Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 55 - 60)

1.3.1 .Trung tâm GDTX và yêu cầu GDHN cho học viên

2.3. Thực trạng hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây

2.3.3. Kết quả khảo sát

2.3.3.1. Các nội dung GDHN đã triển khai

Trong 5 năm vừa qua, trung tâm GDTX Sơn Tây đã triển khai nhiệm vụ GDHN cho học viên theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi CB,GV,NV và học viên đều nhận thức rõ về ý nghĩa của công tác GDHN trong nhà trường.

Học viên tại trung tâm GDTX Sơn Tây được học chương trình BTTHPT gồm 7 mơn văn hóa bắt buộc theo chương trình cơ bản với thời lượng chương trình rất ngắn gọn từ 14 – 16 tiết/tuần nên có nhiều thời gian để học sinh tham gia các hoạt động GDHN.

Lớp HK Tốn Hóa Sinh Văn Sử Địa Số tiết/ tuần 10 I 3 2 2 1 3 2 1 14 II 4 2 2 1 3 1 2 15 11 I 4 2 2 2 3 2 1 16 II 4 2 2 1 4 1 1 15 12 I 4 2 2 1 3 2 2 16 II 4 2 2 2 3 1 1 15

Hàng năm, học sinh đều được tham gia học nghề phổ thơng theo chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT

ngày 05/5/2006 của Bộ GD-ĐT). Mục tiêu của sự kết hợp đồng thời giữa dạy

kiến thức văn hóa và hoạt động GDHN sẽ giúp HS có thêm những kiến thức, kỹ năng, sau khi các em ra trường có thể tìm được việc làm phù hợp với năng lực của bản thân, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.

Thực tế cho thấy, hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông trong nhà trường chưa phát huy hết ý nghĩa, giá trị của việc học nghề, mới chỉ phát huy lợi thế cho các em được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp, vì vậy, chưa tạo động cơ tốt cho các em khi tham gia học nghề. Hàng tháng, trung tâm đã tổ chức cho học viên tham gia các chương trình hướng nghiệp như: mời các đơn vị đào tạo nghề tổ chức hoạt động giao lưu, giới thiệu chương trình đào tạo nghề của hệ TCCN, TCN; tổ chức cho học viên tham quan các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đoàn thanh niên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học viên tìm hiểu về các ngành nghề hiện nay trong xã hội có sự tham gia của cán bộ tư vấn các đơn vị đào tạo nghề, tổ hướng nghiệp tổ chức các chương trình hướng nghiệp cụ thể về từng lĩnh vực đào tạo: CNTT, Du lịch – Dịch vụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, kỹ thuật chăn nuôi gia súc - gia cầm, sinh vật cảnh, …nhờ sự hợp tác của các chuyên gia CNTT, cán bộ các công ty lữ hành, nghệ nhân và các nhà nông thành đạt ở địa phương. Qua các hoạt động này, học viên được trao đổi trực tiếp với những người có nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Đây là cơ sở để tạo niềm tin cho các em khi tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp. Do đặc điểm kinh tế của thị xã chậm phát triển nên ảnh hướng không nhỏ đến kết quả công tác GDHN cho học viên.

Việc phân luồng học sinh THCS và THPT tạo nền tảng quan trọng cho

việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu phát triển KTXH của đất nước và địa phương hầu như chưa được đáp ứng. Hiện nay, nhiều học

viên và phụ huynh không đánh giá đúng năng lực bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình, theo đuổi nghề nghiệp theo phong trào, nhiều em động cơ tham gia các lớp học nghề bị lệch lạc, tư tưởng nhận thức về học nghề bị méo mó. Trong khi đó, cơng tác đào tạo nghề nói chung chưa được quan tâm đúng mức, thông tin về thị trường lao động ở nước ta còn nghèo nàn, kinh tế phát triển không ổn định dẫn đến thiếu việc làm đồng thời thiếu người lao động có tay nghề cao. Đáng chú ý, công tác GDHN trong nhà trường phổ thông hiện nay cịn mang tính hình thức, thiếu đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác GDHN, tâm lý sử dụng lao động hiện nay còn gây trở ngại cho việc phân luồng học sinh. Bên cạnh đó, quy mơ và điều kiện của các cơ sở dạy nghề, TCCN chưa đáp ứng được chủ trương phân luồng. Chương trình đào tạo của các trường TCCN, TCN cịn lạc hậu và có khoảng cách xa so với thế giới nên chưa thu hút được thanh niên tham gia vào q trình đào tạo. Tuy nhiên, để có lực lượng lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì Nhà nước phải có chính sách thu hút và hỗ trợ người học, tạo việc làm sau khi họ hồn thành chương trình đào tạo, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với trình độ và năng lực của người lao động. Đây là một việc khó làm và chưa làm được một cách rộng rãi nên đã hạn chế nhu cầu học nghề của thanh niên.

2.3.3.2. Kết quả giáo dục hướng nghiệp

Công tác giáo dục hướng nghiệp luôn được lãnh đạo trung tâm quan tâm chỉ đạo, nội dung GDHN được xây dựng trong kế hoạch từng năm học, được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chuyên môn của đơn vị.

Do đối tượng học viên tại trung tâm GDTX Sơn Tây có trình độ nhận thức khơng cao, ý thức và thái độ học tập chưa tốt nên gặp rất nhiều khó khăn để có thể dự thi ĐH-CĐ. Một số ít các em có ưu thế hơn cũng cần được tư vấn lựa chọn dự thi các trường, các ngành phù hợp với khả năng mới có thể đỗ

ĐH-CĐ, số còn lại sẽ bước vào cuộc sống lao động nên rất cần được nâng cao nhận thức về GDHN-DN.

Trong chương trình giảng dạy, ngồi nhiệm vụ liên hệ thực tế ở các môn học của các giáo viên bộ mơn, trung tâm cịn tổ chức nhiều chuyên đề GDHN cho học viên để giúp các em có hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội, nâng cao nhận thức nghề nghiệp, định hướng cho các em vào những ngành, nghề mà bản thân các em có nguyện vọng, sở thích. Ngồi ra, theo chương trình của Bộ GD-ĐT, đối với học viên lớp 11 được học chương trình nghề hướng nghiệp với thời lượng 105 tiết với nhiều nghề khác nhau, khi lên lớp 12 các em sẽ được dự thi và cấp chứng chỉ. Nếu các em được cấp chứng chỉ sẽ được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp.

Do nhận thức của giáo viên, các tầng lớp nhân dân và học viên còn hạn chế nên chưa hiểu hết ý nghĩa của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thơng dẫn đến tình trạng dạy, học và thi cịn mang nặng tính hình thức. Động cơ của học viên tham gia học nghề hướng nghiệp theo chương trình của Bộ GD-ĐT là để có chứng chỉ nghề, để được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, cơng tác hướng nghiệp và dạy nghề trong Trung tâm chưa phát huy hết giá trị của GDHN, nên hoạt động này chưa đem lại hiệu quả thiết thực.

Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, trung tâm GDTX Sơn Tây đã tổ chức hoạt động GDHN-DN, phối hợp với một số trường dạy nghề để tổ chức dạy nghề cho học viên. Căn cứ đặc điểm nền kinh tế của địa phương, trung tâm và các đơn vị liên kết đã lựa chọn một số ngành nghề hệ TCCN như:

Công nghệ thông tin, sửa chữa ô tô.... Ban đầu số học viên đăng ký học tương

đối đông, khoảng 30 em/lớp. Tuy nhiên, trong quá trình học, do các em chưa sẵn sàng học nghề, nội dung chương trình và cách truyền tải của giáo viên chưa phù hợp nên các em dần dần bỏ, không theo học. Sự thất bại này do rất nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, do cơ chế, chính sách của Nhà nước chậm đổi mới về phân luồng học sinh, thiếu chủ chương đào tạo lực lượng lao động có tay nghề phục vụ phát triển KTXH.

Thứ hai, do tư duy nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa coi trọng việc học nghề của thanh niên, thanh niên khơng có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về việc học nghề, theo trào lưu của xã hội học đại học vẫn thất nghiệp thì khơng cần học gì nữa. Đây là một rào cản rất lớn trong công tác GDHN-DN.

Thứ ba, công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chưa được quan tâm, điều kiện KT-XH ở địa phương chậm phát triển nên khơng kích thích được người học cần học nghề gì đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Vì vậy, người lao động sau khi đã được đào tạo vẫn phải làm trái ngành, trái nghề, dẫn đến gây lãng phí thời gian và tài chính của gia đình và bản thân người học.

Thứ tư, công tác GDHN-DN ở trung tâm GDTX Sơn Tây chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động GDHN chưa được tổ chức thường xuyên, nội dung tuyên truyền giáo dục cịn hình thức, chưa đi sâu vào những vấn đề mà thanh niên quan tâm. Công tác giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn do địi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể ở địa phương: Thị đồn, Phịng lao động TBXH, và các đối tác liên quan.

Bảng 2.3. Số lượng HV tham dự các chuyên đề GDHN, học nghề và tốt nghiệp

Năm học Số lượng 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 chuyên đề 2 4 5 7 9 Trung bình HV tham gia/CĐ 55 136 194 265 320 HV học nghề 32 84 92 128 286 HV tốt nghiệp 0 0 0 22 0

Biểu đồ 2.3. Mô tả số lượng chuyên đề, số HV tham dự GDHN, số HV tham gia học nghề và số HV tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 55 - 60)