Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng công tác tự quản của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh

3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng công tác tự quản của học sinh

trong các hoạt động tập thể

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Để hình thành thói quen tự quản, học sinh cần phải tự xây dựng đƣợc đƣợc kế hoạch hoạt động, tự tổ chức, tự theo dõi, tự kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tập thể lớp và bản thân học sinh. Tự quản là nền móng của tự ý thức và tự giáo dục của mỗi học sinh, trƣớc tiên có nội dung, kế hoạch của nhà trƣờng và các thầy cô sau trở thành ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong tập thể, vì mục đích chung của tập thể.

Tập thể lớp chủ động triển khai các kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng, hoạt động tự quản chấp hành nội quy, tự xây dựng chƣơng trình học tập rèn luyện đạo đức và vui chơi giải trí, hình thành thói quen hành vi đạo đức tốt, biết làm chủ bản thân, làm chủ tập thể.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Bồi dƣỡng năng lực tự quản cho tập thể lớp và học sinh. Nhà trƣờng mở lớp bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng tự quản cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học với các nội dung nhƣ nhiệm vụ của lớp, tiêu chuẩn đánh giá, các loại sổ sách, các loại mẫu báo cáo tuần, tháng, cách thức tổ chức các cuộc họp lớp, đại hội chi đội, tác phong lề lối làm việc của ban cán sự lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động tự quản. Tự quản nề nếp học tập ở lớp, hình thành tổ nhóm học tập tại nhà, thành lập nhóm bạn giúp nhau tiến bộ, tổ chức cho tập thể lớp hƣởng ứng các phong trào thi đua của nhà trƣờng, tham gia đội tự quản của trƣờng, tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, tự tổ chức các cuộc họp lớp, mở câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, hội trại, các hoạt động vui chơi giải trí, tự tổ chức các buổi lao động vệ sinh định kỳ, lao động tình

nguyện, tự đề xuất ý kiến, đề ra các biện pháp xây dựng các phong trào thi đua của lớp, tự tổ chức cho lớp tham gia các phong trào tình nguyện, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện.

Hiệu trƣởng phải là ngƣời chỉ đạo GVCN và các bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ chức năng cố vấn cho hoạt động tự quản của học sinh. Trong mỗi hoạt động của lớp, GVCN phải phát hiện đƣợc thủ lĩnh của từng nhóm học sinh. Những học sinh này có thể tập làm ngƣời chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tích cực của tập thể lớp. Tạo dựng đƣợc sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi học sinh tự giác chủ động sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vì vậy, phải biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời các gƣơng điển hình, khuyến khích bảo vệ bồi dƣỡng các nhân tố tích cực. Ngồi việc rèn luyện đạo đức trong mơi trƣờng nhà trƣờng, học sinh cịn phải rèn luyện đạo đức trong mơi trƣờng gia đình, xã hội. GVCN phải biết kết hợp địa phƣơng và gia đình, tổ chức mạng lƣới cán bộ lớp, tổ hình thành các nhóm sinh hoạt tập thể địa phƣơng giúp nhau tự rèn luyện đạo đức ở gia đình và ngồi xã hội.

Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần là các thời điểm quan trọng dành cho học sinh thực hiện các hoạt động tự quản. Các em còn thực hiện tự quản trong các buổi lao động, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí. GVCN phải xây dựng quy trình sinh hoạt lớp linh hoạt, dành nhiều thời gian cho học sinh tự điều khiển, GVCN đóng vai trò cố vấn hƣớng dẫn học sinh trong lớp sinh hoạt lớp.

GVCN thƣờng xuyên liên hệ với gia đình phụ huynh, hƣớng dẫn phụ huynh tiến hành các phƣơng pháp giáo dục, quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh ở nhà.

Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng học sinh, giáo viên đóng vai trị là cố vấn.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Phải có sự chỉ đạo sát sao của BGH, có sự kết hợp giữa đồn TN, Đội TNTP với GVCN. Triển khai kế hoạch đôn đốc, kiểm tra uốn nắn kịp thời những lệch lạc về nhận thức cũng nhƣ hành vi ĐĐ của HS.

GVCN tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao hết lịng vì HS. Đội ngũ cán bộ lớp phải có tinh thần trách nhiệm cao nhiệt tình cơng tác, có năng lực tổ chức, năng lực hoạt động, có uy tín trƣớc tập thể, có khả năng tập hợp lơi cuốn các bạn tự giác thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trƣờng.

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý cơng tác thi đua khen thưởng và chuẩn hóa cơng tác đánh giá đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng tiêu chí, phƣơng pháp đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh một cách hợp lý, khoa học nhằm đánh giá chính xác, cơng bằng kết quả rèn luyện của học sinh, từ đó giúp học sinh nhận thức đầy đủ về bản thân phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Động viên kích thích đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục đào tạo và rèn luyện đạo đức. Hạn chế những ảnh hƣởng xấu đến công tác giáo dục đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên và kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Đánh giá đúng kết quả rèn luyện của tập thể lớp và học sinh sẽ tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Để đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cần phải thực hiện các nội dung:

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tiết học, tiêu chuẩn đánh giá thi đua lớp hàng tuần, hàng tháng và học kỳ.

- Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Tiến hành đánh giá theo đúng qui định.

Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là Điều lệ trƣờng trung học, các thông tƣ, văn bản của Bộ GD - ĐT về giáo dục đạo đức và đánh giá hạnh kiểm, nội quy của nhà trƣờng. Cụ thể hóa các mặt rèn luyện cần đánh giá để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá một cách khoa học. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh, thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình hiệu trƣởng duyệt.

GVCN phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tập thể. Kết quả rèn luyện đạo đức của tập thể lớp thể hiện ở kết quả thi đua của một lớp. Vì vậy phải thực hiện đánh giá theo qui trình hợp lý.

Ban thi đua phân công cá nhân phụ trách công tác thi đua của tập thể lớp. Ngƣời trực tiếp theo dõi là một đại diện của Ban thi đua đồng thời là tổng phụ trách hay cán bộ đoàn trƣờng, giáo viên quản lý học sinh hay tổ tự quản của học sinh.

Nếu phát động thi đua theo chủ đề thì cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho từng đợt.

Việc đánh giá hạnh kiểm học sinh tiến hành hàng tháng, học kỳ và cả năm học. Sau mỗi tháng, học sinh tự viết bản tự nhận xét về kết quả rèn luyện đạo đức, tổ học sinh góp ý và xếp loại. Chủ nhiệm xem xét quyết định xếp loại hạnh kiểm tháng của học sinh, báo cáo danh sách xếp loại cho Hiệu trƣởng.

Để việc xét duyệt đƣợc chính xác cơng bằng, hiệu trƣởng cần triệu tập họp xét duyệt hạnh kiểm gồm BGH, Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm.

Việc đánh giá đúng và khách quan hạnh kiểm của học sinh có ý nghĩa tích cực giúp học sinh ý thức đƣợc khuyết điểm của bản thân, xác định đƣợc hƣớng phân đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn. Nếu đánh giá hạnh kiểm thiếu công bằng, thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của học sinh, tạo “sức ỳ” đối với học sinh chậm tiến. Vì vậy, giáo viên phải là nhà sƣ phạm mẫu mực, khách quan, vô tƣ, hiểu biết sâu sắc tâm tƣ, nguyện vọng của học sinh,

biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Hiệu trƣởng phải tập hợp đƣợc các ý kiến đánh giá đúng, phân biệt đƣợc các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên đƣợc sự nỗ lực của tập thể lớp và học sinh.

Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT qui định, hiệu trƣởng phải thống nhất trong nhà trƣờng qui định bổ sung các danh hiệu thi đua. Đối với việc khen thƣởng, trách phạt tập thể học sinh và cá nhân học sinh cần thực hiện theo qui trình: Cá nhân học sinh, tập thể học sinh tự đánh giá, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua, hiệu trƣởng phê duyệt và tiến hành khen thƣởng, trách phạt. Việc khen thƣởng, trách phạt học sinh tiến hành vào buổi sáng chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

Đối với cán bộ, giáo viên, để tiến hành khen thƣởng trách phạt thì cán bộ, giáo viên cần phải thực hiện theo qui trình: Cá nhân tự đánh giá, tập thể tổ nhóm kết luận, họp ban thi đua xét duyệt. Hiệu trƣởng phê duyệt, tiến hành khen thƣởng trách phạt. Đối với các danh hiệu thi đua cao hơn không thuộc thẩm quyền khen thƣởng của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng phải trình lên cấp trên phê duyệt và ra quyết định khen thƣởng. Công tác khen thƣởng, trách phạt đƣợc tiến hành trong các cuộc họp, hội nghị, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.

Các mức trách phạt đối với cán bộ, giáo viên: phê bình khơng công nhận các danh hiệu thi đua, kỷ luật, khơng nâng lƣơng, hạ bậc lƣơng.

Các hình thức khen thƣởng gắn với các phong trào thi đua. Vì vậy cần xây dựng phong trào lành mạnh tránh tình trạng “ganh đua” ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng giáo dục.

Phải kết hợp các hình thức trách phạt với các biện pháp giáo dục khác đề giúp ngƣời có khuyết điểm xác định đƣợc hƣớng khắc phục cần sửa chữa.

Khi tiến hành trách phạt học sinh, cán bộ giáo viên phải thể hiện đƣợc tình thƣơng, trách nhiệm, xử lý có tình, có lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giác ngộ đƣợc ý thức cố gắng vƣơn lên của học sinh.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá ĐĐ HS trong giai đoạn hiện nay.

Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng GD để đánh giá ĐĐ HS một cách khách quan.

Xây dựng chế độ thƣởng phạt nghiêm minh với HS. Sắp xếp, bố trí con ngƣời, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Có thể, một ngƣời trong BGH làm trƣởng ban thành lập một tổ kiểm tra công tác.

Thời gian kiểm tra đƣa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời.

Kiểm tra trên những tiêu chuẩn đã đề ra trƣớc.

Khi tiến hành kiểm tra soạn thảo mẫu biên bản trƣớc để có những kết luận chính xác.

Công tác này phải đƣợc BGH quan tâm thƣờng xuyên, nhắc nhở động viên kịp thời đội ngũ GVCN.

3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa

nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác GDĐĐ cho HS

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

GDĐĐ là trách nhiệm của tồn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành đa dạng các hình thức phối kết hợp các lực lƣợng GD đặc biệt là ba lực lƣợng chủ chốt gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong lĩnh vực GDĐĐ HS, trong đó nhà trƣờng phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, hiệu trƣởng phải là ngƣời thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với lực lƣợng khác để bàn bạc nội dung hình thức, biện pháp. GDĐĐ cho HS phù hợp với truyền thống địa phƣơng, đặc điểm tâm sinh lý HS trƣờng THCS Tứ Hiệp.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nƣớc nhà, sự đa dạng các hình thức phối kết hợp này tạo ra môi trƣờng thuận lơi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trƣởng và tập thể sƣ phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và cơng tác GDĐĐHS nói riêng. Đây chính là việc thực hiện cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của mơi trƣờng xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:

+ Xây dựng các mơi trƣờng nhà trƣờng, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trƣờng để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS.

+ Xây dựng môi trƣờng nhà trƣờng: Hiệu trƣởng phải huy động các lực lƣợng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trƣờng từ CSVC, cảnh quan, nề nếp, kỷ cƣơng, khơng khí học tập… Trong đó, Hiệu trƣởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân. Đây là mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trƣờng đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở học sinh.

+ Xây dựng mơi trƣờng gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, GDĐĐHS. Có thể nói, gia đình là môi trƣờng thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, Hiệu trƣởng phải chỉ đạo các bộ phận thƣờng xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trƣởng phải cùng với các lực lƣợng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan, hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ.

+ Xây dựng mơi trƣờng xã hội tích cực: xã hội là mơi trƣờng rộng lớn, phức tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trƣờng cùng các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, cơ quan đồn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng

mơi trƣờng xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đƣờng phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dƣ luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa ngƣời với ngƣời, xây dựng cuộc sống văn minh, đồn kết, cơng bằng dân chủ. Mơi trƣờng xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các lực lƣợng trong nhà trƣờng thƣờng xuyên phối hợp với các lực lƣợng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt ba môi trƣờng giáo dục. Nhà trƣờng, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)