Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 89 - 94)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh và các

các lực lượng ngồi xã hội về vị trí vai trị của HĐGDNGLL

3.2.1.1. Mục tiêu

Theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “ Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì phần muc tiêu tổng quát : “ Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Như vậy, mục tiêu của giáo dục trong nhà trường hiện nay chính là giáo dục con người phát triển tồn diện, do đó u cầu giáo dục học sinh là phải chú trọng cả phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, chú trọng giáo dục học sinh từ những hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức đã có của học sinh, làm tăng thêm vốn kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của học sinh thông qua việc làm quen với nhiều dạng hoạt động khác nhau để học sinh có thể thích ứng, linh hoạt, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ, sống hịa nhập với xã hội thơng qua các HĐGD NGLL.

81

Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và học sinh về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của HĐGDNGLL để từ đó có ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT Nam Trực.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện * Nội dung:

Thực hiện quán triệt các yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay, thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, phải đảm bảo chuẩn kiến thức cho học sinh THPT để làm nền tảng cho các em học lên Đại học, Cao đẳng, trường nghề, và đồng thời phải bảo đảm các mục tiêu về phẩm chất đạo đức, năng lực, kỹ năng sống cho học sinh để giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống một cách linh động và và có những ứng xử phù hợp trong hồn cảnh ln thay đổi.

Phải có nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của HĐGD NGLL trong toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức đã có của học sinh, rèn luyện kỹ năng và giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và tạo sự hứng thú trong học tập, trong các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ, tình cảm của giáo viên và học sinh khi tham gia HĐGD NGLL nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các suy nghĩ lệch lạc có thể xảy ra.

* Cách thức thực hiện: Đối với CBQL

- Với quy trình bổ nhiệm CBQL trong trường THPT hiện nay là cân nhắc bộ nhiệm những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt hay giáo viên làm công tác Đoàn trường. Những người làm QL ở trường THPT chỉ được bồi dưỡng qua các lớp tập huấn CBQL ngắn hạn, do đó họ làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân được tích lũy trong q trình cơng tác. Dưới đây là một số giải pháp nhằm

82

nâng cao năng lực, hiệu quả QL cho đội ngũ CBQL của trường THPT Nam Trực:

- Tăng cường quán triệt các văn bản quy định của Nhà nước, chủ trương chính sách của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục… để qua đó CBQL thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL.

- Tăng cường hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức khoa học QL nói chung và QL HĐGDNGLL nói riêng cho CBQL.

- Tổ chức cho các CBQL của nhà trường tham gia các buổi hội thảo, chuyên đề giữa các CBQL trong trường THPT của tỉnh Nam Định để qua đó họ có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm QL HĐGDNGLL ở các trường.

Đầu năm học phải có sự thống nhất các kế hoạch trong nhà trường về thời gian tổ chức, bộ phận quản lý, chỉ đạo để khi thực hiện sẽ diễn ra đồng bộ, không bị chồng chéo.

Kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL phải được thực hiện đầu năm học và triển khai đến tất cả CBQL, giáo viên trong trường để chủ động sắp xếp thời gian hoạt động cho phù hợp.

Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐGD NGLL để giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn.

Đối với đội ngũ giáo viên

- Khi tiến hành năm học mới, trong các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng CBQL cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho giáo viên hiểu đúng về tầm quan trọng của HĐGD NGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh từ đó có sự thay đổi thái độ và hành động của họ đối với hoạt động này, tránh lối nghĩ HS đến trường chỉ học văn hóa qua các mơn học chính khóa.

Cần làm cho giáo viên hiểu rằng HĐGDNGLL không phải là việc riêng của một bộ phận nào trong trường mà là việc làm của cả hội đồng sư phạm

83

trong nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL, là nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viên.

- Cung cấp tài liệu cho GV tự bồi dưỡng về HĐGDNGLL, hướng cho GV thấy sức mạnh của tập thể lớp và vai trò của bộ máy tự quản như: lớp trưởng, lớp phó, bí thư Đồn lớp, tổ trưởng, cán sự bộ môn…

- Yêu cầu giáo viên soạn, giảng nghiêm túc nội dung chương trình HĐGDNGLL do Bộ GD - ĐT quy định cho tất cả GV, để GV hiểu trách nhiệm của họ trong hoạt động này.

- Hàng tháng khi triển khai kế hoạch HĐGDNGLL cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, các kế hoạch có sự hướng dẫn cụ thể về thời gian tổ chức, cách tổ chức, … cho lực lượng giáo viên. Có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân cụ thể, có như vậy giáo viên sẽ hiểu được mục đích, yêu cầu của hoạt động và có trách nhiệm của cá nhân trong khâu tổ chức hoạt động này.

- Tổ chức các tiết HĐGDNGLL mẫu để các GVCN dự, sau đó tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm để trao đổi kinh nghiệm tổ chức, cách tổ chức nhằm giúp giáo viên có định hướng về cách tổ chức tiết HĐGDNGLL cho lớp mình quản lý.

Đối với học sinh

Cán bộ quản lý HĐGDNGLL, GVCN phải thường xuyên tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm, nhu cầu học sinh để có sự điều chỉnh về nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp để có tác động tốt đến từng đối tượng học sinh nhằm đạt được mục tiên giáo dục.

Cán bộ quản lý HĐGDNGLL, Đoàn thanh niên, GVCN phải có sự tuyên truyền, giải thích, giáo dục ý thức, thái độ, động cơ tham gia HĐGDNGLL và tầm quan trọng của hoạt động này cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ….

84

Phải thay đổi hình thức và nội dung tổ chức HĐGDNGLL, làm cho hoạt động này phong phú, hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức nhằm làm cho học sinh cảm thấy u thích, lơi cuốn tham gia tích cực góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động.

Đối với lực lượng ngoài xã hội

- BGH nhà trường thường xun trao đổi thơng tin với chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời tình hình trên địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các công việc liên quan tới nhà trường. Qua đây, nhà trường sẽ tạo được niềm tin yêu của nhân dân và chính quyền địa phương, tranh thủ được sự ủng hộ của họ đối với mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có HĐGDNGLL.

- Khi tổ chức các HĐGDNGLL nhà trường có thể huy động lực lượng giáo dục bên ngoài trường như: Mời các bác cựu chiến binh kể chuyện về truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày 22/12, 30/4; mời các CB Đoàn đến tập huấn một số kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, cũng như tuyên truyền cho các em lý tưởng sống của thanh niên, tư vấn nghề nghiệp cho các em, qua đó họ sẽ nhận thức được vị trí, vai trị, tác dụng của các HĐGDNGLL, từ đó đồng tình và hỗ trợ hoạt động.

- Trong q trình giáo dục, một lực lượng khơng thể thiếu đó chính là giáo dục gia đình, cha Mẹ học sinh có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục đạt kết quả cao, là lực lượng gần gũi học sinh hàng ngày ngoài giờ học chính thức tại trường. Do đó chúng ta cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của PHHS về tầm quan trọng của HĐGDNGLL. Các biện pháp cụ thể như: Đầu năm phải tổ chức Đại hội PHHS và bầu được Ban đại diện PHHS của trường. Từ đó duy trì các các cuộc họp của Ban đại diện với nhà trường định kỳ hàng tháng, qua đó Hiệu trưởng sẽ tuyên truyền, khuyến khích và vận động Ban đại diện PHHS của trường, Ban chấp hành chi hội các lớp động viên con em mình tham gia tích cực HĐGDNGLL. Hàng tháng khi tổ chức các HĐGDNGLL, GVCN mời

85

Ban chấp hành chi hội lớp cùng dự các tiết HĐGDNGLL của lớp để PHHS thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, cùng tham gia với học sinh, đó chính là nguồn động viên học sinh tham gia tích cực. Nhà trường có hướng dẫn, chỉ đạo GVCN thơng báo các kết quả theo dõi về tình hình học tập, kỷ luật của học sinh, thông báo các lịch hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL của trường cho phụ huynh biết để phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động, cũng như phân phối thời gian học tại nhà hợp lý để học sinh có điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)