Đánh giá về thực trạng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 82 - 87)

2.4.1. Những mặt mạnh

Từ thực trạng quản lý HĐGDNGLL thơng qua việc phân tích phiếu hỏi, phỏng vấn CBQL, CB Đoàn, GVCN, GVBM và HS nhà trường cho thấy công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Nam trực có một số điểm mạnh sau đây:

- Về mặt nhận thức thì CBQL, CB đồn và GVCN đều có nhận thức tốt về vị trí vai trị của HĐGDNGLL trong trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của người học sinh, bên cạnh đó hầu hết các GVBM cũng như HS cũng đã nhận thức đúng về vấn đề này.

- Trong công tác tổ chức HĐGDNGLL nhà trường đã định hướng cho Đoàn trường với lực lượng lịng cốt đồn viên giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình trong cơng tác, giữ vai trị tiên phong từ đó thu hút được đơng đảo HS và các tổ chức trong và ngoài nhà trường tham gia từ đó giúp HS phát triển được năng lực và phẩm chất thông qua các hoạt động trải nghiệm.

- Với các em học sinh, trong HĐGDNGLL đây chính là nơi để các em được thư giãn sau những tiết học chính khóa căng thẳng, đây cũng là nơi các em rèn luyện những kỹ năng sống (giao tiến, tổ chức, tham gia, hoạt động nhóm, tính tốn, lập kế hoạch, diễn thuyết. . .) và cũng là nơi để các em thể hiện những năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật, TDTT . . . của mỗi người. Do đó, các em HS đã tham gia rất tích cực trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

- Nhà trường cũng đã xác định rõ được tầm quan trọng trong HĐGDNGLL trong chương trình giáo dục phổ thơng thể hiện qua việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá. Nếu những giờ trên lớp làm nhiệm vụ cung cấp kiến thức và định hướng tư duy thì HĐGDNGLL là là sự khởi đầu của việc đưa kiến thức học được vào cuộc sống, thông qua trải

74

nghiệm bằng các hoạt động ngoại khóa các em biết được năng lực của mình từ đó định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.

2.4.2. Những mặt hạn chế

- Về nhận thức, vẫn còn một số GV đặc biệt là GVBM cùng với một số bộ phận HS lớp 10 chưa nhìn nhận đúng được vai trị và vị trí của HĐGDNGLL đối với việc hình thành năng lực và phẩm chất của người HS vì thế họ khơng thích tham gia hoặc tham gia miễn cưỡng trong các hoạt động ngoại khóa từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này.

- Về nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL, nhìn chung các hoạt động này trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa được đánh giá cao, nội dung cịn chưa phong phú, hình thức tổ chức chưa có sự đổi mới nhiều. Vì thế cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL với nội dung đa dạng, phong phú, đặc biệt cần chú ý đến những hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh trong thời đại mới.

- Năng lực tổ chức hoạt động tập thể của các lực lượng tham gia chưa đồng đều, một số người nhiệt tình song do năng lực hạn chế đẫn đến hiệu quả không cao.

- Các tiết chào cờ đã có những hoạt động ngoại khóa do chính HS tổ chức thực hiện đã thu hút được đồng đảo HS quan tâm, tuy nhiên số lượng các HĐ ngồi khóa chưa nhiều, sự đầu tư vào chương trình biểu diễn về cả thời gian và vật chất còn hạn chế, các tiết sinh hoạt chủ yếu do GVCN phụ trách với nội dung nghèo nàn chưa thu hút tập hợp được các lực lượng khác trong nhà trường phối hợp thực hiện.

- Hệ thống CSVC, kinh phí và thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL cịn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các nội dung cần tổ chức dẫn đến hiệu quả của hoạt động không cao.

- Việc kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đúng mức. Về đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh vẫn còn nặng nề vào kết quả của hoạt động dạy và học. Vì vậy đã tạo áp lực lớn đối với nhà trường về chất lượng dạy các

75

mơn văn hóa. Hơn nữa áp lực về thi THPT QG là rất lớn đối với giáo viên và học sinh khối 12, vì thế hoạt động dạy và học được coi là hoạt động chính của nhà trường, cịn các hoạt động khác trong đó có HĐGDNGLL chưa được coi trọng.

- Tài liệu hướng dẫn đối với công tác QL HĐGDNGLL đã có nhưng cịn mang nặng tính lý thuyết chưa có những tại liệu đúc kết từ hoạt động thực tiễn để vận dụng cho phù hợp, năng lực tổ chức HĐGDNGLL của GV đặc biệt là GVCN cịn nhiều hạn chế do cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. GV mới chỉ tiến hành thực hiện hoạt động do kinh nghiệm và khả năng của bản thân, Việc tập huấn hay tham gia các khóa học thường mang tính chiếu lệ, đối phó chưa có tinh thần tự nguyện nên nghiệp vụ còn yếu.

2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

- Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS, còn chưa được thực hiện đầy đủ.

-Giáo viên còn chịu nhiều áp lực đầu tư cho dạy văn hóa. Thêm vào đó, tâm lí ngại khó, ngại thay đổi và sợ thất bại của các nhà QL trước yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động. Bên cạnh đó, cịn có một bộ phận GVBM cịn quan niệm đây là việc làm của Đồn thanh niên và GVCN lớp, họ cho rằng khi tổ chức chương trình HDGDNGLL sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập văn hóa trên lớp, nên việc QL và tổ chức hoạt động này cịn gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc tập huấn chỉ mang tính thời vụ, hơn nữa những người tổ chức lại không được đào tạo bài bản về lý luận và kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL trong các nhà trường sư phạm, do vậy khi tiến hành tổ chức hoạt động này chỉ dựa trên sự nhiệt tình và u thích của giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ. Hơn nữa cách thức tổ chức cũng dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, thiếu sáng tạo từ đó dẫn đến việc khơng thu hút được nhiều HS tham gia hoạt động.

76

- Chương trình của các mơn văn hóa tuy đã được giảm tải nhưng vẫn còn khá nặng đối với hầu hết HS khiến thời gian tham gia hoạt động của các em bị ảnh hưởng khơng nhỏ, cùng với đó là tâm lí của HS cịn bị áp lực thi cử, vì vậy các em chú trọng việc học văn hóa và ít quan tâm đến các hoạt động HĐGDNGLL.

- HS còn thiếu những kỹ năng hoạt động tập thể như kỹ năng giao tiếp, tư vấn, tuyên truyền, hhoạt động nhóm, lập kế hoạch . . . do đó các em thường khó khăn trong việc tự tổ chức mà thường trơng chờ vào CB Đoàn và GVCN.

- Thiếu kinh phí, CSVC và thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL chưa được đầu tư nhiều, các phương tiện hỗ trợ còn thiếu.

- Việc chỉ đạo của cấp trên về HĐGDNGLL chưa rõ ràng hợp lý.

- Việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra đánh giá của nhà trường về HĐGDNGLL còn chưa được chú trọng nhiều, việc tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng chưa kịp thời dẫn đến việc không thúc đẩy được tinh thần người tổ chức và tham gia.

- Công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trường cũng còn hạn chế, việc huy động các lực lượng giáo dục bên ngồi cũng chỉ mang tính thời điểm, khơng thường xun liên tục.

Cịn nhiều phụ huynh học sinh chưa khuyến khích con em tham gia, nhiều lúc cịn cấm tham gia vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng học văn hóa.

77

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng HĐGDNGLL và QL HĐGDNGLL ở trường THPT Nam Trực tỉnh Nam Định cho thấy: Việc nhận thức đúng của CBQL và giáo viên về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của người học sinh, thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá bước đầu có hiệu quả.

Nhận thức của HS về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL đã có những tiến bộ, tuy vậy, HS ở các khối khác nhau (lớp 10, 11, 12) thì có nhận thức khác nhau. Phần lớn HS của nhà trường có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này.

Các HĐGDNGLL hiện nay của nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và chưa khai thác hết những hiệu quả mà nó mang lại, khơng gian tổ chức mới chỉ ở khuân viên trong trường, chưa có sự mở rộng, hình thức tổ chức phổ biến hiện nay chủ yếu là: văn nghệ, thuyết trình, hái hoa dân chủ, diễn kịch, trò chơi tập thể.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện theo chương trình của bộ GD&ĐT, nhưng vẫn mang năng tính hình thức chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh và mục tiêu của giáo dục đề ra.

Cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường để phục vụ cho HĐGDNGLL cịn thiếu, những thiết bị hiện có khơng đáp ứng được hoạt động này.

Từ những áp lực về nhuyên môn đối với giáo viên và áp lực thi cử đối với học sinh đã dẫn đến sự quan tâm chưa đúng mức đối với HĐGDNGLL

Việc xác định nhiệm vụ trong tâm của nhà trường trong năm học vẫn thiên về hoạt động văn hóa cịn HĐGDNGLL vẫn chỉ được coi là hoạt động bổ trợ, do vậy mà kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường vẫn còn hạn chế.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng mặt mạnh, mặt hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện HĐGDNGLL trong nhà trường. Từ góp độ là một nhà quản lý, tôi thấy cần phải đề xuất những biện pháp QL HĐGDNGLL một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của trường THPT Nam Trực tỉnh Nam Định để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng GDNGLL nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

78

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG THPT NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)