2.2. Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
2.2.2. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
học của giáo viên Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn
Bảng 2.6. Thống kê hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
vào dạy học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn
TT Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Thường xun Khá TX Rất ít Khơng thực hiện SL % SL % SL % SL % 1. Ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông vào chuẩn
bị bài giảng 47 78,3 10 16,7 3 5,0 0 0 3,73 II 2. Ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông vào tổ
chức giảng dạy trên lớp 45 75,0 9 15,0 4 6,7 2 3,3 3,62 III 3. Ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông vào kiểm tra, đánh giá, tuyên truyền kết quả học tập của học sinh
42 70,0 8 13,3 6 10,0 4 6,7 3,47 IV
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lưu trữ,
thông báo sản phẩm dạy học 50 83,3 7 11,7 3 5,0 0 0 3,78 I
Nhận xét:
Qua bảng thống kê 2.6, về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô cho thấy mức độ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của giáo viên nhà trường đạt mức độ khá thường xuyên thể hiện điểm trung bình chung X = 3,65 (min = 1, max = 4); cụ thể về mức độ hoạt động ứng dụng công nghệ thơng tin và truyền thơng vào q trình dạy học khơng đồng đều ở các cơng việc cụ thể. Được xếp ở vị trí thứ 1 là hoạt động “Ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông vào lưu trữ, thông báo sản phẩm dạy học”, với 83,3% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên (X = 3,78). Trong quá trình điều tra, tác giả đã trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lý nhà trường, cán bộ phụ trách chuyên môn, tác giả được biết nhà trường luôn chỉ đạo cho giáo viên lưu trữ sản phẩm các bài giảng điện tử, kết quả dạy học ở kho dữ liệu chung của nhà trường thơng qua hệ thống máy tính nối mạng nội bộ. Đây là một cách giúp cho giáo viên có thể đăng nhập để tìm hiểu, nghiên cứu bài giảng, sản phẩm của hoạt động dạy học ở các khoá, các bộ mơn khác nhau. Có 78,3% ý kiến đánh giá thường xuyên tiến hành “Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào chuẩn bị bài giảng”, với điểm trung bình là X = 3,73 (xếp ở vị trí thứ bậc 2).
Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ chun mơn nói chung, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học nói riêng. Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của nhà trường chỉ rõ: “Đội ngũ giáo viên đã có nhiều cố gắng trong tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá; đã bắt nhịp kịp thời với các đòi hỏi về chuyên môn và chất lượng giảng dạy (đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác như: soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng hệ thống e-mail công vụ, sử dụng Sổ điểm điện tử, Sổ liên lạc điện tử, ....) [40].
Để khẳng định cho nhận định trên của nhà trường, tác giả đã trực tiếp tro đổi với thầy giáo N.M.Đ, dạy môn Vật lý, thầy cho biết: giáo viên của nhà trường đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của cơng nghệ thơng tin và truyền thông đối với hoạt động dạy học, hàng năm nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập huấn cách thức soạn bài giáo án powerpoint, nhưng một số giáo viên (chủ yếu giáo viên lớn tuổi) nhận thấy trình độ tin học chưa vững, không tự tin mỗi khi đứng trên lớp giảng dạy khi sử dụng máy móc, do vậy khâu chuẩn bị bài giảng được chú ý hơn cả, có giáo án tốt trước khi lên lớp giúp cho giáo viên yên tâm, tự tin trong thao tác giảng bài bằng công nghệ thông tin và truyền thông.
Được đánh giá ở vị trí thứ 3 là hoạt động “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào tổ chức giảng dạy trên lớp”, có 75,0% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên (X = 3,62). Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trình độ tin học, phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu, phơng chiếu, loa,...). Tuy nhiên, hiện nay số giáo viên có trình độ tin học ở mức độ cơ bản chiếm đa số, nên khả năng nắm vững, vận dụng linh hoạt các phần mềm và xử lý khi xảy ra tình huống hầu như cịn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, bên cạnh đó, trang thiết bị, đồ dùng như phơng màn, máy tính, loa đài khơng được đồng bộ trong các phịng học. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy không được thực hiện thường xuyên, mà chỉ tập trung vào những buổi thi giáo viên dạy giỏi, hội giảng... Hơn nữa, hàng năm nhà trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học cho giáo viên, nhưng sau bồi dưỡng lại không được thực hành thường xuyên dẫn đến việc tiếp thu cái mới gặp khó, dẫn đến việc ngại áp dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông vào giảng dạy. Do vậy, nhà trường cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện có thể nhằm
giúp giáo viên sử dụng máy tính trong tìm kiếm thơng tin, soạn bài giảng điện tử và giảng dạy bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Xếp ở vị trí cuối cùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học là hoạt động “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào kiểm tra, đánh giá, tuyên truyền kết quả học tập của học sinh”, với 70,0% ý kiến đánh giá thực hiện “thường xuyên” và điểm trung bình X = 3,47. Thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào kiểm tra, đánh giá, tuyên truyền kết quả học tập của học sinh, mới chỉ dừng lại ở việc sao in các đề thi hoặc sử dụng bản in đánh máy rồi coppy nhân bản, việc sử dụng hộp thư điện tử để thông báo kết qảu học tập của học sinh cho gia đình chưa được quan tâm đúng mức, nên có tới 6,7% ý kiến cho rằng hoạt động này là “không thực hiện”, đây là một trong những khâu yếu cần có biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện tốt hơn để giúp giáo viên tích cực trong thu thập, sưu tầm các câu hỏi, đề thi đưa vào sử dụng cho học sinh thi, kiểm tra và tổ chức sử dụng hộp thư điện tử, giúp cho việc liên hệ với gia đình học sinh thuận lợi hơn, kịp thời thông báo tình hình, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để phối hợp giữa nhà trường với gia đình giáo dục, quản lý học sinh. Báo cáo tổng kết chuyên môn năm học 2015 - 2016 của nhà trường đã chỉ rõ: “Giáo viên muộn giờ, qn giờ, hồ sơ, giáo án khơng kí duyệt kịp thời, chưa nhập điểm kịp thời trên hệ thống sổ điểm điện tử và sổ liên lạc điện tử, việc rà sốt đảm bảo tiến độ giảng dạy khơng chính xác, kịp thời gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác chun mơn” [40].