Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 75)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và

2.3.2. Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

trong dạy học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn

2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên,

chuyên viên về việc xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

TT Nội dung kế hoạch

Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Tốt Khá T.B Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học cho năm học và từng học kỳ.

45 75,0 9 15,0 4 6,7 2 3,3 3,62 IV

2.

Lập kế hoạch xây dựng chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học, để phổ biến, làm mơ hình định hướng cho các môn học và các giờ dạy cụ thể.

42 70,0 8 13,3 6 10,0 4 6,7 3,47 V

3.

Xây dựng kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin và truyền thông cho giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường.

46 76,7 9 15,0 3 5,0 2 3,3 3,65 III

4.

Lập và thực hiện kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

50 83,3 6 10,0 3 5,0 1 1,7 3,75 I

5.

Xây dựng kế hoạch về đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật, cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

47 78,3 7 11,7 5 8,3 1 1,7 3,67 II

Nhận xét:

Kết quả điều tra xã hội học về thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, các ý kiến đều đánh giá cao việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường, với 05 nội dung đánh giá về thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, có điểm trung bình chung là X = 3,63. Trong đó, hoạt động “Lập và thực hiện kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”, được đánh giá với điểm số cao nhất là 50/60 người đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt”, với số điểm trung bình là X = 3,75 điểm; hoạt động “Xây dựng kế hoạch về đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật, cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”, đạt điểm trung bình X = 3,67 điểm (xếp ở vị trí thứ 2); hoạt động “Xây dựng kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cơng nghệ thông tin và truyền thông cho giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường”, là hoạt động cũng nhận được đa số ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ “khá” và “tốt”, tương đối cao, với số điểm trung bình X = 3,65 (xếp ở vị trí thứ 3).

Đứng ở vị trí thứ 4 là “Xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học cho năm học và từng học kỳ”, hoạt động này của cán bộ quản lý nhà trường chỉ nhận được 45/60 người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện là “tốt”, với số điểm trung bình là X = 3,62 điểm. Đứng ở vị trí cuối cùng trong chuỗi các hoạt động quản lý xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn là “Lập kế hoạch xây dựng chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào dạy học, để phổ biến, làm mơ hình định hướng cho các mơn học và các giờ dạy cụ thể”, với số điểm trung bình là 3,47 điểm.

Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, hoạt động xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phục vụ cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học được cán bộ quản lý đặc biệt quan tâm, bởi lẽ không thể ứng dụng bài giảng điện tử vào giảng dạy khi khong có các loại máy móc như máy tính, máy chiếu vật thể, máy chiếu projector... Tuy nhiên, hiện nay nhà trường có 08 máy chiếu các loại nhưng đã cũ, khơng đáp ứng được hết nhu cầu dạy và học. Do vậy, trước yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường, cần xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và được bổ sung kế hoạch hàng năm theo sự phát triển của nhiệm vụ dạy học.

Bên cạnh đó, việc “Lập kế hoạch xây dựng chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học, để phổ biến, làm mơ hình định hướng cho các mơn học và các giờ dạy cụ thể”, vẫn cịn tới 16,7% ý kiến dánh giá ở mức độ “trung bình” và “yếu”, trước thực tế này, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường, cán bộ quản lý chuyên môn, cần đẩy mạnh hơn nữa việc lập kế hoạch xây dựng chuyên đề một cách thường xuyên và tổ chức thực hiện nghiêm túc, trong đó cần đặc biệt chú ý đến các kế hoạch xây dựng ngân hàng giáo án điện tử để làm kho tư liệu, tham khảo giúp giáo viên tự học nâng cao trình độ ngay trong q trình cơng tác tại trường.

2.3.2.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên,

chuyên viên về tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

TT Nội dung Tốt Mức độ thực hiện Bình thường Chưa tốt ĐTB Thứ bậc

SL % SL % SL %

1.

Tổ chức quán triệt cho các tổ chuyên môn về các hoạt động cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở từng học kỳ, từng giai đoạn cụ thể.

45 75,0 12 20,0 3 5,0 2,7 I

2.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng giáo án điện tử, bài giảng E- learning

42 70,0 10 16,7 8 13,3 2,57 III

3.

Tổ chức các buổi hội giảng, thảo luận chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

38 63,3 13 21,7 9 15,0 2,48 V

4.

Tổ chức, thực hiện nghiêm hoạt động dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

42 70,0 14 23,3 4 6,7 2,63 II

5.

Gửi giáo viên đi đào tạo, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cơng nghệ thông tin cho giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường

40 66,7 13 21,7 7 11,7 2,55 IV

Điểm trung bình 69,0 20,7 10,3 2,59

Nhận xét:

Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng 2.9, cho thấy, việc tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, nhận được kết quả đánh giá ở mức khá trở lên với tỷ lệ tương đối cao, điểm trung bình của 05 nội dung hoạt động là X = 2,59. Trong đó, thực hiện ở mức độ “tốt”, có 69,0% số người được hỏi trả lời; ở mức độ thực hiện “bình thường” với 20,7% ý kiến đánh giá; có 10,3% số người được hỏi trả lời là “chưa tốt”.

Để tìm hiểu kỹ hơn việc tổ chức thực hiện ở từng hoạt động cụ thể, tác giả nhận thấy, hoạt động “Tổ chức quán triệt cho các tổ chuyên môn về các

hoạt động cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở từng học kỳ, từng giai đoạn cụ thể”, được Ban giám hiệu nhà trưởng, triển khai cụ thể đến các tổ bộ môn và từng giáo viên thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm học và học kỳ, chính vì vậy đã có 75,0% ý kiến được hỏi trả lời về hoạt động này với mức độ thực hiện “tốt” và điểm trung bình chung cũng đạt cao nhất với điểm trung bình X = 2,7 điểm, nhưng vẫn cịn 3 ý kiến đánh giá là “chưa tốt”, chiếm tỷ lệ 5,0%.

Hoạt động dạy học ở nhà trường được xác định là nhiệm vụ chính trị trung tâm, chính vì vậy cơng tác dự giờ, thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy của giáo viên luôn được Ban giám hiệu nhà trường, các bộ môn quan tâm tổ chức thực hiện. Đặc biệt, ngay từ đầu năm học nhà trường khuyến khích giáo viên đăng ký giờ giảng mẫu có sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy học. Qua điều tra cho thấy, việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông chưa được diễn ra thường xuyên, mà chỉ thực hiện dựa trên cơ sở đăng ký và tự nguyện của giáo viên thơng qua các buổi dạy có tính chất hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cịn các buổi dự giờ có tính đột xuất khơng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại hay ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông chưa được thực hiện, mà chủ yếu thanh tra, kiểm tra đột xuất vẫn tập trung chủ yếu ở các giờ giảng sử dụng phương pháp dạy học có tính chất cổ truyền như thuyết trình, đàm thoại… Mặc dù việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra được coi là hoạt động thường xuyên của nhà trường nhưng chưa nhận được sự ủng hộ cao của cả cán bộ, giáo viên, chun viên, chính vì vậy chỉ có 70,0% ý kiến đánh giá “Tổ chức, thực hiện nghiêm hoạt động dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông”, với 70,0% ý kiến đánh giá là thực hiện “tốt” và 6,7% đánh giá việc thực hiện chưa “chưa tốt”, điểm trung bình đạt được là X = 2,63, nên hoạt động này chỉ xếp ở vị trí thứ 2 trong chuỗi các sự kiện về tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học.

Nhìn vào thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường hiện nay cho thấy việc không ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách thường xuyên vào giờ dạy là do việc bố trí máy tính, máy chiếu, phơng màn chủ yếu ở các phịng học bộ mơn và phòng học chuyên dùng nên việc di chuyển thiết bị, máy móc sang các phịng học thường gặp khó khăn, mất thời gian. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng vi tính của giáo viên chưa thật linh hoạt, cùng với tâm lý e ngại, sợ mất nhiều thời gian để thiết kế, soạn một bài giảng giáo án điện tử. Đây chính là rào cản làm cho hoạt động “Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng giáo án điện tử, bài giảng E-learning”, chỉ nhận được 70,0% số người được hỏi đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt” và 13,3% ý kiến đánh giá việc thực hiện là “chưa tốt”, điểm trung bình là X = 2,57 điểm và xếp ở vị trí thứ 3 trong các hoạt động chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của nhà trường.

Đối với hoạt động “Tổ chức các buổi hội giảng, thảo luận chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”, không nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, giáo viên, chuyên viên, chỉ có 38/60 số người được hỏi cho là hoạt động này thực hiện ở mức “tốt”, chiếm tỷ lệ 38,0%, trong khi đó 9/60 người trả lời là “chưa tốt”, chiếm tỷ lệ 15,0%. Với kết quả này, đã đánh giá khá chính xác thực trạng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông vào giảng dạy ở nhà trường hiện nay. Trong năm học, hầu như giảng có sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông chỉ dược tiến hành ở những giờ hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tập trung chủ yếu vào những giáo viên dạy tin học, tiếng Anh hay những giáo viên trẻ được dào tạo khá bài bản về tin học ứng dụng. Đây là vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý nah trường cần quan tâm nghiên cứu để tìm ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hội giảng, thảo luận chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở nhà trường.

2.3.2.3. Thực trạng quản lý sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giáo viên, chuyên

viên về quản lý sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

ĐTB Thứ bậc

Tốt thường Bình Chưa có hiệu quả SL % SL % SL % 1.

Lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông

tin và truyền thông vào dạy học 46 76,7 12 20,0 2 3,3 2,73 I 2.

Chỉ đạo việc sử dụng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông vào dạy học 43 71,6 14 23,4 3 5,0 2,67 III 3.

Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông vào dạy học 39 65,0 13 21,7 8 13,3 2,52 V 4.

Tổ chức thường xuyên việc bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học

42 70,0 15 25,0 3 5,0 2,65 IV

5.

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong mua sắm phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học

43 71,7 15 25,0 2 3,3 2,68 II

Điểm trung bình 71,0 23,0 6,0 2,65

Nhận xét:

Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc trong những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng của huyện, của ngành giáo dục trong đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phòng học chuyên dùng của các bộ mơn, phịng học chung được trang bị các thiết bị điện tử, mạng Internet ở thư viện… Tuy nhiên, các thiết bị được mua sắm ở những thời điểm khác nhau, chủng loại khác nhau nên cịn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, đây là một trong những khó khăn, gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của nhà trường, đặt ra cho các nhà quản lý phải cân nhắc, tính tốn có

phương án để quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật một cách hợp lý phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo ứng dụng, kiểm tra, đánh giá và mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm bổ sung cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học. Hoạt động “Lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học”, đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của cán bộ quản lý, giáo viên và chuyên viên giáo dục. Các ý kiến được hỏi đều cho rằng đay là hoạt động thực hiện “tốt” với 76,7% ý kiến đánh giá và điểm trung bình là X = 2,73 điểm.

“Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong mua sắm phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học”, là một trong những hoạt động được cán bộ, giáo viên của nhà trường thực hiện tương đối tốt. Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm học, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tư vấn của các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh trong việc mua sắm, cải tạo cơ sở vật chất của nhà trường hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông sáng sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)