Phân cấp trách nhiệm về quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 94 - 98)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

3.2.2. Phân cấp trách nhiệm về quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

lớp trong nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu

Để tổ chức HĐGDNGLL đạt chất lượng và hiệu quả, cần có bộ máy QL được phân cấp rõ ràng gồm các bộ phận khác nhau với quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể, biệp pháp này giúp cho CBQL có thể chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận trong nhà trường một cách khoa học, hợp lí.

3.4.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập BCĐ HĐGDNGLL của trường và giao cho một phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo HĐGDNGLL

* Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo

- BCĐ xây dựng kế hoạch cho toàn thể giáo viên và các lực lượng tham gia. Đặc biệt phát huy cơ chế chỉ đạo, phối hợp HĐGDNGLL và trách nhiệm của các lực lượng tham gia để tất cả giáo viên, công nhân viên nhà trường và cộng đồng xã hội hiểu rõ và thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ của mình.

- Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng tháng, hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch đó

- Tổ chức thực hiện HĐGDNGLL gắn với các sự kiện chính trị lớn trong năm học.

86

- Hướ ng dẫn GVCN, CB Đoàn, tổ chức một cách có hiệu quả HĐ GDNGLL.

- Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả đã thực hiện điều chỉnh những nội dung còn bất cập chưa phù hợp và cụ thể hóa kế hoạch chỉ đạo hoạt động chủ điểm của tháng tiếp theo.

- Giúp Hiệu trưởng KT - ĐG chất lượng, hiệu quả giáo dục của hoạt động

* Thành phần của Ban chỉ đạo

- Trưởng Ban: Phó hiệu trưởng - Phó ban: Bí thư Đồn trường

- Các thành viên gồm: phó bí thư đồn trường, bí thư chi đồn GV, GVCN, ban quản sinh, Y tế học đường, nhân viên thiết bị . . .

* Phân cơng, phân cấp quản lí cụ thể cho các bộ phận trong Ban chỉ đạo - Phó Hiệu trưởng:

Phụ trách việc lập kế hoạch tổng thể và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ HĐGDNGLL, khi có sự phân cấp QL cụ thể sẽ giúp cho việc triển khai các HĐGDNGLL được tiến hành một cách có kế hoạch, thường xuyên, liên lục và có sự thống nhất từ BGH nhà trường, Đồn thanh niên, GVCN cho đến học sinh.

- Bí thư Đồn trường:

+ Thường xuyên tổ chức GD nâng cao nhận thức tư tưởng, vận động, thuyết phục, tuyên truyền học sinh tích cực tham gia HĐGDNLL.

+ Kế hoạch HĐGDNGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nhà trường trong mối quan hệ với các hoạt động khác như hoạt động dạy - học, hoạt động tập thể, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động dạy nghề…

+ Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động tập thể cho học sinh nhà trường.

+ Có phân phối chương trình cho từng tiết cụ thể với từng chủ đề, từng bài dạy theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, đảm bảo ngoài các tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt cuối tuần cịn có 2 tiết tự chọn/tháng.

87

+ Kế hoạch phải đảm bảo các có các nội dung phong phú, hình thức đa dạng, hấp dẫn, thu hút được động đảo HS tự giác tham gia.

+ Chủ động tổ chức các phong trào, hoạt động lớn, phịng chống ma túy, an tồn giao thông; theo dõi đánh giá đề xuất thi đua khen thưởng đối với những tập thể và cá nhân có thành tích.

- Giáo viên chủ nhiệm:

GVCN là thủ lĩnh tinh thần của một lớp học, là người truyền cảm hứng chho HS, trong các hoạt động tập thể, GVCN là người giữ vai trò tổ chức, quản lý, do đó hoạt động của GVCN có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng HĐGDNGLL của nhà trường. Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, GVCN là người cố vấn tin cậy giúp HS biết vươn lên trong quá trình học tập và rèn luyện tư cách đạo đức, GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là người dẫn dắt đa số các HS lớp mình tham gia vào các hoạt động thiết thực nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn.

Ngay đầu năm học, GVCN sau khi đã tìm hiểu kỹ về hồn cảnh và tính cách của từng HS trong lớp, lúc này GVCN tiến hành kiện toàn tổ chức lớp học để lớp trở thành một tập thể HS biết tự quản, tự điều khiển các hoạt động. GVCN sau đó chủ yếu hướng dẫn và tạo cho các em năng lực tự quản các hoạt động tập thể, khơi gợi tài năng của các em trong việc thiết kế nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tình hình lớp, với yêu cầu nhiệm vụ của từng tuần, từng tháng, học kì và cả năm.

Giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu được kế hoạch của nhà trường trong việc tổ chức HĐGDNGLL để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình theo mẫu sau: Tháng Chủ điểm Mục tiêu GD Nội dung Hình thức Lực lƣợng tổ chức Thời gia tổ chức Địa điểm tổ chức Kinh phí tổ chức Biện pháp thực hiện chủ điểm 9 10 ... 6,7,8

88

Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp với Đoàn trường, chi đoàn GV để tập huấn các cán sự lớp để các em biết cách điều khiển HĐGDNGLL. Khi tập huấn các cán sự lớp GVCN tiến hành theo các bước sau:

+ Làm cho các em ý thức được vai trị, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức HĐGDNGLL.

+ Giới thiệu cho HS toàn bộ kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL của trường và của lớp, trên cơ sở đó tổ chức phân cơng tập thể lớp thực hiện.

+ Tổ chức cho các em tự điều khiển hoạt động và GVCN chỉ giám sát hướng dẫn điều chỉnh khi cần thiết.

+ Tiến hành tổng kết các hoạt động của các em, tuyên dương khi các em làm tốt, khích lệ động viên khi các em gặp khó khăn .

- Học sinh:

Tổ chức HĐGDNGLL là hướng tới HS, điều đó có nghĩa HS vừa là đối tượng song đồng thời HS cũng chính là chủ thể của hoạt động giáo dục, mục tiêu của giáo dục trong thời kỳ mới là phát huy tính tính cực, tự lực, chủ động sáng tạo của học sinh sao cho mỗi HS đều phát huy được tối đa những năng lực riêng có.

Khi GVCN xây dựng được một bộ máy cán sự lớp biết tự quản, tự tổ chức thì khi đó tập thể lớp đó sẽ trở thành một tập thể đồn kết, vững mạnh trong các phong trào học tập và rèn luyện. Để làm được điều đó GVCN phải quy định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của cán sự lớp:

+ Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là cầu nối giữa các thành viên trong lớp với GVCN, là người bày tỏ tâm tư nguyện vọng chung của lớp tới GVCN đồng thời cũng là người thay mặt GVCN QL lớp khi GVCN vắng mặt, vì vậy lớp trưởng ln có trách nhiệm QL lớp trong mọi hoạt động tập thể, nhận xét đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp, báo cáo GVCN về tình hình của lớp.

+ Nhiệm vụ của Bí thư chi đồn: Tổ chức điều khiển các hoạt động phong trào của lớp gắn với phong trào của trường; triển khai kế hoạch vào tuần thứ nhất của tháng.

89

+ Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập: Tổ chức các nhóm học tập theo chủ đề, tổ chức thi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc trong học tập. Đề xuất với GVCN, GV bộ môn về kế hoạch học tập, nội dung học tập, tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập.

+ Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động: Phân công, điều khiển các buổi lao động của trường và vệ sinh lớp học. Nhận xét, đánh giá kết quả lao động của lớp và tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng và GVCN.

+ Nhiệm vụ của tổ trưởng: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ trực nhật lớp, theo dõi và đánh giá thi đua của tổ.

Như vậy, khi được phân công, phân cấp cụ thể, các hoạt động sẽ được tổ chức khoa học, các bộ phận thực hiện sẽ không bị chồng chéo, giúp cho việc triển khai hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nam trực tỉnh nam định (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)