Thực tiễn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ x ở trường trường trung học cơ sở (Trang 35)

Biểu đồ 2.3 So sánh mức độ hứng thú của học sinh trƣớc và sau thử nghiệm

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy

học lịch sử ở trường Trung học cơ sở

Để có thể hiểu đƣợc thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trƣờng THCS hiện nay, chúng tôi đã tiến hành trao đổi và phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh ở một số trƣờng THCS

1.2.1.1. Mục đích

Thấy rõ vai trị và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình giáo dục THCS

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm và từ đó đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình Lịch sử THCS.

Làm cơ sở thực tiễn để đối chiếu lí luận, đƣa ra những hình thức tổ chức học tập trải nghiệm trong chƣơng trình Lịch sử THCS.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến cho 15 giáo viên dạy Lịch sử và 300 học sinh ở một số trƣờng THCS nhƣ TH- THCS Hịa Bình – La Trobe – Hà Nội, THCS Minh Khai – Bắc Từ Liêm - Hà Nội, THCS Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội, THCS Nam Từ Liêm – Nam Từ Liêm – Hà Nội, THCS Nghĩa Tân.

STT Thành phố Trƣờng Số GV đƣợc hỏi ý kiến Số HS đƣợc hỏi ý kiến 1 Hà Nội TH – THCS Hịa Bình – La Trobe 2 50

2 Hà Nội THCS Minh Khai 5 50

3 Hà Nội THCS Phú Diễn 3 50

4 Hà Nội THCS Nam Từ Liêm 3 50

5 Hà Nội THCS Nghĩa Tân 2 50

Tổng 15 250

1.2.1.3. Nội dung khảo sát

Về phía giáo viên, chúng tơi tập trung vào các vấn đề sau

- Quan niệm, nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình Lịch sử THCS

- Vai trị, ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình mơn Lịch sử ở THCS.

- Tìm hiểu các hình thức tổ chức dạy học lịch sử nói chung và hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm thƣờng hay sử dụng trong giờ dạy Lịch sử.

- Tìm hiểu việc Thầy (cơ) có thƣờng xun tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh vào dạy học Lịch sử khơng.

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khắn của giáo viên trong q trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Lịch sử, đồng thời có thể đƣa ra ý kiến đề xuất nhằm thực hiện việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả tốt nhất.

Về phía HS, chúng tơi tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thái độ, tinh thần học tập bộ môn Lịch sử của học sinh

- Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm trong bộ mơn Lịch sử.

- Tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh với việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong môn Lịch sử.

- Những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi học lịch sử theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm.

1.2.1.4. Kết quả khảo sát

- Quan niệm của GV về tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Lịch sử.

Kết quả điều tra khảo sát cho thất tất cả giáo viên (100%) đƣợc hỏi đều nhận thấy rằng cần thiết phải tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Lịch sử. Điều này chứng tỏ các giáo viên đã ý thức đƣợc tầm quan trong của việc tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Lịch sử.

Mặc dù ý thức đƣợc vai trò của hoạt động học tập trải nghiệm nhƣng các GV lại có quan niệm, nhận thức khác nhau về hoạt động trải nghiệm.

Tỉ lệ nhỏ 1/15 (6.6%) quan niệm khái niệm hoạt động trải nghiệm trùng với khái niệm hoạt động ngoại khóa.

Có 3/15 (20%) thầy cơ cho rằng là hình thức tổ cho học sinh tham gia các hoạt động tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại.

Một số khác 5/15 (chiếm 33%) quan niệm rằng đó là hoạt động ngoại khóa sau giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp.

Trong khi đó 8/15 (chiếm 53%) cho rằng đó là hình thức học tập học sinh đƣợc trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động.

Trong phạm vi nghiên cứu ccuar đề tài sẽ góp phần cung cấp hệ thống lí luận về vấn đề này và là nguồn tài liệu thm khảo hữu ích cho các thầy cô.

Quan niệm của HS với môn học:

Kết quả cho thấy phần lớn học sinh khơng u thích mơn Lịch sử: Chỉ có 92/250 HS tỏ ra u thích lịch sử (36,8%). Trong khi đó số học sinh tỏ ra thờ ơ và khơng u thích mơn học này là 158/250 HS chiếm (63,2%). Thực trạng học sinh khơng u thích mơn Lịch sử là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân quan trọng là do phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên.

Tuy nhiên, đa phần học sinh đều đánh giá đƣợc tầm quan trọng của mơn học. Có tới 178/250 (chiếm 71,2%) số học sinh đƣợc khảo sát cho rằng Lịch sử là môn học quan trọng trong khi đó 12/250 (chiếm 4,8%) cho rằng đây là môn học không quan trọng. Việc học sinh ý thức đƣợc tầm quan trọng của mơn học là một trong những tín hiệu tích cực trong việc dạy và học mơn Lịch sử ở trƣờng THCS hiện nay. Từ thực tế học lịch sử là quan trọng nhƣng khơng u thích mơn học đã đặt ra cho mỗi GV cần nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học nâng cao chất lƣợng dạy và học sinh lịch sử hiện nay.

Ý kiến của GV và HS cùng tập trung vào các vấn đế: ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm giúp học sinh tạo biểu tƣợng lịch sử, bồi dƣờng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất. Gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn, phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, giáo dục tƣ tƣởng tình cảm cho học sinh. Có tới 12/15 (chiếm 80% ) GV đã thống nhất cho rằng hoạt động trải nghiệm đem lại cả 3 ý nghĩa trên.

Về mức độ cần thiết khi tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong học tập lịch sử thì kết quả thu đƣợc là 183/250 (chiếm 73,2%) HS đồng ý cần

thiết và chỉ có 15/250 (chiếm 6%) HS cho rằng khơng cần thiết. Nhƣ vậy, HS có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiểm trong dạy học lịch sử.

- Về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử:

Không chỉ GV nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm mà bản thân mỗi HS cũng nhận thức đƣợc điều này. Có 201/250 chiếm (80,8%) HS đƣợc khảo sát đã đồng ý chọn 3 ý kiến trên. Nhƣ vậy, đa số các em đều rất hứng thú, hiểu và nắm đƣợc vai trò, tầm quan trọng của hoạt động học tập trải nghiệm trong việc giúp HS khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức học đƣợc ở trên lớp vào cuộc sống, làm cho môn học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Tuy nhiên cũng có một bộ phận học sinh không quan tâm hoặc cho là hoạt động trải nghiệm chỉ là đƣợc đi tham quan dã ngoại thực tế ngồi các giờ học sinh chính khóa mà khơng có tác dụng trong việc học tập Lịch sử của học sinh.

Từ kết quả khảo sát cho thấy GV và HS đều nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm. Nếu đƣợc triển khai, áp dụng trong các giờ học Lịch sử chắc chắn sẽ tạo đƣợc sự hứng thú với học sinh.

Thực trạng vận dụng hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trƣờng THCS.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các GV đều đã tổ chức cho HS học tập trải nghiệm. Có 2/15 (chiếm 13,3%) GV thƣờng xuyên, 7/15 (chiếm 46,6%) thỉnh thoảng có sử dụng. Nhƣng cũng có tới 6/15 (chiếm 40%) GV hiếm khi và chƣa bao giờ tiến hành hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử.

Trong khi đó, điều tra ở học sinh cũng có kết quả 163/250 (chiếm 65,2 %) học sinh cho rằng thầy cơ thỉnh thoảng có hƣớng dẫn có hƣớng dẫn học sinh hoạt động học tập trải nghiệm, có 87/250 (chiếm 34,8%) số học sinh cho

rằng chƣa đƣợc học nhƣ vậy. Nhƣ vậy, tuy nhận thấy sự cần thiết của hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học lịch sửu nhƣng không phải GV nào cũng thực hiện đƣợc. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân căn bản là GV chƣa có những hiểu biết về hình thức tổ chức dạy học mới này.

Đồng thời chúng tơi cũng tìm hiểu về những hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học lịch sử. Về phía GV, 7/15 (chiếm 46,6%) GV thƣờng xuyên tiến hành hoạt động trải nghiệm ở các di tích lịch sử văn hóa, 30% trải nghiệ dƣới hình thức đóng vai, chỉ có 5% GV cho học sinh trải nghiệm ở các làng nghề. Về phía HS, kết quat cũng tƣơng tự nhƣ vậy, 83,2 % HS đã đƣợc GV cho học tập trải nghiệm ở các di tích lịch sử dƣới hình thức trị chơi.

Kết quả này cho thấy, GV cũng chƣa sử dụng đa dạng hình thức trải nghiệm cho HS, vẫn tập trung chủ yếu ở một số hình thức cơ bản.

Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của HS khi học tập lịch sử dƣới hình thức trải nghiệm là cơ sở để mỗi giáo viên nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của HS từ đó đƣa ra những điều chỉnh hợp lí. Phần lớn học sinh cho rằng trải nghiệm trong học tập lịch sử sẽ làm cho các em phát huy hết khả năng năng lực của bản thân, cảm thấy môn lịch sử hấp dẫn, thú vị, giúp cho các em dễ nhỡ kiến thức, hiểu sâu các sự kiện lịch sử. Thấy đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức sách vở với kiến thức thực tế.

Những khó khăn mà các em gặp phải là mất nhiều thời gian cho việc học tập mơn học, có ít nhất nguồn tài liệu tham khảo và hình thức học tập này cũng có nhiều điểm khác biệt với cách học truyền thống nên bƣớc đầu có nhiều bỡ ngỡ.

Trong khi đó, GV nhận thấy học tập trải nghiệm có những thuận lợi cơ bản nhƣ học sinh hào hứng, tích cực đó là điều mà học sinh vốn khơng nhận thấy ở môn học này trƣớc đây. GV cũng cho rằng khó khan chủ yếu là chƣa

biết cách tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp với nội dung bài học lịch sử nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngồi ra, tiêu chí đánh giá và mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng là điều mà các GV nhận thấy ở hình thức dạy học này.

1.2.2. Nguyên nhân và định hướng

Điều tra, khảo sát ý kiến của GV và HS không chỉ giúp cho việc đƣa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng dạy học nói chung, vấn đề tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm nói riêng mà cịn là cơ sở nêu ra những nguyên nhân và những định hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học bộ môn.

1.2.2.1. Nguyên nhân

Thứ nhất, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng đang gặp phải khó khan

đáng kể đó là các trƣờng từ trƣớc đến nay làm chƣa đƣợc bài bản, chƣa có tính hệ thống. Do đó cần có kế hoạch để hƣớng dẫn cơ sở thực hiện hiệu quả.

Thứ hai, việc liên hệ với cơ sở đƣa HS đi đôi khi cũng không thuận lợi nhƣ

cơ sở, không gian, hạn chế số lƣợng HS đến… Ngồi ra, nhà trƣờng cịn gặp khó trong khâu tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS.

Thứ ba, việc nhận thức về bộ môn lịch sử của học sinh, coi đây là mơn

học khơng quan trọng, khơng giúp gì cho cuộc sống hiện tại, cái gì đã gọi là quá khứ là đã qua, khơng giúp gì cho cuộc sống hiện tại. Quan niệm khơng đúng về vị trí, chức năng, vai trị của bộ mơn lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ, những thiếu sót trong cơng tác đào tạo, bồ dƣỡng giáo viên, nghiệp vụ, tƣ tƣởng.

Thứ tư, do tác động về mặt tƣ tƣởng thời đại, ngày nay khi đa phần các

em đều chọn khối các ngành kinh tế, khi mà công việc sau này thuận lợi hơn so với lựa chọn những khối ngành khoa học xã hội. Do đó, học sinh tập trung vào các mơn học sẽ thi đại học để đối phó với những mơn học khác. Vì vậy, nhiều ngƣời đặt ra câu hỏi: “Học lịch sử để làm gì?”

Thứ năm, việc đào tạo giáo viên lịch sử cho các trƣờng trung học cở sở

trƣờng THCS hiện nay đào tạo từ nhiều nguồn nhƣ đại học, cao đẳng sƣ phạm trung ƣơng, đại học, cao đẳng sự phạm vùng, địa phƣơng… nhƣng khơng đƣợc kiểm tra đánh giá kĩ lƣỡng. Chƣơng trình và chất lƣợng đào tạo có nhiều khác biệt nên giáo viên không đồng đều. Hiện tƣợng GV phát thanh lại sách giáo khoa, biến bài học lịch sử thành bài chính trị vẫn diễn ra. Bởi vì khơng ít GV lịch sử ở trƣờng trung học cịn yếu về chun mơn và năng lực sƣ phạm bộ môn lịch sử. Chính vì vậy chất lƣợng dạy học lịch sử không thể không bị ảnh hƣởng.

Thứ sáu, chƣơng trình học hiện hành là học theo tiết, theo bài, theo

môn. Với kế hoạch giảng dạy theo tiết, bài với thời lƣợng 45 phút thì sẽ khó khan cho giáo viên trong quá trình triển khai, cơ sở vật chất cũng nhƣ trình độ nhận thức của học sinh ở nhiều địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc với phƣơng pháp học này.

1.2.2.2. Định hướng

Để nâng cao chất lƣợng của hoạt động trải nghiệm cần đƣa ra các định hƣớng sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò, ý nghĩa

của hình thức dạy học mới này cũng nhƣ vận dụng vào các hình thức dạy học làm cho bài học nội khó thêm phần hấp dẫn, gây hứng thú.

Thứ hai, đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật dạy học đặc biệt là

vấn đề nguồn vốn để hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử đƣợc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả.

Thứ ba, tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên về phƣơng pháp

dạy học mới trong đó hình thức trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trƣờng THCS.

Thứ tư, bản thân mỗi giáo viên phải phân biệt đƣợc điểm tƣơng đồng và

khác biệt giữa dạy học lịch sử trải nghiệm với dạy học lịch sử ngoại khóa. GV phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm cũng nhƣ tiếp thu các hình thứ dạy học hiện đại theo hƣớng phát huy năng lực HS.

Tiểu kết chƣơng 1 1. Về cơ sở lí luận

Chúng tơi trình bày cơ sở lí luận của phƣơng pháp dạy học để phát huy năng lực học sinh với trọng tâm là tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Trƣớc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học sau 2018, các nhà nghiên cứu đã cố gắng áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới nhằm phát triển năng lực học sinh, tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đó. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục theo chủ đề, đƣợc thiết kế tổ chức, thực hiện theo hƣớng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ đề, đƣợc thiết kế tổ chức, thực hiện theo hƣớng tích hợp nhiều lĩnh vực, mơn học học thành các chủ đề mang tính mở, hình thức và phƣơng pháp tổ chức đa dạng, nhằm giúp học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy tối đa khả năng đa dạng, nhằm giúp học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm à phát huy tối đa khả năng năng lực học tập của học sinh. Bài nghiên cứu cũng chỉ rõ bản chất, đặc điểm các hình thức của tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng nhƣ vai trò của GV, HS trong các hoạt động trải nghiệm.

Với hoạt động trải nghiệm, chúng tơi trình bày vị trí vai trị một số hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ x ở trường trường trung học cơ sở (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)