Nâng cao hiệu lực quản lý của Giám đốc trung tâm GDTX về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 82 - 84)

3.2 .Các biện pháp quản lý cụ thể

3.2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý của Giám đốc trung tâm GDTX về

tác GDHN cho học viên

 Mục đích:

Để làm tốt công tác GDHN tại trung tâm GDTX đòi hỏi người làm

chức năng quản lý để đưa hoạt động GDHN trở thành nhiệm vụ thường xuyên, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng người học tại trung tâm GDTX.

 Nội dung:

Hiện nay, việc phối hợp giữa trung tâm GDTX Sơn Tây với các

trường TCCN, TCN đã được triển khai, công tác GDHN phục vụ dạy nghề cho học viên bước đầu đã đem lại hiệu quả, đa số phụ huynh đã nhất trí cho con em tham gia các lớp học nghề. Để duy trì hoạt động dạy nghề đạt kết quả cao, trung tâm và đơn vị tổ chức thực hiện dạy nghề cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý đào tạo, làm tốt cơng tác tư vấn, động viên, khích lệ để học viên có niềm tin vào nghề mình đã lựa chọn, giáo dục các em trở thành những người lao động có kiến thức, kỹ năng lao động.

 Cách thực hiện:

Trung tâm cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

- Thực hiện đúng các khâu của công tác quản lý hoạt động GDHN (lập

kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh);

- Khai thác tốt các nguồn thông tin phục vụ công tác quản lý hoạt động GDHN, đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra;

- Kết hợp hài hòa các điều kiện, các hoạt động trong và ngoài trung tâm để phục vụ tốt cho hoạt động GDHN;

- Tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả công việc của mỗi cá nhân CB,GV,NV làm cơng tác GDHN để có chế độ thi đua khen thưởng, kịp thời động viên những cá nhân có nhiều đóng góp.

 Điều kiện thực hiện:

- Nhà quản lý phải có hiểu biết đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông và biết vận dụng linh hoạt vào trung tâm GDTX.

- Nhà quản lý có kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDHN; có kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình

triển khai thực hiện nhiệm vụ, có biện pháp hỗ trợ giúp giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Nhà quản lý phải có kỹ năng đánh giá đầy đủ và chính xác năng lực của giáo viên, nhân viên để phân công nhiệm vụ phù hợp, đạt hiệu quả cao. Trong công tác thi đua khen thưởng cần đánh giá công bằng, khách quan, tạo động lực để người lao động chủ động, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 82 - 84)