Khái niệm quản lý trường học và quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.2. Khái niệm quản lý trường học và quản lý hoạt động dạy học

* Quản lý trường học

tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục nào (từ cơ sở đến trung ương). Chất lượng của giáo dục đạt được do thành tích hoạt động đích thực của nhà trường (cùng với hệ thống quản lý giáo dục). Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hoá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Để thực hiện mục tiêu này, người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động quản lý. Xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập, duy trì tốt mối quan hệ nhà trường- gia đình - xã hội, thực hiện dân chủ hoá trong quản lý nhà trường và các hoạt động khác. Khi nghiên cứu về quản lý nhà trường, có các cách tiếp cận như:

Theo tác giả M.I. Kơnđacơp, thì “Khơng địi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội sư phạm đặc biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế - xã hội, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [28, tr. 16].

Tác giả Phạm Minh Hạc, khẳng định: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [16, tr.71].

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu (công tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác” [34].

Từ những định nghĩa trên cho thấy: Quản lý nhà trường là việc người hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả theo yêu cầu chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.

* Quản lý hoạt động dạy học

của quản lý nhà trường. Thực chất quản lý hoạt động dạy học, là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến tất cả các nhân tố cấu thành quá trình dạy học, nhưng quan trọng nhất là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học. Hoạt động dạy học vận động và phát triển là do các nhân tố cấu thành của nó vận động và tương tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu của q trình, góp phần thực hiện mục đích giáo dục nói chung. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học vừa phải làm sao cho mỗi nhân tố có được lực tác động đủ mạnh, lại vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hoà và thống nhất của tồn bộ q trình, khơng được để nhân tố nào vận động yếu làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quá trình. Điều này địi hỏi người quản lý phải có nghệ thuật, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý mới đạt được mục tiêu của quản lý đề ra. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông trung học hiện nay là phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo, tính “tích cực hố” của chủ thể quản lý, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, làm cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đạt tới kết quả mong muốn.

Từ những lý giải ở trên về quản lý, dạy học, có thể hiểu: Quản lý hoạt

động dạy học, là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Chủ thể quản lý: chủ thể quản lý là tập thể, cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp trong lãnh đạo, quản lý trong suốt q trình dạy học, đó là: các cấp uỷ đảng, cán bộ quản lý các cấp từ bộ môn đến ban giám hiệu; các cơ quan chức năng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; các tập thể và cá nhân học sinh. Đó chính là các lực lượng sư phạm trong nhà trường, sự thống nhất giữa các lực lượng này, cùng với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao trong quản lý quá trình dạy học, cùng với các nhân tố khác sẽ là động lực trực tiếp góp phần nâng ca chất lượng dạy học, giáo dục đào tạo của nhà trường.

Khách thể quản lý: là toàn bộ các hoạt động đào tạo và các nguồn lực trong nhà trường. Các tập thể sư phạm và học sinh vừa là khách thể bị quản lý vừa là chủ thể trong quá trình tổ chức tự quản lý hoạt động đào tạo của mình. Nội dung quản lý: bao gồm toàn bộ các nhân tố cấu thành quá trình dạy học, từ mục tiêu đến kết quả.

Phương pháp quản lý: là toàn bộ những cách thức, biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định. Hệ thống công cụ quản lý bao gồm các chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức đảng; pháp luật của Nhà nước; quy chế giáo dục đào tạo của nhà trường và chương trình, kế hoạch dạy học. Sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp quản lý, song cần tập trung vào ba phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp hành chính; phương pháp giáo dục-tâm lý và phương pháp kích thích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)