Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội thị xã Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 47 - 49)

1.3.1 .Trung tâm GDTX và yêu cầu GDHN cho học viên

2.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội thị xã Sơn

2.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của thủ đơ Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thơng thuỷ, bộ nối với trung tâm thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sơng Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa có giá trị cao.

Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập với thủ đô Hà Nội, thị xã Sơn Tây vẫn giữ được những nét truyền thống văn hóa đặc trưng, là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử,vùng đất Xứ Đoài ngàn năm văn hiến, có q trình hình thành và phát triển lâu đời, được mệnh danh là vùng đất địa linh, nhân kiệt, là điểm đến của nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Thị xã khơng có các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp lớn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch không đáng kể: công nghiệp – xây dựng chiếm 48%; các ngành dịch vụ chiếm 44,2%; nông- lâm nghiệp, thủy sản chiếm 7,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm (1.400$/năm) [Theo BC của thị ủy Sơn Tây năm 2012]. Nền kinh tế của thị xã chủ yếu dựa vào kinh tế tư nhân, sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, nhu cầu sử dụng lao động không cao, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của các ngành trồng trọt - chăn nuôi, sản xuất thủ công mỹ nghệ; du lịch - dịch vụ.

Đây là nhiệm vụ mà các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã cần quan tâm, xây dựng phát triển cơ cấu kinh tế, khai thác điều kiện sẵn có ở các làng nghề truyền thống, các khu có tiềm năng du lịch, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Hàng năm, tổng số học sinh vào học các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn từ 1600 – 1800, số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT khoảng 1500 – 1700 em. Số học sinh của thị xã thi đỗ vào các trường ĐH-CĐ hàng năm chiếm khoảng 45%, đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chun mơn nhưng ít có cơ hội được về làm việc tại địa phương. Số còn lại khoảng hơn 800 em sẽ đi học TCCN hoặc bước vào cuộc sống lao động, đây là đối tượng cần được quan tâm hướng nghiệp, dạy nghề để các em có nhận thức nghề nghiệp và tham gia vào các loại hình lao động tại địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề cần được quan tâm đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: thương mại, du lịch - dịch vụ, xây dựng và công nghiệp, sản xuất thủ công mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi, …Tuy nhiên, do tâm lý nhận thức của nhiều tầng lớp nhân dân chỉ mong muốn con em thi đỗ vào các trường ĐH-CĐ, không muốn con em vào học tại các trường TCCN hoặc học nghề dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực địa phương vừa thiếu, vừa yếu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội địa phương. Đây là một rào cản rất lớn trong công tác GDHN cho học sinh, muốn làm thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh đòi hỏi các cấp, các ngành đều phải vào cuộc, xây dựng, điều chỉnh cơ chế, chính sách trong giáo dục và đào tạo, sớm tổ chức phân luồng học sinh nhằm định hướng cho phụ huynh và học sinh chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động hướng nghiệp - học nghề. Có chế độ hỗ trợ cho đối tượng học sinh vừa tham gia học văn hóa, vừa tham gia học nghề; tổ chức giới thiệu việc làm cho các em sau khi hồn thành chương trình của khóa đào tạo nghề, đảm bảo cho các em có thu nhập ổn định cuộc sống từ đó sẽ thu hút được sự quan tâm của phụ huynh và học sinh trong công tác đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 47 - 49)