1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.3. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
* Công nghệ thông tin và truyền thông Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ và chọn lọc. Thơng tin cũng có thể bị sai lệch, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị xuyên tạc, cắt xén và những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu [31].
Thơng tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng và xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu như tính cần thiết, tính chính xác, độ tin cậy và tính thời sự. Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý. Với quan niệm
của cơng nghệ thơng tin, thơng tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thơng tin vơ cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ, thơng tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang. Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử. Thơng tin muốn được xử lý phải được mã hố theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được. Sau khi xử lý, thơng tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhận thức được.
Truyền thơng
Truyền thơng là một q trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm. Hiểu một cách đơn giản thì truyền thơng là q trình truyền đạt, chia sẻ thơng tin; là một kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất 02 tác nhân [11].
Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thơng là phát triển các q trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính là nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người tổ chức gửi đi thơng tin. Một q trình truyền thơng tin đầy đủ gồm các yếu tố: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thơng và sự phản hồi.
Truyền thơng có sự trao đổi hai chiều, có sự chuyển đổi vai trị: người gửi đồng thời cũng là người nhận. Sự phản hồi trong truyền thông giúp thông tin trao đổi được chính xác hơn. Về mục tiêu, người ta chia ra: truyển thơng
cho cá nhân, truyền thơng nhóm và truyền thơng đại chúng. Về mặt hình thức, có hai kiểu truyền thông cơ bản là truyền thông trực tiếp (được thực hiện giữa người với người, mặt đối mặt) và truyền thông gián tiếp (được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, loa, radio, ti vi…).
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, internet, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh,… đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của đại đa số người dân trên toàn cầu.
Dạy học cũng là quá trình giao tiếp hai chiều, qua đó người dạy và người học hay người học với người học cùng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm và cùng học tập lẫn nhau.
Công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [20, tr. 90].
Công nghệ thơng tin và truyền thơng hiện nay có tác động rất mạnh mẽ, đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục, đào tạo.
* Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
Hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông đang ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, có thể nói khơng có một hoạt động nào trong xã hội hiện đại tách rời cơng nghệ thơng tin và truyền thơng. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông và
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển cơng nghệ thông tin và truyền thông của đất nước (trích chỉ thị số: 55/2008/CT-BGDĐT)
Tại Điều 4, Luật công nghệ thông tin giải nghĩa từ: Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này [35].
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của q trình dạy học.
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy học có vai trị quan trọng trong sự phát triển giáo dục, đào tạo của Việt Nam nhất là ở giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học sẽ góp phần tạo ra mơi trường học tập đa phương tiện. Môi trường dạy học đa phương tiện là môi trường dạy học được trang bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông và các điều kiện đảm bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt. Ở đó diễn ra các tương tác đa chiều, đó là tương tác giữa giáo viên và học sinh; tương tác giữa phương tiện với học sinh; tương tác giáo viên với phương tiện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học mang lại cho chúng ta nguồn thông tin phong phú và sinh động, bài giảng trở nên trực quan hơn, giảm bớt trừu trượng, bài giảng sống động hơn, thu hút sự tập trung, say mê, hứng thú của người học, làm cho người học dễ hiểu và nhớ lâu.