.Nội dung và cách thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 97)

Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây, tác giả đã xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến và gửi tới 35 CBQL ở các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn thị xã Sơn Tây và các huyện Ba vì, Phúc Thọ, Thạch Thất.

Số phiếu thu về là 35.

Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp ý kiến được trưng cầu

TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần Cần Khả thi Ít khả thi

1

Làm tốt cơng tác tuyên truyền để mọi học viên và phụ huynh hiểu ý nghĩa của hoạt động GDHN đối với học viên.

29/35 =82,8% 6/35 =17,2% 31/35 =88,6% 4/35 =11,4% 2

Xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động GDHN cho học viên phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển. 34/35 =97,1% 1/35 =2,9% 25/35 =71,4 10/35 =28,6 3

Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của Ban giám đốc trung tâm về công tác GDHN. 34/35 =97,1% 1/35 =2,9% 27/35 =77,1% 8/35 =22,9%

4

Tăng cường nguồn lực: tài chính, CSVC, trang thiết bị cho hoạt động GDHN. 22/35 =62,8% 13/35 =37,2% 23/35 =65,7 12/35 =34,% 5

Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc điểm của học viên trung tâm GDTX

25/35 =71,4% 10/35 =28,6% 28/35 =80% 7/35 =20% 6

Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề cho học viên

24/35 =68,6 11/35 =31,4 25/35 =71,4 10/35 =28,6 7 Thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoạt động GDHN. 31/35 =88,6% 4/35 =11,4% 33/35 =94,2% 2/35 =5,8% 8 Tổ chức cho học viên tự đánh giá năng lực, sở trường, tự quyết định tương lai nghề nghiệp cho bản thân. 24/35 =68,6% 11/35 =21,4% 21/35 =60% 14/35 =40%

Số liệu ở bảng trên cho thấy: các biện pháp quản lý hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây đưa ra là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học viên trung tâm GDTX Sơn Tây đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn giáo dục và điều kiện KT-XH của địa phương, đơn vị.

Kết luận chƣơng 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây như đã trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất 8 biện pháp quản lý đã được nghiên cứu nghiêm túc, đảm bảo tính khoa học và

sát với thực tiễn nhằm nâng cao kết quả công tác GDHN cho học viên trung tâm GDTX Sơn Tây.

Qua tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà QLGD có kinh nghiệm, giáo viên, nhân viên và học viên tại trung tâm GDTX Sơn Tây cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Vì vậy, nếu các biện pháp nêu trên được lãnh đạo trung tâm triển khai đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho học viên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, do các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu nhà quản lý không vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh cụ thể của đơn vị sẽ không phát huy được hết vai trò của mỗi biện pháp, công tác quản lý hoạt động GDHN sẽ gặp khó khăn và khơng đạt được mục tiêu quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Hoạt động GDHN cho học viên là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động giáo dục của trung tâm GDTX. Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc giúp người học nâng cao nhận thức, hình thành thái độ về nghề nghiệp, là bước đệm quan trọng để các em xác định nghề nghiệp trong tương lai khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu quản lý tốt hoạt động GDHN cho học viên tại các trung tâm GDTX sẽ đem lại lợi ích to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.

1.2. Quản lý hoạt động GDHN là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động GDHN đạt mục tiêu đề ra. Quản lý hoạt động GDHN cho học viên tại trung tâm GDTX bao gồm: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương thức tổ chức hoạt động GDHN, quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDHN và quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN.

1.3. Trung tâm GDTX Sơn Tây đã coi hoạt động GDHN cho học viên là một nhiệm vụ rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong quản lý hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định: học viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GDHN, tuy nhiên khi tham gia vào các hoạt động còn thiếu tự tin, chưa chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, người thân, chưa chọn được những ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường. Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học viên chưa sâu sát, tính thực tiễn chưa cao, hiệu quả GDHN cịn thấp.

Ngun nhân chính là chất lượng đội ngũ CB,GV làm cơng tác GDHN cịn hạn chế về kỹ năng và nghiệp vụ tư vấn, học viên chưa có động lực thực sự để tham gia vào các chương trình hướng nghiệp, các biện pháp quản lý hoạt động GDHN của trung tâm chưa thường xuyên.

1.4. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDHN cho học viên trung tâm GDTX Sơn Tây, Ban giám đốc trung tâm cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân

nhận thức được ý nghĩa của hoạt động GDHN.

Biện pháp 2: Xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động GDHN cho

học viên đảm bảo số lượng và chất lượng.

Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của Ban giám đốc

trung tâm GDTX về công tác GDHN.

Biện pháp 4: Tăng cường các nguồn lực: nhân lực, tài chính, cơ sở vật

chất, trang thiết bị cho hoạt động GDHN.

Biện pháp 5: Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc

điểm của học viên trung tâm GDTX.

Biện pháp 6: Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức hướng nghiệp

và dạy nghề cho học viên.

Biện pháp 7: Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa hoạt động GDHN.

Biện pháp 8: Tổ chức cho học viên tự đánh giá năng lực, sở trường, tự

quyết định tương lai nghề nghiệp cho bản thân.

1.5. Các biện pháp được đề xuất đều có mối quan hệ mật thiết, tác động qua

lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau để tạo thành biện pháp tổng thể trong việc quản lý hoạt động GDHN tại các trung tâm GDTX. Vì vậy, nếu lãnh đạo trung tâm GDTX Sơn Tây nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ đạt được kết quả cao trong hoạt động GDHN.

1.6. Qua thăm dò ý kiến của các nhà quản lý, giáo viên, phụ huynh và học

hoạt động GDHN cho học viên trung tâm GDTX Sơn Tây, Hà Nội do tác giả đề xuất là cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD-ĐT

Do học viên của trung tâm GDTX có đặc điểm khác biệt nhiều so với học sinh ở các trường THPT, nên cần có chương trình dạy văn hóa kết hợp đào tạo nghề riêng nhằm giảm bớt áp lực cho người học.

Nghiên cứu và áp dụng chế độ đặc thù cho CB,GV,NV làm việc trong môi trường GDTX để kịp thời động viên người lao động hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ GDHN. Đề nghị tăng phụ cấp đứng lớp từ 30% lên 70% như đối với các trường chuyên biệt.

2.2. Với HĐND thành phố Hà Nội

Tăng cường ngân sách đầu tư cho ngành học GDTX bởi đối tượng ngành học này có những đặc thù riêng trong khi ngành GD-ĐT luôn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho trung tâm GDTX một cách kịp thời để các trung tâm GDTX có thể đáp ứng và thực hiện được đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

2.3. Với Sở GD-ĐT Hà Nội

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CB,GV,NV làm công tác GDHN tại các trung tâm GDTX, đưa hoạt động GDHN vào tiêu chí đánh giá thi đua của các đơn vị.

Hàng năm duy trì và cấp kinh phí cho hoạt động GDHN đối với học viên tại các trung tâm GDTX.

2.4. Với UBND thị xã Sơn Tây và Phòng Lao động TBXH thị xã

Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho học viên trung tâm GDTX Sơn Tây khi tham gia các khóa đào tạo nghề.

Tổ chức giới thiệu việc làm cho học viên trung tâm sau khi hoàn thành các khóa đào tạo nghề.

2.5. Với trung tâm GDTX Sơn Tây

Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện và bổ sung các biện pháp nhằm quản lý tốt hoạt động GDHN tại đơn vị.

Tăng cường công tác liên kết đào tạo với các trường TCCN, TCN để tổ chức các lớp đào tạo nghề hệ TCNN, TCN cho đối tượng học viên đã được GDHN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý. Nxb Thống kê. 2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường

CBQL-ĐTTW 1, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Đặng Quốc Bảo (2012), Tập bài giảng Phát triển nhân lực – Phát triển con người, ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài

giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm ĐHQG Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1981), Thông tư 31/TT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 126/QĐ-CP của hội đồng Chính phủ.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Một số cơ sở của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Nxb Giáo dục Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị số 33/2003/CT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên hoạt động

giáo dục Hướng nghiệp (dùng cho cán bộ QLGD).

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông – Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp. Nxb Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định 01/2007/BGD-ĐT Ban hành

quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX.

13. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học. Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

15. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản

lý giáo dục. Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà

Nội, 1994/2004.

16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về khoa học

quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Dự án SREM (2010), Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thơng. Nxb Dân trí.

18. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

19. Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam – Đổi mới và phát triển hiện đại hóa. Nxb Giáo dục Hà Nội.

20. Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

21. Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục.

23. Phạm Minh Hạc (2008), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nxb Chính trị Quốc gia.

24. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý giáo dục – Quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong

trường phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Luật Giáo dục (2005). Nxb Chính trị Quốc gia.

28. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (2009). Nxb

Chính tri Quốc gia.

30. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý

giáo dục, Trường CBQLGD TW I Hà Nội.

31. Phạm Viết Vƣợng (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb ĐHQG Hà Nội.

PHỤ LỤC 1:

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN

(Khảo sát ý kiến của 35 Cán bộ quản lý các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi

Rất cần Cần Khả thi Ít khả thi

1

Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động GDHN.

2

Xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động GDHN đảm bảo số lượng và chất lượng.

3

Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của Ban giám đốc trung tâm GDTX về công tác GDHN.

4

Tăng cường các nguồn lực: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động GDHN.

5

Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc điểm của học viên trung tâm GDTX.

Họ và tên CBQL:………………………………… Đơn vị công tác: ……… Để giúp chúng tơi có thêm thơng tin về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học viên trung tâm GDTX Sơn Tây, chúng tơi đề nghị ơng/bà vui lịng trả lời một số câu hỏi sau:

Phƣơng pháp trả lời phiếu: Ông/bà đánh dấu X vào ô trong bảng mà ông/bà cho là ý kiến đúng nhất.

6

Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề cho học viên.

7 Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa hoạt động GDHN.

8

Tổ chức cho học viên tự đánh giá năng lực, sở trường, tự quyết định tương lai nghề nghiệp cho bản thân.

PHỤ LỤC 2:

Phiếu khảo sát tầm quan trọng của Công tác GDHN đối với học viên

Trung tâm GDTX Sơn Tây

(Khảo sát ý kiến của 31 Cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm GDTX Sơn Tây, Hà Nội)

Họ và tên CB/GV/NV:………………………………… Chức vụ: ………… Để giúp chúng tơi có thêm thơng tin về mức độ quan trọng và sự cần thiết của công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học viên trung tâm GDTX Sơn Tây, chúng tơi đề nghị ơng/bà vui lịng trả lời một số câu hỏi sau:

I - Ơng/bà đánh dấu X vào ơ trong bảng mà ông/bà cho là đúng nhất. 1. Vai trò của giáo dục hướng nghiệp đối với học viên:

Rất quan trọng Ít quan trọng

Quan trọng Không quan

trọng

2. Sự cần thiết phải kết hợp tổ chức giáo dục hướng nghiệp với dạy nghề cho học viên:

Rất cần thiết Ít cần thiết

Cần thiết Không cần thiết

II - Theo ông/bà:

1. Ban giám đốc Trung tâm cần tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 97)