Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 75 - 78)

1.3.1 .Trung tâm GDTX và yêu cầu GDHN cho học viên

3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN phải được xác định trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoạt động GDHN; đồng thời, phải tính đến những điều kiện, hồn cảnh KT-XH và khả năng tiếp nhận tri thức của người học. Bên cạnh đó, các biện pháp cũng phải được đề xuất trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDHN của các nước trong

khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc tham khảo phải mang tính chọn lọc, phù hợp với đối tượng người học. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc về tính thực tiễn, tính kế thừa, đảm bảo sự phát triển nhưng vẫn giữ được tính ổn định, tính đồng bộ, tính hiệu quả và phải bám sát đối tượng tác động.

3.1.2.1. Đảm bảo tính kế thừa

GDHN cho học sinh THPT là một vấn đề khơng cịn mới mẻ. Đối với học viên tại các trung tâm GDTX thì đây lại là một vấn đề mới, chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy, khi triển khai tổ chức hoạt động này nhất thiết phải kế thừa những kinh nghiệm từ các hoạt động có tính hướng nghiệp đã và đang được tổ chức trong các trường THPT, các hoạt động về đào tạo nghề ở bậc sơ cấp và trung cấp, …, có tính đến đặc thù của đối tượng học viên và môi trường GDTX.

Các nội dung kế thừa bao gồm:

- Kế thừa những tư tưởng chỉ đạo về GDHN cho học sinh THPT trong các nhà trường chính quy về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động GDHN, các chương trình, tài liệu về GDHN, giáo dục nghề nghiệp phổ thông đã được Bộ GD-ĐT triển khai.

- Kế thừa các chương trình, tài liệu về dạy nghề ngắn hạn, dài hạn, các nguyên tắc về đào tạo liên thông để vận dụng trong việc xây dựng chương trình GDHN cho học viên BTTHPT.

- Kế thừa các nội dung kiến thức mà học viên được trang bị trong q trình học tập kiến thức các mơn văn hóa và trong chương trình giáo dục nghề phổ thơng.

3.1.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Hiện nay, công tác GDHN cho học viên ở các trung tâm GDTX là một vấn đề chưa được các cấp quản lý giáo dục quan tâm đúng mức. Vì vậy, khi xem xét đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động này cần phải quan tâm đến các vấn đề bất cập hiện nay, giải quyết những yêu cầu của thực tiễn đặt ra và

hướng tới phục vụ thực tiễn, vì sự phát triển của người học và phục vụ trực tiếp sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của địa phương, đất nước. Các yếu tố liên quan đến tính thực tiễn cần quan tâm bao gồm:

- Mục tiêu GDHN cho học viên cần phải gắn với những yêu cầu nhân lực của địa phương. Đối với học viên BTTHPT, cần định hướng để các em trở thành những lực lượng lao động tại chỗ, được đào tạo theo cơ cấu các ngành nghề mà địa phương có nhu cầu.

- Nội dung GDHN phải được xây dựng trên cơ sở kiến thức văn hóa cơ bản mà học viên được học trong chương trình BTTHPT, có sự phối kết hợp giữa đặc thù các mơn học văn hóa với cơng tác GDHN góp phần làm tăng tính hấp dẫn, tính thực tiễn của bài giảng mà không ảnh hưởng đến việc cung cấp kiến thưc cơ bản.

- Kế hoạch GDHN phải được xây dựng trên cơ sở đặc thù đối tượng người học với nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương để trung tâm có phương án tổ chức lồng ghép hợp lý giữa các hoạt động giáo dục trong nhà trường, phát huy tối đa những điều kiện sẵn có.

3.1.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ

- Tính đồng bộ của các biện pháp thể hiện ở mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất. Mỗi biện pháp có những mục tiêu, ý nghĩa và cách thức tổ chức khác nhau nhưng đều nhằm vào việc tổ chức tốt nhất các hoạt động về định hướng, hướng dẫn các em lựa chọn và tham gia thế giới nghề nghiệp.

- Tính đồng bộ thể hiện trong bản thân nội dung các hoạt động GDHN và đồng bộ với kiến thức các môn khoa học cơ bản mà học viên được tiếp cận.

- Các biện pháp tuy độc lập nhưng đều được thực hiện trong một môi trường giáo dục của trung tâm GDTX, trên cùng một đối tượng học viên BTTHPT, vì vậy, cần phải đảm bảo sự cân đối, sự liên thơng để có thể triển khai đồng thời, có tác động tích cực, hỗ trợ nhau đạt kết quả tốt.

3.1.2.4. Đảm bảo tính phù hợp

- Mục tiêu của các biện pháp phải hướng tới việc định hướng cho các em học viên BTTHPT tìm được một hướng đi sau khi hoàn thành chương trình BTTHPT phù hợp với khả năng và lực học của bản thân, điều kiện kinh tế, hồn cảnh gia đình.

- Học viên BTTHPT có những hạn chế nhất định về khả năng tiếp thu các kiến thức văn hóa trong chương trình BTTHPT nhưng lại có những thế mạnh khác trong việc tiếp thu, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, các biện pháp GDHN cần khai thác ưu điểm này để tạo điều kiện cho các em phát triển thiên hướng của mình.

- Các biện pháp đề xuất phải tính đến các điều kiện cụ thể của trung tâm GDTX về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng huy động các nguồn lực để tham gia tổ chức các hoạt động GDHN.

3.1.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi

- Các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Ban giám đốc trung tâm GDTX một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao.

- Kết quả thực hiện các biện pháp chính là những chuyển biến nhận thức về định hướng nghề nghiệp của học viên, tăng tỉ lệ học sinh có được cơ hội việc làm và tham gia vào thị trường lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)