Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 103)

và truyền thông trong dạy học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc

2.4.1. Ưu điểm

Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong những trường có bề dày trong giáo dục, đào tạo, là một trong những trường có chất lượng giáo dục đào tạo mũi nhọn và đại trà. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của chính quyền và

nhân dân địa phương, đặc biệt nhà trường được đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học. Đây thực sự là thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của nhà trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nhà trường có trình độ chun mơn, ln tích cực, năng động, nhiệt tình đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Đa số cán bộ quản lý, chuyên viên giáo dục và giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở bậc trung học phổ thông hiện nay. Hầu hết giáo viên của Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho giáo viên tiếp cận, lĩnh hội tri thức, kỹ năng và sử dụng tin học vào công việc. Nhà trường luôn quan tâm, chăm lo đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại nhà trường.

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của Trường Trung học phổ thơng Sáng Sơn có thuận lợi cơ bản là các phịng máy được kết nối Internet, có đường truyền cáp quang tốc độ cao, sử dụng cho 02 phòng tin học và 02 đường truyền sử dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc. Cán bộ, giáo viên của nhà trường đã chủ động nối mạng Internet phục vụ cho việc cập nhận thông tin, tin tức cũng như việc sưu tầm thông tin dạy học.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và các phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường đã được đầu tư mua sắm, lắp đặt cho các phịng học bộ mơn như Vật lý, Hố học, tuy số lượng cịn ít chưa thực sự đáp ứng đầy đủ, đồng bộ cho các lớp học, nhưng với cơng tác xã hội hóa đang được đẩy mạnh thì trong tương lai khơng xa nhà trường sẽ có hệ thống máy móc, thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học một cách đồng bộ và hiệu quả.

2.4.2. Hạn chế, thiếu sót

Mặc dù, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc, bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhưng chất lượng của các hoạt động ứng dụng, cũng như công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của cán bộ, giáo viên trong nhà trường vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định, cụ thể là:

Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện phục vụ cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, còn thiếu so với yêu cầu. Tổng số phòng học được lắp đặt máy chiếu, máy tính cịn ít, mới tập trung cho các phịng bộ môn; tỷ lệ các thiết bị dạy học bằng cơng nghệ thơng tin trên một lớp học cịn thấp; tỷ lệ số học sinh trên một máy tính khơng cao. Việc khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường chưa cao; số giờ giảng giáo viên đăng ký dạy có sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng chưa đạt được theo kỳ vọng của lãnh đạo, quản lý nhà trường và khả năng của thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông đã được đầu tư. Đây chính là hạn chế trong cơng tác quản lý việc khai thác sử dụng thiết bị công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học cịn hạn chế.

Công tác quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của trường đã được thực hiện, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót bởi hầu hết mới được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chung khác chứ chưa thành một hoạt động thường xuyên, có tính khoa học.

2.4.3. Ngun nhân hạn chế

Một số giáo viên, cán bộ quản lý chuyên môn của nhà trường còn chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, nhạy bén, chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn với việc sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án điện tử; chưa coi trọng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý và dạy học.

Có giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo chưng trình mới; số cán bộ, giáo viên có trình độ chun mơn về cơng nghệ thơng tin chưa nhiều, trình độ sử dụng máy vi tính cịn hạn chế nên việc sử dụng máy tính, phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động quản lý, giảng dạy chưa đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí có giáo viên chưa toàn tâm toàn ý với nghề.

Kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung, đầu tư cho mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính, trang thiết bị dạy học nhìn chung cịn ít, chưa đáp ứng được u cầu của việc nâng cao chất lượng.

Các văn bản quản lý, sử dụng phát huy hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của cấp trên đối với nhà trường và văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện của cán bộ quản lý nhà trường có nội dung chưa phù hợp, chưa đồng bộ, thể hiện ngay trong chương trình hành động của ngành giáo dục về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, hướng dẫn hàng năm về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng lộ trình thực hiện và giải pháp cụ thể cịn chưa đầy đủ, chưa thể hiện thành kế hoạch riêng.

Kết luận chương 2

Kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cũng như quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc, cho thấy:

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của trường đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng, sự cần cấp thiết của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Kết qảu khảo sát cũng cho thấy trình độ tin học của cán bộ, giáo viên đã đạt được ở trình độ cơ bản, giúp cho hoạt động quản lý và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học diễn ra thuận lợi hơn; cơ sở vật chất, kỹ thuật có sự đầu tư, mạng Internet được triển khai lắp đặt tại trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động ứng dụng và quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc vẫn cịn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định như: trình độ tin học của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, q trình sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thơng vào dạy học chưa tự tin vào chính khả năng sử dụng máy tính của bản thân; cán bộ quản lý giáo dục chưa có những biện pháp quản lý hữu hiệu để đáp ứng yêu cầu của thực tế; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, cịn mang tính chắp ghép.

Việc quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học chưa được diễn ra thường xuyên, liên tục, quản lý kho tư liệu còn hạn chế, hiệu quả ứng dụng chưa cao, chưa khai thác hết được tính năng của các phần mềm dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh thực trạng, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc trong nội dung của chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÁNG SƠN - HUYỆN SÔNG

LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Yêu cầu đề xuất các biện pháp

3.1.1. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính tồn diện, đạt hiệu quả thiết thực

Đây là u cầu chủ đạo, có tính ngun tắc chi phối đến hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc, một mặt dựa vào cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, mặt khác dựa vào kết quả phân tích thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của nhà trường hiện nay. Căn cứ vào những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã rút ra từ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của nhà trường trong những năm qua, mặt khác căn cứ vào quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của trường trung học phổ thông Sáng Sơn, nhu cầu học tập của học sinh, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và bảo đảm sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Vì thế, các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của nhà trường phải bảo đảm tính tồn diện,

nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình quản lý và phù hợp với hướng dẫn của cấp trên về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào giáo dục, đào tạo.

3.1.2. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính thực tiễn

Trong thực tiễn, tình hình phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới, ngay tại trong nước đang tác động mạnh mẽ tới việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, đặc điểm về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường, cũng như trình độ quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của giáo viên, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi giáo viên trong sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học có sự khác nhau. Do vậy, những biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực).

Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của các nhà trường. Đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường yêu cầu cán bộ quản lý, tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học không được đưa vào ý kiến chủ quan của người quản lý. Việc đề ra và triển khai những biện pháp quản lý phải hiểu thấu đáo, tính tốn đầy đủ các điều kiện về con người, về cơ sở vật chất, từ đó đề ra các biện pháp quản lý vừa có khoa học, phù hợp với quy luật, xu thế phát triển ổn định của nhà trường.

3.1.3. Các biện pháp đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và khả thi

Xét theo lý thuyết hệ thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học có liên quan tới nhiều yếu tố như trình độ đội ngũ, công tác quản lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị dạy học,... cho nên các biện pháp quản lý phải đồng bộ, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra.

Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học diễn ra thường xuyên, liên tục và có kế hoạch của

các chủ thể quản lý tới đội ngũ giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ dạy học tại nhà trường. Do đó, khi thực hiện nhiệm vụ quản lý phải đảm bảo một cách chặt chẽ các khâu, các bước, triển khai một cách đồng bộ, hệ thống có tính khả thi cao những biện pháp đề ra.

Mặt khác, mỗi biện pháp có vị trí, vai trị độc lập riêng song có mối liên hệ chặt chẽ, tác động biện chứng hỗ trợ cho nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng các biện pháp phải bảo đảm tính đồng bộ, thiết thực và xuất phát từ tình hình thực tiễn phản ánh về chất lượng, tác phong quản lý và khả năng thực hiện của đội ngũ cán bộ cũng như những thuận lợi, khó khăn tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của giáo viên và phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Thơng qua đó, nắm vững những mặt mạnh, mặt hạn chế của cán bộ quản lý, giáo viên khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học để đề ra các biện pháp quản lý bảo đảm thiết thực, khả thi, thỏa mãn được các yếu tố liên quan ràng buộc nhằm nâng cao chất lượng dạy học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho cán bộ, giáo viên nhà trường

* Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức có vai trị quan trọng trong việc chỉ đạo mọi hành động, hành vi của mỗi người. Khi có nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, như mong muốn. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho cán bộ giáo viên nhà trường, để mỗi cán bộ, giáo

viên hiểu đúng, sâu sắc về bài giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong dạy học góp phần đổi mới tư duy quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Tạo được sự nhất trí, đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà trường từ đó huy động được tối đa sức mạnh của tập thể nhà trường vào ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Chính vì vậy, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học là biện pháp có vị trí quan trọng, quyết định hướng đi và hiệu quả của việc nâng cao chất lượng dạy học; là tiền đề cho các biện pháp đạt hiệu quả. .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)