Đặc điểm học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 33)

1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

1.3.3. Đặc điểm học sinh trung học cơ sở

1.3.3.1. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em đƣợc vào học ở trƣờng trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành và đƣợc phản ánh bằng những tên gọi khác nhau nhƣ: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”,...

Đây là lứa tuổi có bƣớc nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính ngƣời lớn”.

Trong những giai đoạn phát triển của con ngƣời, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bƣớc trƣởng thành sau này.

1.3.3.2. Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS

* Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở

Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức.

Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với ngƣời khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tƣơng lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau.

Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức đƣợc hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm, trách nhiệm, lịng tự trọng, …). Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có một ý nghĩa lớn lao, nó thúc đẩy các em bƣớc vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em đƣợc phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà cịn là chủ thể của q trình này.

* Sự hình thành đạo đức của học sinh trung học cơ sở

Khi đến trƣờng, trẻ đƣợc lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi đạo đức một cách có hệ thống. Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lí tƣởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị,… Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của thiếu niên. Nhân cách của thiếu niên đƣợc hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có đƣợc kinh nghiệm đạo đức nhƣ thế nào.

Những nghiên cứu tìm ra cho thấy trình độ nhận thức đạo đức của thiếu niên là cao. Thiếu niên hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức đối với chúng. Nhƣng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thành một cách tự phát ngồi sự hƣớng dẫn của giáo dục, do ảnh hƣởng của những sự kiện trong sách, phim ảnh, bạn bè,… Do vậy, các em có thể có những ngộ nhận hoặc hiểu phiến diện, khơng chính xác một số khái niệm đạo đức.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng:

Trong những giai đoạn phát triển của con ngƣời lứa tuổi thiếu niên có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhƣng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bƣớc trƣởng thành sau này.

Đây là lứa tuổi mà các em khơng cịn là trẻ con nữa, nhƣng chƣa hẳn là ngƣời lớn. Ở lứa tuổi này các em cần đƣợc tôn trọng nhân cách, cần đƣợc phát huy tính độc lập nhƣng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị từ mọi lực lƣợng giáo dục.

1.3.4. Phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

1.3.4.1. Phương pháp GDĐĐ

Phƣơng pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên, tập thể học sinh và từng học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội đƣợc nền văn hóa đạo đức của lồi ngƣời và dân tộc.

Có 3 nhóm phƣơng pháp chính: Phƣơng pháp làm gƣơng của giáo viên và ngƣời lớn; phƣơng pháp nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt; phƣơng pháp thơng qua trải nghiệm của chính học sinh (đóng vai, diễn đàn, giải quyết vấn đề,…)

Phƣơng pháp làm gƣơng của giáo viên, ngƣời lớn: Ngƣời thầy luôn là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo. Nhân cách của ngƣời thầy có một ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình giáo dục đào tạo cho học sinh. Lứa tuổi này các em có u cầu thầy cơ giáo phải có phẩm chất cao. Các em hiểu rõ mặt yếu của giáo viên, biết nhận xét đánh giá từng thầy cơ, các em có xu hƣớng cảm phục những giáo viên giỏi, có phẩm chất cao q và ln tự hào về các giáo viên đó. Các em sẵn sàng làm theo sự hƣớng dẫn của họ và những ngƣời thầy giáo cao quý đó thực sự là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo.

Phƣơng pháp nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt: dùng những tấm gƣơng sáng của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo những tấm gƣơng mẫu mực đó. Phƣơng pháp có giá trị to lớn trong việc phát

triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức.

Phƣơng pháp thông qua trải nghiệm của chính học sinh:

+ Phƣơng pháp đóng vai: Tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi, ứng xử.

+ Phƣơng pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một trị chơi nào đó.

+ Phƣơng pháp dự án: Ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thực hành nhiệm vụ này, ngƣời học đƣợc rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động, đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

+ Phƣơng pháp luyện tập: Đƣa HS vào các hoạt động có kế hoạch, có mục đích trong một thời gian dài để tạo cho họ thói quen hành vi. Luyện tập càng sớm càng tốt, ngay từ lúc trẻ nhỏ trong gia đình, lớn lên trong nhà trƣờng và thực hiện cơng việc phải tích cực và sáng tạo đó là con đƣờng để hình thành nhân cách. Luyện tập càng đa dạng phong phú thì giá trị đạo đức càng cao. Do đó nhà trƣờng cần tổ chức nhiều hoạt động để HS đƣợc rèn luyện là điều kiện thuận lợi giúp các em hình thành phát triển nhân cách, xây dựng ý thức đạo đức.

1.3.4.2. Hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS

Hiện nay, có nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS đƣợc sử dụng, nhƣng nhìn chung có thể chia làm 2 loại:

GDĐĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của

đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc CH XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

GDĐĐ thông qua hoạt động GDNGLL: Giúp củng cố, mở rộng và khơi sâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thói quen đạo đức thơng qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng nhƣ hái hoa dân chủ, hội diễn văn nghệ, thi làm báo tƣờng, thi kể chuyện, trò chơi,…

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở trung học cơ sở

QL hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động nằm trong hoạt động QL các hoạt động GD của một nhà trƣờng. Vào đầu mỗi năm học nhà trƣờng phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức. Các cấp QL của nhà trƣờng cần vận dụng tốt các chức năng QL vào QL hoạt động giáo dục đạo đức và huy động sự tham gia của toàn thể cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục đạo đức theo kế hoạch của nhà trƣờng.

1.4.1. Nghiên cứu đặc điểm của học sinh, bối cảnh nhà trường, chương trình GDĐĐ, lập kế hoạch GDĐĐ cho HS THCS

Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng, nhằm định hƣớng cho hoạt động GDĐĐ tại nhà trƣờng trong từng thời điểm của năm học. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cần xây dựng kế hoạch cả năm cho toàn trƣờng, cho từng khối và từng lớp. Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch theo các chuyên đề của bộ môn cần đƣợc xây dựng xuyên suốt trong cả cấp học. Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Về quy trình: Thực hiện các bƣớc sau: - Lập dự thảo kế hoạch.

- Họp thảo luận dự thảo đối với các bộ phận liên quan. - Thống nhất, điều chỉnh trƣớc khi ban hành.

- Xác định đúng mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ theo các hƣớng dẫn chỉ đạo từng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng cụ thể chƣơng trình hành động trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

- Nội dung hoạt động cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng, tình hình học sinh, thực tiễn của địa phƣơng.

- Việc xây dựng nội dung cần cân đối, đều đặn theo chủ đề từng tháng trong cả năm học. Ngồi việc xây dựng chƣơng trình kế hoạch hoạt động về mặt nội dung còn phải xây dựng kế hoạch về sử dụng phƣơng tiện, cơ sở vật chất, kinh phí và xây dựng kế hoạch về việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

1.4.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch

Trong thực tế hoạt động tại các nhà trƣờng, cùng với GV dạy bộ môn GDCD, GVCN luôn là ngƣời thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ tại lớp mình. GVCN thực hiện hoạt động GDĐĐ bao gồm: xây dựng kế hoạch hoạt động GD đạo đức ở lớp chủ nhiệm, chuẩn bị và triển khai theo chủ đề hoạt động của từng tháng và cả năm học. Sau mỗi chủ đề, mỗi đợt thực hiện các hoạt động GDĐĐ, GVCN đều phải đánh giá kết quả hoạt động của học sinh lấy đó làm căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh mỗi học kỳ và toàn năm học. GVCN cần phải có một thang điểm đánh giá để đánh giá từng học sinh thật chi tiết và khách quan. Ngoài ra cần kết hợp đánh giá dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: học sinh tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá, lớp đánh giá.

Huy động đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội, tổng phụ trách và cán bộ tiểu ban thực hiện hoạt động GDĐĐ. Tiểu ban hoạt động GDĐĐ có vai trị đặc biệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ. Với vai trò là thành viên tiểu ban hoạt động GDĐĐ của nhà trƣờng, cán bộ Đồn thanh niên có vai trị rất quan trọng trong việc chỉ đạo và phối hợp tổ chức hoạt động GDĐĐ. Việc quản lý phải đƣợc thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây

dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng, cuối cùng là quản lý việc phối hợp kiểm tra đánh giá.

1.4.3. Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Để học sinh phát triển tồn diện, khơng phải chỉ có nhà trƣờng, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trƣờng giáo dục là nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ gồm có Ban Giám hiệu, Cơng Đồn nhà trƣờng, Đoàn thanh niên, GVCN, GV bộ môn, CNV, Ban đại diện PHHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trƣờng nhƣ Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an, Y tế,…

Mỗi lực lƣợng đều có thế mạnh riêng, việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trƣờng. Vì vậy, cần phải quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lƣợng tham gia vào hoạt động GDĐĐ để tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ.

1.4.4. Xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực

Trong công tác giáo dục đạo đức, ngƣời thầy cần phải có nhân cách mẫu mực, phải là tấm gƣơng để học sinh noi theo.

Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trƣờng THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phƣơng pháp sƣ phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp của nhân cách ngƣời thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chun mơn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức,… cho nên thầy giáo, cô giáo phải gƣơng mẫu, nhất là đối với trẻ con”.

1.4.5. Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết

Xây dựng tập thể thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.

Một tập thể lớp, một chi đội có tổ chức tốt, có sự đồn kết nhất trí thì sức mạnh của dƣ luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Những phẩm chất tốt đẹp nhƣ tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi ngƣời bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trƣờng THCS phải tổ chức tốt các tập thể lớp, các chi đội,… Nhà trƣờng phải cùng với Đoàn - Đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trƣờng học.

1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức

Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phƣơng pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngồi ra việc kiểm tra cịn cho thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng nhƣ của ngƣời lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ là để động viên đồng nghiệp, tƣ vấn, thúc đẩy chứ khơng nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là công việc thƣờng xuyên của Hiệu trƣởng trong công tác quản lý nhà trƣờng cũng nhƣ hoạt động GDĐĐ. Do vậy, Hiệu trƣởng cùng lãnh đạo nhà trƣờng cần lƣu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ:

Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)