (HS và GV); hướng dẫn

các em tự bầu chọn trên cơ sở những tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất và điều kiện cần thiết.

+ Thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện chỉ huy Đội.

Hai là: Tổ chức chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy thực sự vai trò tự quản của đội viên. Nhiệm vụ này thể hiện ở các mặt sau:

- Thiết kế nội dung chương trình, lập kế hoạch. Việc làm này cần đảm bảo yêu cầu về: tính khoa học; tính thực tiễn; tính khả thi và tính quần chúng.

- Các bước tiến hành việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động bào gồm: Điều tra cơ bản (thu tập thơng tin, phân tích, tổng hợp, xử lí thơng tin); xây dựng chương trình, kế hoạch; tuyên truyền phổ biến kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện.

- Tổng kết, biểu dương, khen thưởng, rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo.

Ba là: Tham mưu với chi bộ, lãnh đạo Hội đồng trường đưa chương trình

cơng tác Đội thành một phần hữu cơ trong kế hoạch tổng thể của nhà trường.

- Định kì (hàng tuần, hàng tháng) báo cáo với Chi ủy, Hội đồng nhà trường xin ý kiến chỉ đạo.

- Ký kết các văn bản liên tịch với các lực lượng GD khác (Hội đồng GV, Hội cha mẹ HS) về hoạch hoạt động chung, có phân cơng trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa phối hợp các lực lượng. Qua đó làm tốt cơng tác Đội và tiến tới xã hội hóa cơng tác thiếu nhi [21].

1.3.2.3. Những phẩm chất, năng lực cơ bản của người giáo viên Tổng phụ trách Đội trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, người GV TPT Đội cần có những phẩm chất và năng lực sau:

+ Một là, GVTPT Đội phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt.

Đây là phẩm chất cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ q trình cơng tác, nhiệm vụ học tập, rèn luyện và phấn đấu của họ. Bởi lẽ, Đội là một tổ chức chính trị - xã hội của các em, một “thế giới cách mạng” của Đảng. Vì vậy, u cầu về phẩm chất chính trị và đạo đức là cơ sở, nền tảng đảm bảo để người phụ trách Đội hoàn thành tốt vai trị, nhiệm vụ của mình.

+ Hai là, Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải có lịng u trẻ và thích làm việc với trẻ.

Đây là phẩm chất nghề nghiệp của người phụ trách Đội. Yêu trẻ, thích làm việc với trẻ, nghĩa là cùng hòa nhập, cùng vui chơi, cùng sinh hoạt được với các em. Biết tôn trọng và tin tưởng các em, biết đề cao vai trò và động viên các em khi làm việc tốt. Người GV TPT Đội phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc thực sự đến những em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em thiệt thịi khơng nơi nương tựa.

Từ những tình cảm đó, sẽ tạo cho các em một niềm tin để lớn lên, để học làm người. Những mẫu hình các anh chị phụ trách được các em yêu mến, quý trọng và làm theo sẽ có tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc, giúp các em học sinh một lối sống có mục đích, có lí tưởng, có trách nhiệm và hợp tác để làm những việc có ích cho tập thể, cho xã hội. Đây là một nét đặc trưng vô cùng quan trọng của người phụ trách Đội.

Ba là, Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải có lịng nhiệt tình, sự say mê

với cơng tác Đội và cơng tác xã hội.

Lịng say mê nhiệt tình của người giáo viên - Tổng phụ trách Đội sẽ giúp họ là việc có hiệu quả cao. Từ sự say mê, nhiệt tình đó sẽ kích thích người GV TPT Đội đi sâu vào tìm tịi, nghiên cứu, gắn bó mật thiết với các em, với cơng việc hàng ngày dẫn tới yêu nghề, mà khoảng cách từ yêu nghề đến sáng tạo là rất gần. Đặc biệt đối với người phụ trách Đội, công tác thiếu nhi ln địi hỏi phải có những sáng tạo, đổi mới, sáng tạo ra những nội dung, hình thức, phương pháp mới, tìm tịi, học hỏi, vận dụng cách làm mới, phát hiện

Bốn là, Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải có trình độ và kiến thức về

khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn.

GV TPT Đội nếu chỉ có lịng nhiệt tình, u trẻ thì chưa đủ mà cịn rất cần có những kiến thức về: Tâm lí học, Giáo dục học, Xã hội học, Khoa học quản lí… Những thang bậc kiến thức đó là cơ sở khoa học chắc chắn và lâu dài giúp người phụ trách đi sâu vào thế giới nội tâm của trẻ để hướng các em suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn. Ngoài ra, họ cần được trang bị một cách hệ thống những quan điểm, phương pháp luận khao học trong việc giáo dục thiếu nhi, đó là quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể.

Năm là, Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải có trình độ, kĩ năng, nghiệp

vụ cơng tác Đội thành thạo.

Thiếu nhi là một đối tượng đặc thù (về độ tuổi, về đặc điểm tâm sinh lí…) cho nên các em có cách nói, cách nghĩ, cách chơi riêng. “Tay nghề” của người GV TPT Đội vững vàng giúp họ hiểu sâu sắc và tiếp cận một cách nhanh chóng với các hoạt động cụ thể của các em.

Ví dụ: GV TPT Đội nếu có khả năng thể hiện thành thục các kĩ năng múa, hát, vui chơi, đánh trống, tổ chức các hoạt động thì sẽ hỗ trợ họ một cách hiệu quả các thao tác sư phạm trong việc thực hiện các thao tác sư phạm như: thiết kế, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động GD của Đội.

Mặt khác, Đội là tổ chức chính trị - xã hội của thiếu nhi, mang tính độc lập tương đối. Đội có Điều lệ, nghi thức và chương trình rèn luyện đội viên riêng. Vì vậy, người giáo viên - Tổng phụ trách Đội nhất thiết phải am hiểu và tình thơng nghiệp vụ cơng tác Đội để hướng dẫn và giúp đỡ các em [22].

1.4. Nội dung hoạt động bồi dƣỡng giáo viên TPT Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tổng phụ trách đội của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 36 - 41)