Nhận thức của cán bộ, giáo viên về ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 58)

2.2. Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về ứng dụng công nghệ

trong dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô

2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học truyền thông trong dạy học

* Nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đối với dạy học

quản lý, chuyên viên giáo dục, giáo viên về mức độ cần thiết của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, cho thấy hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh và rộng khắp ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hố nói chung, giáo dục, đào tạo nói riêng thì cơng nghệ thơng tin và truyền thơng có tầm quan trọng đặc biệt, nó bảo đảm cho các hoạt động quản lý, giảng dạy, cập nhật thông tin diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và khả năng lưu trữ thông tin tốt hơn so với các hình thức lưu trữ, bảo mật đã sử dụng trước đây. Chính vì vậy, khơng có ý kiến nào đánh giá là “không cần thiết”, về mức độ “chưa cần thiết”, chỉ có 3 ý kiến, chiếm 5,0%. Ý kiến cho là chưa cần thiết, xuất phát từ nhiệm vụ công tác, giảng dạy của giáo viên (đây là những giáo viên dạy các mơn học ngồi trời, ít liên quan đến công nghệ thông tin, đến kiến thức xã hội, kiến thức tự nhiên). Tỷ lệ đánh giá là “rất cần thiết”, chiếm 83,3%, “cần thiết”, chiếm 11,7%, với kết quả này cho thấy, cán bộ, giáo viên và chuyên viên giáo dục đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong quản lý giáo dục và dạy học ở các nhà trường phổ thơng nói chung, ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Bảng 2.2. Thống kê nhận thức của cán bộ, chuyên viên, giáo viên

về mức độ cần thiết của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

TT Mức độ cần thiết Số lượng Tỷ lệ %

1. Rất cần thiết 50 83,3

2. Cần thiết 10 16,7

* Nhận thức về tác dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Bảng 2.3. Thống kê nhận thức của cán bộ, chuyên viên, giáo viên

về tác dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

TT

Tác dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy

học

Tốt Khá T.B Yếu

SL % SL % SL % SL % 1. Làm cho bài giảng trở nên sinh

động, hấp dẫn hơn 54 90,0 5 8,3 1 1,7 0 0 2. Góp phần nâng cao chất lượng,

hiệu quả giờ học 46 76,7 6 10,0 5 8,3 3 5,0 3. Tích cực hóa hoạt động nhận

thức của học sinh trong giờ học 52 87,0 4 6,7 2 3,3 1 1,7 4. Dễ dàng gợi mở, giúp học sinh

liên hệ kiến thức với thực tế 45 75,0 7 11,7 5 8,3 3 5,0 5. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng

sử dụng máy tính và phương tiện truyền thông để truyền đạt thông tin kiến thức

42 70,0 8 13,3 6 10,0 4 6,7

6. Giúp học sinh tiếp cận với công

nghệ hiện đại 55 91,7 3 5,0 2 3,3 7. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm

trong hỗ trợ và hợp tác làm việc

nhóm của học sinh 41 683 10 16,7 6 10,0 3 5,0 Kết quả khảo sát, bảng 2.3 cho thấy việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào day học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn bước đầu phát huy được tác dụng tích cực đối với hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh.

Qua quan sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, tôi thấy rằng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng chủ yếu nhằm mục đích khai thác thơng tin qua mạng internet để phục vụ cho việc tìm kiếm tư liệu, thơng tin mới đưa vào dạy học, từ đó “Làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn”, đây là nội dung được đánh giá cao nhất, với hơn 90,0% ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên là “tốt”; thông qua việc ứng dụng công nghệ thơng tin và truyền thơng sẽ thúc đẩy tính: “Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học”, tỷ lệ đánh giá là 87,0%.

Ưu thế lớn nhất của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là giúp học sinh tiếp cận gần hơn với công nghệ hiện đại, với 91,7% số cán bộ, giáo viên đánh giá là “tốt’. Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học sẽ giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn và “Dễ dàng gợi mở, giúp học sinh liên hệ kiến thức với thực tế” cũng được đánh giá ở mức “tốt” là 75,0% số ý kiến được hỏi. Đây chính là một trong những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông, nằm thúc đẩy, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao tinh thần hỗ trợ và hợp tác làm việc nhóm của học sinh. Bên cạnh đó, ưu thế của việc ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là “Giúp học sinh tiếp cận với công nghệ hiện đại”, với 91,7% ý kiến đánh giá “tốt”.

Tuy nhiên, nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, cũng cịn những hạn chế thiếu sót, cần nghiên cứu để khắc phục một cách triệt để. Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên và chuyên viên giáo dục ở bảng 2.4, cho thấy hạn chế đầu tiên khi ứng dụng công nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy học chính là ở khâu chuẩn bị bài giảng điện tử, với 57,0% ý kiến cán bộ, giáo viên cho là phải “Mất nhiều thời gian để xây dựng giáo án điện tử”, mới có một bài giảng hay, thu hút học sinh. Điều này cũng được khẳng định qua việc phỏng vấn cô giáo dạy môn “Ngữ văn”, theo cô D.N.A: “Để xây dựng một giáo án điện tử có chất lượng địi hỏi mất nhiều thời gian lấy thông tin, sưu tầm, lựa chọn tài liệu phù hợp với nội dung bài dạy, thiết kế các Slide với giao diện hợp lý, bảo đảm mỹ quan sư phạm,... với giáo viên có trình độ tin học cơ bản nhưng chưa sử dụng máy tính thành thạo, lại càng mất thời gian nhiều hơn. Như vậy, tất cả những cơng việc tìm kiếm tài liệu, chuẩn bị và xây dựng bài giảng điện tử đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết, kiên nhẫn, mới có thể đạt được mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Bên cạnh, hạn chế về thời gian khi chuẩn bị bài giảng điện tử thì các hạn chế khác cũng có nhiều ý kiến đánh giá như: 60,0% ý kiến cho là “Giáo

viên cần có trình độ tin học cơ bản”, đây đang là rào cản đối với nhà trường vì tỷ lệ giáo viên có tuổi đời trên 45 tuổi chiến hơn 50,0% tổng số cán bộ, giáo viên của nhà trường, những giáo viên này trước đây chưa được đào tạo cơ bản về tin học nên khả năng sử dụng máy tính trong soạn giáo án nói chung, chuẩn bị bài giảng điện tử nói riêng ln gặp khó khăn nhất định. Cùng với đó là 47,0% ý kiến lo lắng về “Khó lường hết các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết dạy”… Những băn khoăn ấy của giáo viên rất cần được sự thông cảm, tạo điều kiện, động viên khích lệ từ Ban giám hiệu nhà trường để giáo viên có thêm động lực tham gia học tập, nâng cao trình độ tin học, nhiệt tình hưởng ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Bảng 2.4. Thống kê nhận thức của cán bộ, chuyên viên, giáo viên

về hạn chế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

TT Hạn chế của việc CNTT&TT trong dạy học Số lượng Tỷ lệ %

1. Mất nhiều thời gian để xây dựng giáo án điện tử 34 57,0

2. Phụ thuộc vào nguồn điện 23 38,3

3. Khó lường hết các tình huống sư phạm xảy ra trong

tiết dạy 28 47,0

4. Giáo viên cần có trình độ tin học cơ bản 36 60,0 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đồng bộ ở các lớp 21 35,0

* Nhận thức về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của cán bộ, giáo viên

Bảng 2.5. Thống kê về khả năng ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông vào dạy học của giáo viên

TT

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào

dạy học

Tốt Khá T.B Yếu

SL % SL % SL % SL % 1. Dạy học bằng giáo án điện tử 48 80,0 8 13,3 4 6,7 0 0 2. Khai thác thông tin qua mạng

Internet phục vụ dạy học 53 88,3 7 11,7 0 0 0 0 3. Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến

thức qua mạng Internet 38 63,3 12 20,0 10 16,7 0 0 4. Dạy học tại phịng máy tính, qua

các phần mềm 45 75,0 10 16,7 5 8,3 0 0 5. Kiểm tra, đánh gia học sinh bằng

Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong nhà trường, chuyên viên giáo dục về khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông đối với dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Các ý kiến được hỏi đều đánh giá rất cao. Cụ thể:

Khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tổ chức dạy học bằng giáo án điện tử, cũng như khả năng khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ dạy học được hầu hết các đối tượng được điều tra với tỷ lệ trên 80,0% đánh giá là tốt. Bên cạnh đó, hoạt động tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng internet và kiểm tra, đánh giá học sinh bằng cơng nghệ thơng tin/máy tính, chưa nhận được sự đánh giá cao cán bộ, giáo viên, tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình là 16,7 và 18,3%.

Với kết quả điều tra nhận thức về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong hoạt động dạy học, cho thấy một bộ phận cán bộ, giáo viên vẫn chưa đánh giá hết được khả năng, tác dụng của mạng internet đối với các hoạt động giáo dục nói chung, dạy học nói riêng trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay; qua kết quả thăm dò ý kiến giáo viên, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều giáo viên quan niệm việc dạy học trên lớp thì giáo viên vẫn giữ vai trị trung tâm của q trình dạy học, điều đó ảnh hưởng nhiều đến tâm lý giáo viên trong nghiên cứu dể sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học ở nhà trường. Mặt khác nhận thức này cũng có nguyên nhân từ thực tế là bản thân một số cán bộ quản lý ở các tổ chuyên môn, giáo viên cũng chưa có điều kiện nhiều để tiếp xúc thường xuyên với mạng internet cũng như tìm hiểu tình hình phát triển phần mềm giáo dục hiện nay.

Kết quả điều tra và trao đổi trực tiếp với một số giáo viên của nhà trường cho thấy, mặc dù nhiều giáo viên nhận thấy được ưu thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào chuẩn bị giáo án điện tử nhưng chưa khai thác được hết hoặc không truyền tải được hết ý tưởng nội dung vào giáo án điện tử do hạn chế về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Mặt

khác, với những giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về tin học, luôn tỏ ra lo lắng trong quá trình giảng dạy bằng giáo án điện tử, cũng như các tình huống sư phạm bất ngờ xảy ra trong quá trình giảng dạy. Một hạn chế nữa đã làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong dạy học, đó là cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, chưa đồng bộ ở các lớp học. Số lượng máy tính chỉ tập trung ở 02 phịng chuyên dụng, máy chiếu có nhưng mới chỉ lắp dặt ở phịng học bộ mơn, còn phòng học của các lớp chưa được đầu tư lắp đặt đầy đủ, điều đó được thể hiện ở 35,0% ý kiến cán bộ, giáo viên nhà trường, chuyên viên giáo dục cho rằng cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học địi hỏi “Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đồng bộ” ngay ở mỗi lớp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)