Quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 100 - 102)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

3.2.4. Quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lên lớp

3.2.4.1. Mục tiêu

Giúp cho người quản lý HĐGDNGLL quản lý, chỉ đạo và triển khai tốt HĐGD NGLL của nhà trường; đồng thời đổi mới nội dung và hình thức tổ chức để HĐGDNGLL phong phú, hấp dẫn giáo viên và học sinh, phát huy được tính tích cực của người tham gia nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Tổ chức HĐGDNGLL là nhằm hướng tới học sinh, để thu hút được đơng đảo HS tham gia thì khi nội dung và hình thức phải thay đổi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của. Nội dung bao gồm: Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động học tập; hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp; hoạt động thể thao và hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn quy mơ tồn trường như hội diễn văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, hội trại, câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ … tuy nhiên cũng có thể lồng ghép trong một hoạt động chủ đạo nào đó.

92

Một số nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL:

- Giáo dục lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh có thể thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau như: Tổ chức cho học sinh thi viết theo chủ đề hoặc tổ chức để các em bày tỏ suy nghĩ của mình thế nào là người có lý tưởng sống tốt và làm thế nào để trở thành con người sống có lý tưởng, thành lập diễn đàn thanh niên, nói chuyện thời sự, có thể mời những gương người tốt việc tốt đến nói chuyện chia sẻ để HS học tập . . .

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lịng tự hào dân tộc qua tìm hiểu các làng nghề truyền thống của địa phương như nghề rèn sắt ở Vân Tràng, Đồng Côi, làng đúc nhơm ở Bình n, nghề trồng cây cảnh Nam Điền . . . trên địa bàn huyện Nam trực. Tổ chức thi tìm hiểu về văn hóa múa rối nước ở Thơn Nhất – xã nam Giang huyện Nam Trực. Tổ chức cuộc thi hát về các ca khúc cách mạng, hát các làn điệu dân ca, hay giáo dục qua việc biểu diễn các trang phục truyền thống…

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thơng qua các cuộc thi tìm hiểu: “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tìm hiểu về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam…

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua việc thực hiện thi đua giữ gìn vệ sinh mơi trường trong và ngồi nhà trường, chăm sóc cây xanh trong khuân viên của nhà trường, tham gia tình nguyện rọn về sinh ở nghĩa trang liệt sỹ Xã Nam Giang, làm vệ sinh môi trường đoạn đường 490 từ ngã tư thị trấn đến Quán Triền, đoạn đường Vàng B, …

- Giáo dục học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc bằng cách tổ chức các hoạt động như: Thi hát các làn điệu dân ca dân tộc; thi nấu ăn các món truyền thống; thi đấu các mơn thể thao như kéo co, đẩy gậy, đấu vật cổ truyền, thi bơi...

- Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đồn kết, tính năng động sáng tạo qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, hội trại, thăm hỏi các HS có hồn cảnh khó khăn…

93

- Củng cố, mở rộng kiến thức qua các sân chơi trí tuệ, CLB phù hợp với nội dung nhận thức và nội dung kiến thức học tập trong các giờ học văn hóa của các em.

- Giáo dục truyền thống hiếu học, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thông qua việc thăm quan đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền, giao lưu với các thế hệ cựu HS thành đạt nhà trường, các thầy cô giáo đang công tác và đã nghỉ hưu, qua sáng tác thơ, nhạc, viết về những kỷ niệm khó qn của tuổi học trị.

- Giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý tình huống qua các hoạt động CLB, qua trải nghiệm thực tế, qua các hoạt động tình nguyện, giáo dục giới tính, tình u bằng các hình thức như tọa đàm với chủ đề “Thì thầm bạn gái”, “Yêu tuổi học trị – nên và khơng nên”…

- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, qua các hoạt động từ thiện như quyên góp quần áo dồng phục, sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh có hồn cảnh khó khăn trong nhà trường và những học sinh ở vùng lũ lụt, vùng khó khăn, tổ chức thăm các HS nghèo, HS có hồn cảnh đặc biệt khó khăn…

Có rất nhiều các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để thực hiện, đa dạng hóa nội dung giáo dục, người quản lý, các lực lượng tổ chức trong nhà trường cần đa dạng hóa hình thức, phong phú về nội dung để tăng tính hấp dẫn đối học sinh.

Quản lý về nội dung và hình thức các HĐGDNGLL cần linh hoạt, cần lựa chọn phối hợp phù hợp giữa nội dung và hình thức, để có được điều này cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất cơng việc, điều kiện, hồn cảnh địa phương, con người và thời gian cụ thể của các lực lượng tham gia hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)