Những yếu tố đảm bảo quản lý ứng dụng ICT để phát triển năng lực sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Khu Vườn Nhỏ, quận Cầu Giấy, Hà Nội 001 (Trang 39)

tạo cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

1.5.1. Điều kiện chính sách quản lý

Muốn triển khai ứng dụng ICT vào hoạt động phát triển năng lực sáng tạo có hiệu quả thì trƣớc hết nhà quản lý phải nắm chắc quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục, phát triển ICT trong nƣớc và trong ngành Giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nƣớc đang có định hƣớng phát triển rất rõ ràng và ngày càng lấy ICT làm giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội; việc tổ chức triển khai ứng dụng ICT vào hoạt động dạy học và phát triển năng lực sáng tạo

32

trong thời điểm hiện nay ở các cơ sở giáo dục đào tạo là hết sức cần thiết và hết sức đúng đắn.

Cần tổ chức triển khai để giáo viên ứng dụng và tiến tới ứng dụng tốt ICT vào giảng dạy, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và phát triển năng lực sáng tạo. Các chính sách phải đạt đƣợc mục tiêu là:

- Xây dựng cơ chế kích thích ứng dụng ICT vào tất cả các hoạt động của nhà trƣờng.

- Tạo môi trƣờng CSVC làm nền tảng ứng dụng ICT vào quản lý, dạy học, phát triển năng lực và phát triển năng lực sáng tạo.

- Đào tạo giáo viên, các thành viên nhà trƣờng các kỹ năng khai thác và sử dụng ICT, phần mềm hỗ trợ trong quản lý và dạy học và phát triển năng lực sáng tạo, giáo án điện tử, hệ thống phần mềm hỗ trợ dạy học và phát triển năng lực sáng tạo và hệ thống bài giảng trực tuyến (E-Learning), khai thác thông tin từ internet...

1.5.2. Điều kiện về giáo viên

Giáo viên luôn là đối tƣợng tiên quyết đối với lứa tuổi mẫu giáo trong việc dạy học và phát triển năng lực sáng tạo. Điều kiện giáo viên để đào tạo và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh cần phải có một số đặc điểm sau đây:

- Khuyến khích học sinh học tập độc lập nhƣng hợp tác.

- Dạy học và phát triển năng lực sáng tạo hợp tác khuyến khích học sinh nắm bắt những sự kiện để có đƣợc cơ sở vững chắc cho việc tƣ duy đa chiều và linh hoạt.

- Không vội vàng đánh giá học sinh khuyến khích học sinh tự phát triển tạo cơ hội cho học sinh đƣợc học hỏi đƣợc hỏi xem xét các câu hỏi của học sinh một cách nghiêm túc và tạo điều kiện để các em học tập làm việc với các tƣ liệu học tập khác nhau.

- Khuyến khích sự mạnh dạn học sinh chấp nhận những câu hỏi trả lời sai.

- Có khả năng hiểu và đánh giá các ý tƣởng sáng tạo.

33

1.5.3. Điều kiện về môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trong kỉ nguyên mới, ngƣời học có nhu cầu đƣợc đào tạo về các kỹ năng mới nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tƣ duy phản biện, khả năng cộng tác, năng lực đổi mới và sáng tạo. Do đó, cần thiết phải áp dụng công nghệ, phƣơng pháp dạy và học mới; sử dụng các nguồn lực mới nhƣ tài nguyên số, chuyên gia từ xa và tri thức cộng đồng. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trƣờng nhất thiết phải có nhƣ: máy tính, máy chiếu, máy in, thiết bị tƣơng tác, kết nối internet...

1.5.4. Điều kiện về môi trường tinh thần

Lubart (2004) chỉ ra rằng: ”nhà trường có thể cung cấp môi trường tinh thần

rất giá trị cho việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Nhà trường là nơi tốt nhất để phát triển sự sáng tạo của học sinh thông qua các môn nghệ thuật, nhạc kịch, giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động”. Đặc biệt ở cấp học nhỏ nhƣ mầm non

càng có nhiều khả năng để phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ. Nhà trƣờng cần có những đặc điểm sau:

Coi trọng và thực hiện sự hợp tác trong trường học: Sự hợp tác đƣợc xem là

điều kiện để phát triển sự sáng tạo và thực hiện các phát minh. Hiếm khi nào có sự sáng tạo hay phát minh độc lập.

Chấp nhận sự mạo hiểm trong trường học - sự sáng tạo địi hỏi phải có sự

mạo hiểm và khơng có phát minh nào không chứa đựng sự sáng tạo vì vậy chấp nhận sự mạo hiểm có nghĩa quan trọng trong trƣờng học. Nếu một trƣờng học muốn phát triển sự sáng tạo cho học sinh cần dũng cảm để thử nghiệm những vấn đề mới theo những cách khác nhau khiến cho cộng đồng giáo viên cũng nhƣ học sinh cảm thấy có quyền tự do và đƣợc đảm bảo an tồn khi mạo hiểm. Mơi trƣờng nhà trƣờng phải thực sự tin tƣởng, trung thực và tôn trọng lẫn nhau.

Chấp nhận và học hỏi những lỗi lầm và thất bại - đặt ra các mục tiêu giáo

dục đúng là cần thiết nhƣng chƣa đủ cho sự thành công của thế giới biến động phức tạp. Sự sáng tạo bị đông cứng bởi sự sợ hãi mắc sai lầm, việc thử và sai có ý nghĩa

34

rất to lớn giải phóng sự sợ hãi và tạo ra sự tin tƣởng để thành công đây là một điều kiện rất quan trọng để sự sáng tạo đƣợc diễn ra.[19]

35

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Quản lý là sự tác động có ý thức thơng qua kế hoạch hố, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của ngƣời quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.

Sáng tạo đƣợc hiểu là khả năng của một con ngƣời, một tổ chức đƣa ra những ý tƣởng mới, có chất lƣợng, giá trị cao; là sự tƣ duy theo cách mới, là sự nhìn thấy vấn đề mới trong các vấn đề cũ. Sáng tạo là sản phẩm của của các phẩm chất và năng lực trí tuệ. Năng lực sáng tạo là tổng hợp của các năng lực trí tuệ, kiến thức và tƣ duy; trong đó ba năng lực trí tuệ cơ bản cùng đồng hành là: năng lực tổng hợp,năng lực phân tích, năng lực thích ứng với thực tiễn.

ICT đƣợc sử dụng nhƣ là một thuật ngữ chung cho tất cả các loại công nghệ cho phép ngƣời dùng tạo, truy cập và thao tác với thông tin. ICT là một sự kết hợp của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông

Quản lý ứng dụng ICT trong phát triển năng lực sáng tạo trong trƣờng mầm non là quản lý việc ứng dụng ICT trong hoạt động dạy học định hƣớng phát triển năng lực sáng tạo một cách có mục đích, có kế hoạch của ngƣời quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động của nhà trƣờng giúp quá trình dạy học và phát triển năng lực sáng tạo đạt tới các mục tiêu đề ra.

Các yếu tố đảm bảo cho vấn đề ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo gồm có các đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ, các yếu tố ảnh hƣởng khác từ môi trƣờng ICT, CBQL nhà trƣờng, giáo viên cũng nhƣ các nội dung của quản lý ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo đƣợc sử dụng làm tiền đề và căn cứ cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo trong trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ .

36

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG ICT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƢỜNG MẦM NON

KHU VƢỜN NHỎ, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về đối tƣợng và địa bàn khảo

2.1.1 Vị trí địa lý

Quận Cầu Giấy là một trong 9 quận nội thành hợp thành Thủ đô Hà Nội. Quận Cầu Giấy chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/9/1997. Chỉ trong gần 20 năm Quận Cầu Giấy đã có q trình phát triển rất mạnh mẽ và đã đạt đƣợc những thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế. Địa bàn hành chính của Quận bao gồm các phƣờng: Nghĩa Tân, Nghĩa Đơ, Mai Dịch, n Hồ, Trung Hoà, Dịch Vọng. Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận là 1204, 5 ha với dân số khoảng 270,000 ngƣời (theo kết quả của cuộc điều tra dân số Quận đến ngày 31/12/2012).

Quận Cầu Giấy, một quận mới với trình độ phát triển cao. Trên địa bàn Quận tập trung nhiều trung tâm văn hoá và các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp - các trƣờng dạy nghề và nhiều cơ quan, ban ngành lãnh đạo trung ƣơng và địa phƣơng. Đây là điều kiện cho công tác phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, bên cạnh đó là đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, là điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục nhanh chóng.

2.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội

Kinh tế quận cầu Giấy phát triển mạnh và khá toàn diện, vƣợt cao so với chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI. Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyến biến quan trọng theo đúng định hƣớng của Đại hội XI và đã chuyến sang cơ cấu: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Hiện nay, dịch vụ đã chiếm 83,33%, công nghiệp chiếm 16,4%; nơng nghiệp chỉ cịn chiếm 0,27%. Chất lƣợng cơ cấu kinh tế đã đƣợc nâng lên trong lĩnh vực Dịch vụ và Công nghiệp theo hƣớng văn minh hơn, ứng dụng khoa học và công nghệ mới nhiều hơn.

Từ 2006 đến nay, Quận Cầu Giấy luôn là địa phƣơng đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực giáo dục. Ngân sách hàng năm dành riêng cho giáo dục chiếm từ 30-40% tổng ngân sách của Quận. Chỉ riêng trong năm 2014-2015, Quận đã đầu tƣ 700 tỷ

37

đồng để xây dựng mới các trƣờng nhƣ THCS Nghĩa Tân, THCS Dịch Vọng Hậu, Mầm non Yên Hòa 2, Mầm non Hoa Hồng và hơn 11 tỷ đồng để cải tạo sửa chữa nhỏ 19 trƣờng học, gần 1,5 tỷ đồng mua trang thiết bị, đồ dùng dạy học và phát triển năng lực sáng tạo …

Quy mơ giáo dục của quận phát triển tồn diện ở các ngành học, cấp học với 52 trƣờng học từ mẫu giáo đến trung học phổ thơng. Tồn quận có 32 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia…Với quan điểm đầu tƣ khơng manh mún và có chiến lƣợc cho 50 năm sau cũng không lạc hậu nên công tác đầu tƣ cơ sở vật chất cho nhà trƣờng của quận Cầu giấy đƣợc chú trọng đặc biệt, các trƣờng xây mới đều có tầng hầm để xe, có máy phát điện cho các trƣờng mầm non, các trƣờng có điều kiện về đất đƣợc đầu tƣ bể bơi bốn mùa.

2.1.3. Trường mầm non Khu Vườn Nhỏ

Trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ đƣợc thành lập vào tháng 8 năm 2011 tại tòa số nhà 66, tổ 36 Phƣờng Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Trƣờng đƣợc thành lập với mục tiêu tạo ra một môi trƣờng mở, đẳng cấp quốc tế, khuyến khích sự phát triển óc sáng tạo, khả năng suy luận, năng lực tƣ duy, hoạt động tự chủ và độc lập của trẻ; đào tạo những công dân tƣơng lai mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, có kỹ năng sống, biết u thƣơng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ngay từ ngày đầu thành lập, trƣờng đã đƣợc đánh giá là một trƣờng mầm non ngồi cơng lập cung cấp dịch vụ và giáo dục chất lƣợng hàng đầu quận Cầu Giấy với phƣơng pháp giáo dục, đội ngũ nhân lực chất lƣợng tốt và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay Trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ có tỉ lệ giáo viên/trẻ rất cao (1 cô/5-6 trẻ) luôn đảm bảo mang đến cho trẻ sự chăm sóc và giáo dục tốt nhất.

2.1.3.1. Cơ sở vật chất

Trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ đƣợc xây dựng với diện tích sử dụng hơn 1700 m2, Tổng số phòng học của nhà trƣờng là 16 phịng học, ngồi ra cịn có 01 phịng đa năng, 01 phòng thƣ viện. Tất cả phòng học, trang thiết bị đều đƣợc thiết kế đặc trƣng phù hợp và tuyệt đối an toàn với trẻ.

38

Để phù hợp với điều kiện học tập và hoạt động của trẻ mầm non, nhà trƣờng đã thiết kế các phịng học với khơng gian mở. Tất cả khơng gian của trƣờng đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Hệ thống camera quan sát đƣợc đặt tại các phịng học giúp phụ huynh có thể theo dõi hình ảnh của con khi ở trên lớp. Hệ thống các cửa sổ trong lớp an tồn giúp phịng học trở lên thơng thống với khơng khí tự nhiên. Lớp học đƣợc trang bị các thiết bị đồ dùng, đồ chơi nhƣ: bàn, ghế, giá, tủ kệ có kích cỡ phù hợp với lứa tuổi mầm non.

2.1.3.2. Đội ngũ giáo viên

Theo thống kê đến tháng 3/2015 số lƣợng giáo viên của nhà trƣờng là 31 ngƣời. Trình độ chun mơn của đội ngũ trên chuẩn (Đại học, Cao đẳng) là 83.8%, đạt chuẩn (Trung cấp) là 16.2%. Độ tuổi trung bình của đội ngũ giáo viên là 28 tuổi. Đây là thuận lợi lớn để nhà trƣờng triển khai các hoạt động dạy học, phát triển năng lực sáng tạo và nâng cao chất lƣợng giáo dục trong thời gian tới.

2.1.3.3. Chất lượng giáo dục

Điểm khác biệt cơ bản và vƣợt trội trong tƣ duy thiết lập Chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng chính là BGH xác định tiêu chuẩn đầu ra của giáo dục, sau đó mới thiết kế các biện pháp đánh giá kết quả giáo dục và các hoạt động, chƣơng trình giảng dạy và học tập nhằm đạt đƣợc kết quả đầu ra đó.

Theo đó, chƣơng trình giáo dục của Nhà trƣờng đƣợc thiết kế dựa trên 4 mục tiêu giáo dục quan trọng:

 Học để biết – Learning to know  Học để làm – Learning to do

 Học để tự khẳng định – Learning to be  Học để hội nhập – Learning to live together.

Kết quả đầu ra sẽ là cả một quá trình đánh giá tổng thể giữa các thành tố, đƣợc cập nhật liên tục và trao đổi thƣờng xuyên với phụ huynh của từng trẻ thông qua sổ liên lạc và các buổi trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh.

39

Chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đƣợc cụ thể qua số lƣợng học sinh đƣợc thống kê hàng năm:

Bảng 2.1. Thống kê học sinh qua các năm học.

Năm học Số HS Nhà trẻ Mẫu giáo SL % SL % 2012-2013 92 30 32.6 62 67.4 2013-2014 115 32 27.8 83 72.2 2014-2015 162 46 28.4 116 71.6

(Số liệu thống kê tháng 3/2015 – Nguồn từ nhà trường)

2.2. Thực trạng ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ, Cầu Giấy, Hà Nội. tại trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ, Cầu Giấy, Hà Nội.

2.2.1. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện ICT trong trường mầm non Khu Vườn Nhỏ

Bảng 2.2 dƣới đây cho thấy thực trạng CSVC cho ứng dụng ICT và dạy học và phát triển năng lực sáng tạo của nhà trƣờng đã đƣợc đầu tƣ nhƣng vẫn còn ở mức hạn chế.

Bảng 2.2. Tình hình CSVC phục vụ ứng dụng ICT ở trƣờng mầm non Khu Vƣờn Nhỏ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

TT

Máy tính Máy in, máy

photocopy Máy chiếu

Bảng tƣơng tác Các thiết bị hỗ trợ khác Tổng Dùng đƣợc Tổng Dùng đƣợc Tổng Dùng đƣợc Tổng Dùng đƣợc 1 20 16 3 3 1 1 1 1 5

(Số liệu thống kê tháng 3/2015 – Nguồn từ nhà trường)

40

Phịng máy tính và máy tính:

100% các lớp học đều đƣợc trang bị 01 máy tính sử dụng cho việc ứng dụng ICT nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ dạy học và phát triển năng lực sáng tạo. Qua thực tiễn máy tính đƣợc trang bị theo đợt, nhƣng cấu hình máy tính chƣa cao nên hầu nhƣ chỉ đáp ứng đƣợc cơ bản những phần mềm thơng thƣờng. Trƣờng chƣa có cán bộ chuyên trách về CNTT do đó khả năng sẵn sàng của thiết bị chƣa cao. Tại thời điểm khảo sát 100% máy tính nhiễm virus, 20% máy tính đang khơng sử dụng đƣợc.

100% các lớp đã nối mạng internet. Đây là một trong những thuận lợi để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Khu Vườn Nhỏ, quận Cầu Giấy, Hà Nội 001 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)