5. Kết cấu của đề tài
3.1. Bối cảnh kinh tế và xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Không chỉ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng với tình hình Covid-19 trong năm 2021 và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ và Việt Nam cũng đã trải qua rất nhiều những thách thức với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành sản xuất cơng nghiệp tại Hồ Chí Minh, Bình dương, Long An, Bắc Giang,… là một trong những tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của tình hình dịch bênh Covid-19.
Chính vì vậy mà nó tác động tới mức tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở Việt Nam chỉ “đạt 2,58% thấp nhất trong vòng 30 năm qua” [24]. Nhưng so với tổng quan những tác động mà tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng tới nền kinh tế thì ta có thể thấy đây là một mức tăng trưởng tốt trong thời kì dịch bệnh mà chúng ta có thể chấp nhận được.
– Thứ nhất, “sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong
điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá.” [25]. Dù vậy tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới chuỗi cung ứng các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy săn trong giai đoạn này nhưng lĩnh vực này cũng có những con số tích tích trong năm 2021 như “khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế” [24].
-Thứ hai, sau khoảng thời gian giãn cách 9 tháng đầu năm thì tới quý 4/2021 đã có những dấu hiệu tích cực, sự chuyển biến trong ngành công nghiệp, xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo “tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế” [24].
- Thứ ba, khi gặp tình trạng khó khăn trong thời kỳ Covid-19 thì Ngân hàng
Nhà nước đã có những biện pháp để khắc phục, hỗ trợ nền kinh tế hồi phục như đã có sự điều chỉnh về lãi suất, giảm lãi suất cho vay. Khi có những điều chỉnh phù hợp thì sẽ có những tác động vào nền kinh tế “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn
73
định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm 2020. huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng ,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%” [24].
- Thứ tư, thời gian giãn cách kéo dài khiến cho hoạt động thương mại dịch vụ vận tải, du lịch trong nước bị kìm hãm mà khơng thể phát triển dược. Sau khoảng thời gian khó khăn đó thì lĩnh vực hoạt động dịch vụ đã dần hồi phục trở lại “Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2 ,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31, %, luân chuyển hàng hóa tăng 2 ,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7” [22].
– Thứ năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài năm 2021 tăng 3,2% so với năng
trước, tuy là mức thấp nhất trong những năm qua nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực vì đây là trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 trên cả nước cũng như trên toàn thế giới. Trong đó “Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020” [22]. Đó là những tín hiệu khả quan, khi trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng Việt Nam vẫn là một nơi có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài điều đó chứng minh được những nhà đầu tư nước ngồi tin tưởng vào mơi trường đầu tư tại Việt Nam và có sự kỳ vọng sẽ có sự phát triển trong thời gian tới.
Qua những số liệu cơ bản của những ngành nông, lâm, thủy sản, duy lịch, vốn đầu tư nước ngồi,… tại Việt Nam trong thời kì đại dịch Covid-19 tuy có những sự tụt giảm so với năm 2020 nhưng với những cái nhìn khả quan, sự kỳ vọng vào sự phát triển sau thời kỳ hậu Covid-19 sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến mới và từ đó nền kinh tế được phát triển hơn.
3.1.2. Xu hướng thị trường chứng khốn tại Việt Nam
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 sau thời gian khủng hoảng thì nên kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật của Việt Nam đang dần hồi phục và cũng có những tác động trực tiếp tới TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam trong năm 2021 đã có những sự tăng trưởng đang ghi nhận và thể hiện được vai trò là nơi huy động vốn cho doanh nghiệp, Nhà nước và là kênh đầu tư hấp dẫn đối với NĐT.
74
Theo thống kê của UBCKNN TTCK Việt Nam trong năm 2021 đã có những bước tiến lớn, có những phiên hồi phục, tạo nên được sự bứt phá cho TTCK như “Chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500, 1 điểm, đến ngày 28/12/2021, VN-Index đạt 1.494,39 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020, nằm trong top thị trường đem đến tỷ suất sinh lời cao nhất trên thế giới.” [24]. Những con số đã thể hiện được rõ ràng được sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam mặc dù cũng có những sự biến động bất ổn khi có những thơng tin về tình hình dịch bệnh Covid-19. Nhưng có những sự hồi phục nhanh chóng là do thu hút được những NĐT mới gia nhập vào thị trường, và giúp TTCK trở thành một thị trường đầu tư lớn, thu hút được sự quan tâm của nhiều người. “Theo Ủy ban chứng khốn Nhà nước, tính đến hết tháng 11/2021, giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam đã đạt 9,19 triệu tỷ đồng, bằng 147,97% GDP, tăng 37,6% so với năm 2020. Cả năm 2021, quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 7,78 triệu tỷ đồng.” [18].
Có được sự quan tâm của nhiều NĐT mới gia nhập thị trường và TTCK trả thành một kênh đầu tư hot nên thanh khoản của thị trường trong năm 2021 cũng đã có những kỉ lục mới được lập ra. “Về thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân của thị trường cổ phiếu tăng mạnh từ 19 nghìn tỷ đồng/phiên (tháng 1) lên 40 nghìn tỷ đồng/phiên (tháng 11). Đến tháng 12, giá trị giao dịch bình qn có giảm so với tháng 11 nhưng vẫn đạt 32.883,5 tỷ đồng/phiên. Thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục ngày 19/11/2021 với giá trị 56.105 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD). Tính chung cả năm, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.455,17 tỷ đồng/phiên, tăng 250% so với bình qn năm 2020” [18].
Để có thể hình thành được những con số kỉ lục trong TTCK Việt Nam là có những tác động rất lớn về khối lượng khách hàng mở mới, quan tâm và bị thu hút bởi sức nóng của thị trường “Tính đến ngày 30/11/2021, số tài khoản chứng khoán mở mới đạt 1,3 triệu, gấp hơn 3 lần so với năm 2020, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới của 5 năm trước và chiếm gần 1/3 so với tổng số tài khoản chứng khoán trên thị trường. Tổng số tài khoản chứng khoán trên TTCK Việt Nam đạt gần 4,1 triệu (chiếm khoảng 4% dân số). Tính chung năm 2021, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đạt khoảng 1,5 triệu. Đặc biệt số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đạt 39.204, tăng 12% so với cuối năm 2020; các nhà đầu tư tổ chức đạt 16.915, tăng hơn 11% so với cuối năm 2020 cũng tạo sự ổn định hơn cho thị trường” [18].
75
Qua những số liệu tổng quan về TTCK trong năm 2021 ta có thể thấy năm 2021 TTCK đã tạo nên rất nhiều những bất ngờ cho NĐT. Nên khi đó nhiều NĐT tham gia vào thị trường, để đón nhận sự tăng trưởng ngoạn mục của TTCK khiến cho những người làm trong CTCK có những khối lượng cơng việc lớn hơn để có thể đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu của NĐT khi tham gia vào thị trường nhiều biến động như vậy. Và hoạt động mơi giới chứng khốn của TVSI sẽ lấy đó làm lợi thế và có thể thu hút được thêm NĐT để TVSI trong thời gian tới nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung sẽ thu hút được nhiều NĐT và càng phát triển hơn.