Tổ chức cho học viên tự đánh giá năng lực, sở trường, tự quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 92 - 94)

3.2 .Các biện pháp quản lý cụ thể

3.2.8.Tổ chức cho học viên tự đánh giá năng lực, sở trường, tự quyết

tương lai nghề nghiệp cho bản thân

 Mục đích:

Thu thập thông tin từ người học để có cơ sở xây dựng kế hoạch, nội

dung, phương thức tổ chức hoạt động GDHN một cách hiệu quả nhất. Căn cứ kết quả học tập các mơn văn hóa học viên sẽ đánh giá được năng lực của bản thân để quyết định tương lai nghề nghiệp. Căn cứ vào thái độ tham gia các hoạt động GDHN nhà quản lý có thể đánh giá được ý thức nghề nghiệp của học viên.

 Nội dung:

- Trong công tác chuyên môn, tổ chức kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập và rèn luyện các mơn văn hóa của học viên trong chương trình BTTHPT.

- Tổ chức hướng nghiệp cho học viên tìm hiểu về các ngành, nghề được đào tạo ở các trường ĐH – CĐ, điểm đầu vào lấy cao hay thấp; các trường TCCN, TCN tuyển sinh theo hình thức nào, dựa vào những tiêu chí gì để tự các em so sánh, đối chiếu với khả năng của bản thân để có quyết định phù hợp.

- Tổ chức hoạt động tham quan các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, đặc biệt là các làng nghề truyền thống giúp học viên được tận mắt chứng kiến các thao tác tiến hành bước làm ra sản phẩm, thậm chí các em có thể được tham gia làm thử, trao đổi trực tiếp với nhà sản xuất để biết được quy trình từ đó sẽ hình thành tư duy nghề nghiệp cho các em.

 Cách thực hiện:

- Ngay từ đầu khóa học, trung tâm cần tiến hành công tác khảo sát thái độ, ý thức nghề nghiệp của học sinh cũng như thái độ của phụ huynh học sinh về công tác hướng nghiệp – dạy nghề qua hệ thống phiếu hỏi. Căn cứ kết quả

thống kê phiếu hỏi, bộ phận CB,GV,NV làm cơng tác hướng nghiệp phân tích nhu cầu của học viên để xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác GDHN trong tồn khóa học, phân loại đối tượng học viên theo sở thích, năng lực, tư vấn để các em tự nguyện lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân và nguyện vọng của gia đình. Nếu làm tốt vấn đề này thì cơng tác GDHN – DN mới có thể thực hiện được.

- Trong quá trình các em học văn hóa rất cần có sự đan xen các hoạt động ngoại khóa để giảm bớt căng thẳng trong học tập, tạo điều kiện để các em được trao đổi những suy nghĩ của cá nhân, của nhóm, những tâm tư, nguyện vọng của các em về công tác hướng nghiệp - dạy nghề.

- Ngoài việc tổ chức cho các em thăm quan thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, trung tâm cần tổ chức các chương trình ngoại khóa, thi tìm hiểu lịch sử các ngành, nghề truyền thống ở địa phương. Khi các em có đầy đủ hiểu biết về các nghề được giới thiệu, tìm hiểu sẽ giúp các em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, các em sẽ tự quyết định cho mình một số nghề để bước vào cuộc sống. Khi đó, các em rất cần được động viên, củng cố niềm tin bằng việc được trải nghiệm số công đoạn trong nghề mà mình sẽ thực hiện trong tương lai.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để học viên bộc lộ những suy nghĩ, bày tỏ nguyện vọng việc làm trong tương lai.

 Điều kiện thực hiện:

- Giữa cán bộ, giáo viên làm cơng tác GDHN phải có sự gần gũi, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học viên để giúp các em mạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ của mình về năng lực, sở trường, thiên hướng nghề nghiệp, dự định tương lai, … từ đó mới có cơ sở để tư vấn cho các em thực hiện mục tiêu chung về GDHN.

- Giữa trung tâm GDTX và các đơn vị đào tạo nghề cần có mối quan hệ chặt chẽ trong việc tạo cơ hội việc làm cho các em sau khi hồn thành khóa

đào tạo. Đây là điều kiện quan trọng tạo niềm tin vững chắc cho các em bước vào cuộc sống lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 92 - 94)