Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 42)

trung học cơ sở

QL hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động nằm trong hoạt động QL các hoạt động GD của một nhà trƣờng. Vào đầu mỗi năm học nhà trƣờng phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức. Các cấp QL của nhà trƣờng cần vận dụng tốt các chức năng QL vào QL hoạt động giáo dục đạo đức và huy động sự tham gia của toàn thể cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục đạo đức theo kế hoạch của nhà trƣờng.

1.4.1. Nghiên cứu đặc điểm của học sinh, bối cảnh nhà trường, chương trình GDĐĐ, lập kế hoạch GDĐĐ cho HS THCS

Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng, nhằm định hƣớng cho hoạt động GDĐĐ tại nhà trƣờng trong từng thời điểm của năm học. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cần xây dựng kế hoạch cả năm cho toàn trƣờng, cho từng khối và từng lớp. Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch theo các chuyên đề của bộ môn cần đƣợc xây dựng xuyên suốt trong cả cấp học. Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Về quy trình: Thực hiện các bƣớc sau: - Lập dự thảo kế hoạch.

- Họp thảo luận dự thảo đối với các bộ phận liên quan. - Thống nhất, điều chỉnh trƣớc khi ban hành.

- Xác định đúng mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ theo các hƣớng dẫn chỉ đạo từng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng cụ thể chƣơng trình hành động trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

- Nội dung hoạt động cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng, tình hình học sinh, thực tiễn của địa phƣơng.

- Việc xây dựng nội dung cần cân đối, đều đặn theo chủ đề từng tháng trong cả năm học. Ngồi việc xây dựng chƣơng trình kế hoạch hoạt động về mặt nội dung còn phải xây dựng kế hoạch về sử dụng phƣơng tiện, cơ sở vật chất, kinh phí và xây dựng kế hoạch về việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

1.4.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch

Trong thực tế hoạt động tại các nhà trƣờng, cùng với GV dạy bộ môn GDCD, GVCN luôn là ngƣời thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ tại lớp mình. GVCN thực hiện hoạt động GDĐĐ bao gồm: xây dựng kế hoạch hoạt động GD đạo đức ở lớp chủ nhiệm, chuẩn bị và triển khai theo chủ đề hoạt động của từng tháng và cả năm học. Sau mỗi chủ đề, mỗi đợt thực hiện các hoạt động GDĐĐ, GVCN đều phải đánh giá kết quả hoạt động của học sinh lấy đó làm căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh mỗi học kỳ và toàn năm học. GVCN cần phải có một thang điểm đánh giá để đánh giá từng học sinh thật chi tiết và khách quan. Ngoài ra cần kết hợp đánh giá dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: học sinh tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá, lớp đánh giá.

Huy động đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội, tổng phụ trách và cán bộ tiểu ban thực hiện hoạt động GDĐĐ. Tiểu ban hoạt động GDĐĐ có vai trị đặc biệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ. Với vai trò là thành viên tiểu ban hoạt động GDĐĐ của nhà trƣờng, cán bộ Đồn thanh niên có vai trị rất quan trọng trong việc chỉ đạo và phối hợp tổ chức hoạt động GDĐĐ. Việc quản lý phải đƣợc thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây

dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng, cuối cùng là quản lý việc phối hợp kiểm tra đánh giá.

1.4.3. Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Để học sinh phát triển tồn diện, khơng phải chỉ có nhà trƣờng, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trƣờng giáo dục là nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ gồm có Ban Giám hiệu, Cơng Đồn nhà trƣờng, Đoàn thanh niên, GVCN, GV bộ môn, CNV, Ban đại diện PHHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trƣờng nhƣ Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Cơng an, Y tế,…

Mỗi lực lƣợng đều có thế mạnh riêng, việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trƣờng. Vì vậy, cần phải quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lƣợng tham gia vào hoạt động GDĐĐ để tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ.

1.4.4. Xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực

Trong công tác giáo dục đạo đức, ngƣời thầy cần phải có nhân cách mẫu mực, phải là tấm gƣơng để học sinh noi theo.

Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trƣờng THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phƣơng pháp sƣ phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp của nhân cách ngƣời thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chun mơn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức,… cho nên thầy giáo, cô giáo phải gƣơng mẫu, nhất là đối với trẻ con”.

1.4.5. Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết

Xây dựng tập thể thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.

Một tập thể lớp, một chi đội có tổ chức tốt, có sự đồn kết nhất trí thì sức mạnh của dƣ luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Những phẩm chất tốt đẹp nhƣ tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi ngƣời bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trƣờng THCS phải tổ chức tốt các tập thể lớp, các chi đội,… Nhà trƣờng phải cùng với Đoàn - Đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trƣờng học.

1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức

Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phƣơng pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngồi ra việc kiểm tra cịn cho thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng nhƣ của ngƣời lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ là để động viên đồng nghiệp, tƣ vấn, thúc đẩy chứ khơng nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là cơng việc thƣờng xuyên của Hiệu trƣởng trong công tác quản lý nhà trƣờng cũng nhƣ hoạt động GDĐĐ. Do vậy, Hiệu trƣởng cùng lãnh đạo nhà trƣờng cần lƣu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ:

Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong tồn trƣờng về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với yêu cầu của hoạt động GDĐĐ. Hiệu trƣởng cần phải nắm rõ yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức,… của hoạt động này.

Nhƣ đã nói ở trên, GDĐĐ gắn liền với việc rèn luyện hành vi đạo đức nên ngƣời quản lý cần quan tâm đến các tiêu chí xác nhận các hành vi chuẩn mực trong đánh giá kết quả hoạt động GD đạo đức.

Tổ chức, bố trí, phân cơng lực lƣợng kiểm tra: Lực lƣợng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ.

Về phƣơng pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thể trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.

Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lƣợng hoạt động GDĐĐ.

Tóm lại, hoạt động GDĐĐ là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trƣờng đặc biệt là trƣờng phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong cơng tác quản lý, Hiệu trƣởng cần phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, của cấp học.

1.4.7. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cho học sinh

Hoạt động GDĐĐ cũng nhƣ tất cả các hoạt động giáo dục khác, hoạt động này cũng cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các hoạt động.

Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hƣớng dẫn thực hiện hoạt động GDĐĐ cần đƣợc quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hƣớng dẫn chính tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động GDĐĐ đƣợc sử dụng nhƣ những tài liệu tham khảo, vận dụng cách làm, vận dụng các phƣơng pháp và hình thức hay, phù hợp để nâng cao chất lƣợng hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động GDĐĐ nhƣ trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mơ hình học cụ, nhà thể chất, nhà đa năng, thƣ viện, ... Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ, trong quá trình sử dụng cần

đƣợc bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hƣ hỏng, giảm chất lƣợng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hƣởng đến các hoạt động của nhà trƣờng nói chung, của hoạt động GDĐĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)