Sân khấu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ x ở trường trường trung học cơ sở (Trang 63 - 70)

Biểu đồ 2.3 So sánh mức độ hứng thú của học sinh trƣớc và sau thử nghiệm

2.5. Một số hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh

2.5.3. Sân khấu hóa

Đặc điểm:

Sân khấu hóa là một hình thức nghệ thuật tƣơng tác dựa trên hoạt động diễn kịch dựa trên nội dung của các kiến thức trong quá trình giáo dục.

Nội dung của sân khấu tƣơng tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tới cuộc sống của học sinh. Học sinh chọn ra vấn đề, các em tự xây dựng kịch bản và cuối cùng chọn ra các diễn viên cho vở diễn.

Cách thức tiến hành:

Bước 1: Xác định nội dung, đề tài

Phải xác định đƣợc mục đích, ý nghĩa của buổi sinh hoạt, từ đó xác định ln mục đích ý nghĩa của nội dung tác phẩm sân khấu.

Bước 2: Xây dựng kịch bản

Kịch bản là nội dung câu chuyện sân khấu (chuyển tải nội dung buổi sinh hoạt) trong đó có: nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện, “hành động” của nhân vật trong từng tình cảnh câu chuyện… đƣợc trình bày bằng ký tự văn học.

Bước 3: Phân vai diễn và tập kịch

Học sinh lựa chọn vai diễn phù hợp với mình và tập kịch theo kịch bản

Bước 4: Diễn kịch Ý nghĩa:

Thông qua sân khấu tƣơng tác, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng nhƣ: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống… Ngồi ra cịn giúp các em tự tin trƣớc đám đông, phát hiện đƣợc tài năng và năng khiếu của mình từ đó sẽ phát huy những tài năng đó.

Ví dụ 1: Vở kịch “Khởi nghĩa Hai Bà Trƣng”

Hình 2.1. Học sinh chuẩn bị vở kịch “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng”

Cảnh 1

Bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống. Phía trong sân khấu dàn cảnh rừng, có các tƣớng và binh sĩ, dân quân, đứng lấp ló trong ánh đuốc. Bốn nhân vật này lần lƣợt tiến bƣớc theo thứ tự, mỗi ngƣời tuốt kiếm kêu gọi một câu, xong bƣớc lui nhƣng vẫn trƣớc các binh tƣớng phía sau.

Hai Bà Trƣng đứng hai bên Thi Tƣớng quân. Lão tƣớng Man Thiện đứng cạnh Trƣng Nhị)

Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!!Thi Tƣớng quân: - Hỡi toàn dân Giao Chỉ !

-Dạ !

Một hồi trống. Chiêng !!! Lão tƣớng Man Thiện: - Hỡi hỡi ngƣời Cửu Chân!

Chiêng !!! Toàn binh tƣớng đáp: - Dạ !

Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Trƣng Trắc: - Hỡi toàn dân Hợp Phố !

Chiêng !!! Binh tƣớng: - Dạ !

Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Trƣng Nhị: -Hỡi toàn dân Nhật Nam !

Chiêng !!!Binh tƣớng: - Dạ !

Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Thi Tƣớng quân:

- Quê hƣơng Văn Lang ta đắm chìm trong khốn khổ lầm than Dƣới ách thống trị tham tàn ngoại bang Đông Hán

Hỡi trăm dòng Bách Việt ! Chung một giống Lạc Hồng Hãy vùng lên !

Phất cao cờ khởi nghĩa !

Một hồi trống…(Đèn sân khấu bật sáng hết. Tất cả binh tƣớng đứng dậy reo hò, phất cờ ngũ linh và tiểu kỳ, giơ cao vũ khí, rồi đồng loạt reo hò lập lại) Ba tiếng chiêng !!!

-Phất cao cờ khởi nghĩa !

Một tiếng chiêng !!!! Trƣng Trắc: (Hƣớng về Thi Tƣớng quân) - Bố mấy Cái cùng chung chí hƣớng

Nguyện một lịng dành lại non sơng Tay trong tay

Vai kề vai

Dâng gƣơm báu khắc sâu lời ƣớc thệ…

(Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiến chĩa ra ngoài, một tay chống nạnh, đứng bên phải Thi Tƣớng quân)

Một tiếng chiêng !!!! Trƣng Nhị: (Hƣớng về Trƣng Trắc) - Một dạ, cùng một chí

Đem nghĩa khí Mê Linh phất cao cờ bất khuất Dòng Hồng Lạc quyết một mất một cịn Nguyện dâng mình cho tổ quốc non sơng…

(Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiếm chĩa ra ngoài, một tay chống nạng, đứng bên trái Thi Tƣớng quân. Trong khi đó, binh tƣớng cùng tuốt kiếm vung cao gƣơm giáo, dõng dạc lập lại)

Một tiếng chiêng !!!! Binh tƣớng: - Xin nguyện !

(Binh tƣớng đứng thành hàng ngũ, tƣớng cầm cờ ngũ linh hoặc tiểu kỳ. Riêng Nữ tƣớng Lê Chân Đại Nguyên soái cầm cờ lệnh lớn làm hiệu ra lệnh diễn binh. Khi Nữ nguyên soái Lê Chân tiến lên, dộng cán cờ thật mạnh xuống sân khấu coi nhƣ thị uy, rồi mới phất cờ ra lệnh trình diễn trong khi Lão tƣớng Man Thiện đánh trống đồng và Chàng Thi đánh trống da trâu liên hồi. Hai Bà Trƣng cùng diễn múa kiếm, chỉ cần một thế kiếm, xong đứng dựa lƣng vào nhau, chĩa kiếm ra ngoài theo kiểu “chung lƣng đấu cật”. Nữ Nguyên soái lại dộng cán cờ xuống sân khấu ra lệnh đánh kiếm từng cặp hay theo đội hình tùy nghi, đánh kiếm từng cặp hay tồn thể theo đội hình, lần lƣợt và đi vòng quanh Thi Tƣớng quân, Trƣng Trắc, Trƣng Nhị và Lão tƣớng Man Thiện. )

Chuyển cảnh 2

(Nổi trống nhanh dồn dập và chơi ánh sáng chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh giao chiến. Quân Tàu Đông Hán do Tô Đinh dẫn đầu chạy ra, đánh nhau với

quân ta. Tàu xí xơ trong khi qn ta reo hị… Tô Định đuổi theo Thi Tƣớng quân. Quân Tàu bao vây, bắt Thi Tƣớng quân dƣới một spot light, trong khi một spot light khác rọi cảnh Hai Bà Trƣng đánh nhau với một đám quân Tàu khác. Tất cả hai spot lights và đèn tiếp tục chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh hỗn loạn trong khi quân Tàu kéo Thi Tƣớng quân đi. Spot light chiếu cảnh Bà Trƣng rƣợt chém bay mão Tô Định và Tơ Định ơm đầu bị lết chạy… Liên tục chớp tắt để vẫn diễn tả hỗn chiến, trong khi Hai Bà Trƣng vào nhanh hậu trƣờng thay nhanh khăn đội đầu để diễn cảnh 3 lên ngôi. Bà Trƣng Trắc đội khăn gắn lông chim trắng và đen để tang Thi Tƣớng quân. Trƣng Nhị đội khăn gắn lông chim trắng và đen để tang Mẹ là Lão tƣớng Man Thiện tử trận.)

Chuyển cảnh 3

(Đèn bật sáng, không chớp tắt nữa để diễn tả thắng trận.Binh tƣớng ta hàng ngũ chỉnh tề ngay ngắn. Nữ Nguyên Soái Lê Chân cầm cờ lớn có viết chữ Trƣng đi ra, phất cờ trình diễn rồi dộng mạnh cán cờ để Hai Bà Trƣng ra sau đó)

Một hồi trống. Ba tiếng chiêng !!! Trƣng Trắc: (Tiến ra phía giữa trƣớc sân khấu, quỳ xuống nói)

- Bố Thi ! Thi Tƣớng quân !

Một tiếng chiêng !!!! (Đứng dậy, giang hai tay chỉ vào binh tƣớng hàng ngũ chỉnh tề)

- Giao Chỉ, Cửu Chân, Hợp Phố, Nhật Nam ! Muôn ngƣời nhƣ một

Đem tâm huyết quyết quét sạch quân tham tàn Đông Hán Giang san Văn Lang nay thốt vịng u tối

Một cõi Lạc Hồng ngời ngời tỏa rạng (Quỳ xuống, nhƣng đứng dậy ngay) Mà chàng…. Mà chàng…. Bố ơi !!!! Bố vị quốc vong thân !!!!

Lời ƣớc nguyện khơng vẹn tồn dun kiếp Gánh gƣơm đàn nay phận thiếp đơn côi !!!!! Nhƣng âm dƣơng đôi ngả dẫu tách rời

Lịng thiếp, lịng Cái này nguyện trung kiên nối chí …. (Tuốt kiếm đƣa cao)

Trăm năm không lỗi hẹn Một thuở vẫn còn ghi….

Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!!!! (Tất cả tuốt gƣơm tung hô) - Trƣng Nữ Vƣơng ! Trƣng Nữ Vƣơng !!!!!

Nguyền bảo vệ non sông Hồng Lạc !!!!!!!!!

(Nổi ba hồi trống nghiêm trọng trong khi tất cả binh tƣớng đi vòng quanh Hai Bà Trƣng đứng đâu lƣng nhau. Cuối cùng dừng lại thành hàng ngang coi nhƣ cuối cùng, Hai Bà Trƣng đứng trƣớc, giữa, nữ nguyên soái Lê Chân ngay sau Hai Bà và đƣa cao cờ lên)

Một hồi trống. Chấm dứt bằng ba tiếng chiêng !!!!! (Cùng phất cờ reo vang)

- Văn Lang muôn Năm !!!!!!!!!!!!!! Muôn Năm !!!!!!!!!

(Cuối cùng, tắt đèn hết để tất cả đứng thành một hàng ngang, thật nhanh, kể cả Lão Tƣớng quân Man Thiện, Thi Tƣớng quân và Tô Định cùng binh lính, bật đèn sáng, để giàn chào khán thính giả)

Ví dụ 2 : Vở kịch “Khởi nghĩa Bà Triệu”.

- GV cho các đội bốc thăm chia thành ba đội thi gồm: + Hoạt cảnh 1: Tuổi thơ của Bà Triệu

+ Hoạt cảnh 2: Bà Triệu thuần phục voi và bàn bạc với anh trai Triệu Quốc Đạt kế hoạch đánh quân nhà Ngô

+ Hoạt cảnh 3: Bà Triệu cho quân sĩ tập luyện và tiến hành khởi nghĩa năm 248.

- Các đội thi thảo luận, xây dựng “kịch bản”, phân công vai diễn, tập diễn xuất trong nhóm.

- Các nhóm nộp kế hoạch phân vai, chuẩn bị cho giáo viên trong quá trình tập luyện.

- Mỗi đội thi có 5 phút thể hiện phần thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ x ở trường trường trung học cơ sở (Trang 63 - 70)