Yếu tố tự giáo dục của bản thân HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

1.6. Những yếu tố tác động quản lý giáo dục đạo đức

1.6.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân HS

Học sinh lứa tuổi THCS lứa tuổi “bùng nổ” có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý muốn đƣợc mọi ngƣời nhìn nhận mình nhƣ ngƣời trƣởng thành, bắt đầu tự ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Đây là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THCS. Trong quá trình hình thành nhân cách, HS phải tự tu dƣỡng, giáo dục bản thân.

Sự hình thành phát triển đạo đức của mỗi con ngƣời là một quá trình phức tạp, lâu dài, trải qua nhiều khó khăn, gian truân trong cuộc sống mới dẫn đến thành cơng. Để biến q trình giáo dục thành q trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi HS THCS. Mặc dù đặc điểm tự ý thức đƣợc phát triển mạnh mẽ ở HS THCS, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhƣng học sinh cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nơng nổi nhất thời. Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chặt chẽ và khoa học hơn. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng đƣợc chƣơng trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trƣờng.

1.6.5. Kế hoạch hóa trong cơng tác quản lý HĐ GDĐĐ

Kế hoạch hóa cơng tác GDĐĐ cho HS là nội dung QL đƣợc thực hiện đầu tiên trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt q trình GDĐĐ.

Kế hoạch hóa trong cơng tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định thực trạng đạo đức, đƣa ra diễn biến về đạo đức HS; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung GDĐĐ, xác định phƣơng pháp, biện pháp GDĐĐ; vạch lộ trình, bƣớc đi thích hợp; xác định các lực lƣợng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ.

Kế hoạch hóa là cơng cụ quản lý để GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả, tránh đƣợc sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hƣớng, đúng lộ trình đã vạch ra. Mục đích cuối cùng của kế hoạch hóa là đạt đƣợc mục tiêu quản lý đã đề ra, đƣa công tác quản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lƣợng ngày càng cao.

1.6.6. Chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia GDĐĐ

Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hƣởng lớn đến đạo đức HS. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lƣợng đạo đức học sinh. Đối với công tác giáo dục đạo đức, chất lƣợng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là những tấm gƣơng sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề, nắm vững mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, có uy tín với học sinh, đƣợc học sinh mến phục. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đội ngũ là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục đạo đức nói riêng.

1.6.7. Mức độ XHH giáo dục trong lĩnh vực GDĐĐ

GDĐĐ cho HS là quá trình, lâu dài, phức tạp địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của 3 mơi trƣờng là gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Trong mối quan hệ đó nhà trƣờng phải giữ vai trị chủ đạo.

Thơng qua hội PHHS, nhà trƣờng chủ động tuyên truyền, giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợp với nhà trƣờng, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS. Đồng thời nhà trƣờng cùng gia đình bàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hồn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục HS nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng. Nhà trƣờng yêu cầu PHHS phải thƣờng xuyên liên hệ với thầy cơ giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình. Đồng thời PHHS thơng báo với nhà trƣờng tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở gia đình. Sự phối hợp tốt giữa nhà trƣờng và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, điều chỉnh hành vi đạo đức cho HS.

Nhà trƣờng phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phƣơng, các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn để phối hợp GDĐĐ cho HS theo nội dung yêu cầu

của nhà trƣờng. Đồng thời, nhà trƣờng liên hệ với các đoàn thể, ban ngành tổ chức các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, TDTT, lao động,… Qua thực tiễn hoạt động đó, việc GDĐĐ cho HS sẽ sinh động hơn, ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách cụ thể. Đây là điều kiện tốt giúp nhà trƣờng điều chỉnh phƣơng pháp, cách thức tổ chức, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS.

1.6.8. Hoạt động của Đoàn - Đội

Đoàn - Đội là 2 tổ chức của thanh thiếu niên mà chức năng quan trọng nhất là giáo dục lý tƣởng cho thế hệ trẻ. Do đó, Đồn - Đội giữ vai trị quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS. Nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Đoàn - Đội quyết định chất lƣợng hoạt động của 2 tổ chức này. Chất lƣợng hoạt động của Đồn - Đội có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ phụ trách. Do đó, Hiệu trƣởng phải hết sức quan tâm đạo tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức, của nhà trƣờng.

1.6.9. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là thiết bị lao động sƣ phạm của các nhà giáo dục và HS. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cở sở vật chất, thiết bị dạy học phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể khơng thực hiện đƣợc. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục. Vì vậy, một trong những nội dung của việc quản lý cơng tác GDĐĐ cho HS là phải thƣờng xun có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng cở sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ cho HS.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “tài” và “đức”. Trong đó, “đức” là gốc, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời. Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. GDĐĐ cho HS là q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi tồn xã hội phải quan tâm. Trong đó, nhà trƣờng giữ vai trị chủ đạo.

Để GDĐĐ cho HS THCS đạt hiệu quả cao, nhà quản lý giáo dục trƣớc hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó, Hiệu trƣởng quản lý cơng tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, Hiệu trƣởng quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện GDĐĐ. Ngoài ra, Hiệu trƣởng phải nắm đƣợc những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS, công tác GDĐĐ cho HS phải đƣợc Hiệu trƣởng kế hoạch hóa, đƣa vào nề nếp, thực hiện một cách thƣờng xuyên, bằng nhiều con đƣờng, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngồi việc xác lập cơ sở lý luận, Hiệu trƣởng tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THCS và thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS.

Trên đây là các cơ sở lý luận, pháp lý, từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng phổ thơng. Các khái niệm và các khái qt hóa lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý công tác GDĐĐ ở một trƣờng THCS và đảm bảo một cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS trƣờng THCS Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỨ HIỆP,

HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Khái quát về trƣờng trung học cơ sở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Trì, thành phố Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trường trung học cơ sở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Trƣờng THCS Tứ Hiệp là trƣờng học đƣợc mang tên đơn vị xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Trƣờng nằm về phía Nam huyện Thanh Trì, cách trung tâm huyện 3 km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 12 km. Trƣờng đƣợc thành lập vào năm học 1961 - 1962 với tên gọi ban đầu là trƣờng Phổ thông cơ sở Tứ Hiệp. Trƣờng đƣợc thành lập với hai lớp học, 3 thầy cô giáo và khoảng sáu bảy mƣơi học sinh, thầy giáo Trần Kim Hƣng là Hiệu trƣởng đầu tiên của trƣờng. Tiếp theo năm học đầu tiên, đến năm học 1962 - 1963 trƣờng PTCS Tứ Hiệp đã có 7 phịng học kiên cố. Năm 1965 - 1966, trƣờng PTCS Tứ Hiệp tách riêng cấp 2. Trong những năm chiến tranh, thầy và trị nhà trƣờng đã vƣợt lên mọi khó khăn, mất mát để duy trì trƣờng lớp, khơng để gián đoạn việc học của học sinh. Năm học 1975 - 1976, khi Tổ quốc thống nhất, đất nƣớc đƣợc hoàn toàn tự do, độc lập, thầy hiệu trƣởng Trần Văn Năng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp trong phong trào thi đua hai tốt cùng tập thể giáo viên nhà trƣờng đạt đƣợc nhiều thành tích đƣợc cấp trên ghi nhận.

Năm 2013, nhà trƣờng vinh dự đƣợc nhận Huân chƣơng Lao động hạng ba do Nhà nƣớc trao tặng, ghi nhận những thành quả giáo dục mà thầy và trị trƣờng THCS Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã liên tục phấn đấu trong những năm qua.

2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Tổng số cán bộ giáo viên: 54 ngƣời trong đó bao gồm 11 nam, 43 nữ, 47 giáo viên trong biên chế, 07 giáo viên hợp đồng. Đảng viên: 24 đồng chí. Trình độ: 45 giáo viên có trình độ đại học, 09 giáo viên trình độ cao đẳng. Độ tuổi: Trên 50: 3 giáo viên chiếm 5.56%; Từ 30 đến 49: 30 giáo viên chiếm 75.93%; Dƣới 30: 10 giáo viên chiếm 18.51%

Thực hiện tốt nghị quyết ngành giáo dục, chống bệnh thành tích, chống gian lận trong thi cử. Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đƣa công nghệ thông tin vào giảng dạy, thực hiện nghiêm chỉnh dạy theo phân phối chƣơng trình. Phong trào hội giảng, dự giờ thăm lớp, thanh tra định kỳ đƣợc duy trì, tổng số tiết dự giờ của BGH năm học 2015 - 2016 là 165 tiết, số tiết dự giờ của giáo viên là 150 tiết trong đó tiết dạy loại giỏi chiếm trên 90%, nhiều đồng chí đảng viên vƣợt số tiết dự giờ theo qui định. Khơng có tiết dạy chay. Thực hiện các tiêu chí của nhà trƣờng trong việc phấn đấu “nhà giáo mẫu mực”. Giáo viên thực hiện tốt các qui định của ngành và địa phƣơng, không dạy thêm tràn lan. Thành tích của nhà trƣờng trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi trong những năm gần đây: Cô giáo Phạm Thị Hồng Yến (giải nhất TP môn Ngữ Văn), cô giáo Hồ Thị Thu Huyền (giải nhất Chuyên đề Ngữ Văn cấp TP), cô giáo Phạm Thì Đào (giải nhì mơn Lịch Sử), cơ giáo Trần Thị Thanh Hoa (giải ba mơn Tốn),…

2.1.3. Học sinh

Tổng số học sinh: 1140 trong đó số học sinh nữ là 511 em, 758 học sinh nam. Tổng số lớp: 28 trong đó khối 6 là 7 lớp, khối 7 là 7 lớp, khối 8 là 8 lớp, khối 9 là 6 lớp.

Hàng năm, số học sinh tốt nghiệp ra trƣờng là 100%, số học sinh đỗ vào các trƣờng THPT ngày một tăng lên, từ 75% đến 85%. Đặc biệt, đội ngũ học sinh giỏi cấp huyện và cấp thành phố năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.

2.1.4. Hoạt động giáo dục tư tưởng

Chi bộ nghiêm túc nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết đại hội Đảng, các nghị quyết của TW, các chỉ thị nghị quyết của ngành giáo dục. Tổ chức tốt việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, đội ngũ giáo viên thêm kiên định, lập trƣờng, tƣ tƣởng vững vàng, phẩm chất đạo đức đƣợc nâng cao.

2.1.5. Cơ sở vật chất

Tổng diện tích nhà trƣờng hơn 9000 m2 ( phòng học: 28; phòng đa năng: 01, phịng bộ mơn: 04). Thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập (máy chiếu, máy vi tính, máy in, tivi, đầu đĩa, cassette, đàn organ, bàn ghế, bảng, tủ lƣu trữ,…) đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ.

2.1.6. Thuận lợi và khó khăn

BGH và tập thể GV đoàn kết cùng nhau xây dựng nhà trƣờng. Nề nếp làm việc ngày càng đi vào ổn định, đại bộ phận giáo viên có nhận thức đúng đắn về yêu cầu bức thiết việc đổi mới phong cách làm việc và giảng dạy. Chất lƣợng đầu vào ngày càng đƣợc cải thiện.

Đƣợc sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp lãnh đạo, của Ban phụ huynh học sinh, nhà trƣờng đã đầu tƣ sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng dạy học.

Bên cạnh đó, nhà trƣờng vẫn cịn có những khó khăn nhƣ cịn thiếu một số phịng học bộ mơn, phịng học đa năng chuyển làm phịng học mơn Tiếng Anh. Ngoài ra, sức khỏe của một số giáo viên suy giảm ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh những năm gần đây

Năm học Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Y- K

2014 - 2015 82.52% 15.22% 2.26% 0% 31.72% 37.66% 26.15% 4.47%

2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung học cơ sở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trung học cơ sở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Nhận thức và thái độ đạo đức quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu đƣợc suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, tác giả đã trƣng cầu ý kiến của 612 học sinh khối lớp 6 và 7 của trƣờng và đã có kết quả thơng qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Bảng thăm dò ý kiến của HS về sự cần thiết của GDĐĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)