Tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ x ở trường trường trung học cơ sở (Trang 80 - 90)

Biểu đồ 2.3 So sánh mức độ hứng thú của học sinh trƣớc và sau thử nghiệm

2.5. Một số hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh

2.5.6. Tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại

Đặc điểm:

Tham quan dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để học sinh đƣợc đi thăm, tìm hiểu và học hỏi các kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa…Từ đó giúp các em có đƣợc những kinh nghiệm từ thực tế, các mơ hình, cách làm việc hiệu quả trong một số lĩnh vực nào đó để áp dụng vào cuộc sống của các em.

Cách thức tiến hành tham quan, dã ngoại: Bước 1: Đề xuất ý kiến với Ban giám hiệu

Việc đầu tiên giáo viên làm là xin ý kiến Ban giám hiệu nhà trƣờng cho phép đƣợc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại.

Bước 2: Xác định số lượng học sinh tham quan, dã ngoại

Việc tiếp theo giáo viên làm là tạo một thông báo để truyền tải đến tất cả học sinh để các em nắm bắt đƣợc thông tin. Điều này rất cần thiết giúp giáo viên nắm bắt đƣợc:

- Ý kiến của từng học sinh (nguyện vọng) : thƣờng có rất nhiều ý kiến trái chiều với nhau, điều giáo viên làm là phải khôn khéo chọn ra ý kiến phù hợp thật sự cho 1 tập thể.

- Sự quan tâm của mọi học sinh

Bước 3 : Chọn địa điểm và lập kế hoạch tham quan, dã ngoại

Sau khi khảo sát, nắm bắt đƣợc số ngƣời tham gia, bạn chọn địa điểm cho chuyến đi dã ngoại và đây là bƣớc quan trọng nhất.

Địa điểm bạn chọn phải thỏa những điều sau : + An toàn, sạch sẽ, vệ sinh

+ Cho phép dã ngoại, vui chơi thoải mái

+ Có đƣờng đi cụ thể, tùy thuộc vào lịch trình mà bạn thiết kế chuyên đi dã ngoại

Sau đó lập kế hoạch chi tiết và cụ thể cho chuyến đi

Bước 4 : Tính tốn chi phí cho từng người

Giá tiền phải phù hợp với từng cá nhân đủ các điều kiện : + Thức ăn nƣớc uống

+ Vé vào (nếu có) + Phí q trong trị chơi

Bước 5 : Chuẩn bị

Phải chuẩn bị những việc sau đây : + Phƣơng tiện đi (thuê xe...)

+ Thức ăn, nƣớc uống

+ Nội dung chƣơng trình : trị chơi (ban ngày), lửa trại (ban đêm)...

Bước 6: Tham quan, dã ngoại

Bước 7: Đánh giá hiệu quả của chuyến đi. Ý nghĩa:

Khi đƣa học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng kháng chiến giúp khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu biết về các sự kiện lịch sử, những thành quả cách mạng của các thế hệ cha ông đi trƣớc. Từ đó, các em sẽ trân trọng, biết ơn và cố gắng đền đáp cơng ơn cha ơng.

Ví dụ: Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua chuyến tham quan dã ngoại tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam.

Sẽ 10 hiện vật: tiền đồng, mộ chum lồng, các loại rìu đá, đục, dọi xe sợi, các loại bát gốm, trống đồng, thổ, đĩa, bình gốm, chân đèn gốm, ngói nóc, đĩa đồng tráng men.

Trong một nhóm có 10 học sinh, mỗi học sinh sẽ nhận đƣợc một hiện vật để tìm hiểu và thuyết trình tại buổi tham quan cho các học sinh khác trong nhóm nghe. Các nhóm khác cũng làm tƣơng tự. Tuy nhiên với việc tổ chức hình thức này, giáo viên cần có kế hoạch cụ thể lịch trình của các nhóm, để

tránh các nhóm nói tại cùng một địa điểm. Có phiếu đánh giá thuyết trình cho các học sinh trong nhóm đánh giá về bài thuyết trình của học sinh khác.

Cũng trong hình thức thăm quan này, cũng sẽ rất thú vị nếu giáo viên tổ chức trò chơi dựa trên dựa trên các hiện vật đƣợc trƣng bày tại bảo tàng. Giáo viên sẽ đi tiền trạm để tìm hiểu các hiện vật, thông tin về các hiện vật và lên ý tƣởng các trị chơi cho học sinh. Có rất nhiều trị chơi có thể tổ chức nhƣ: tốc độ, đi tìm cổ vật, trí nhớ… Học sinh có nhiệm vụ sẽ thăm quan, quan sát các hiện vật tại bảo tàng, ghi chép, chụp ảnh lại những thông tin quan trọng, ghi nhớ chúng để tham gia trò chơi. Các câu hỏi đều liên quan đến hiện vật đƣợc trƣng bày tại bảo tàng. Hoạt động này hứa hẹn sẽ rât hấp dẫn vì học sinh đƣợc hoạt động và ghi nhớ luôn kiến thức.

Tùy vào khả năng tổ chức và quản lý, lên ý tƣởng của giáo viên sẽ có những hoạt động khác kết hợp với tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Trên đây chỉ là một số hƣớng biện pháp tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, giáo viên có thể tham khảo, trên cơ sở đó sáng tạo thêm nhiều hoạt động khác nữa để phát huy đƣợc tối đa các nguồn tƣ liệu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Ví dụ Chƣơng trình trải nghiệm sáng tạo: “Cổ vật tinh hoa”

Chủ đề: Tìm hiểu Văn hóa Việt Nam từ thời kì ngun thủy đến thế kỉ X

I. Mục tiêu

Sau hoạt động trải nghiệm này, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Biết đƣợc q trình tiến hóa của con ngƣời thời nguyên thủy.

- Nêu đƣợc những nét đặc sắc trong văn hóa từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X.

- Nhận xét đƣợc sự phát triển của văn hóa Việt Nam từ thời kì ngun thủy đến thế kỉ X.

- Đọc và khai thác thông tin từ tài liệu - Quan sát hiện vật

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể.

3. Về thái độ

- Nâng cao ý thức và giữ gìn những nét văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa

- Trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

- Bồi dƣỡng đời sống tình cảm phong phú, thái độ nhiệt tình, năng nổ tham gia các hoạt động tập thể

- Ý thức giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn bảo tàng.

II. Cơ cấu tổ chức

1. Đối tượng tham gia

- Học sinh THCS.

- Số lƣợng không quá 50 học sinh.

2. Cơ cấu

- Chia lớp thành 4 nhóm học sinh.

3. Thời gian hoạt động ( dự kiến)

- Ngày… tháng… năm. - Từ… đến… (90 phút).

III. Công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Đối với giáo viên:

- Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trƣờng về việc tổ chức tham quan cho học sinh.

- Giáo viên đi tiền trạm, liên hệ với ban quản lý bảo tàng để trình bày mục đích, yêu cầu của buổi thăm quan.

- Tìm hiểu kĩ nội dung trƣng bày của bảo tàng, chọn lọc những tài liệu hiện vật tiêu biểu nhất phục vụ cho quá trình thăm quan.

- Thành lập ban giám khảo gồm một giáo viên trong lớp, một giáo viên khác và một học sinh trong lớp.

- Chia học sinh thành bốn nhóm, giao nhiệm vụ chuẩn bị các chủ đề tìm hiểu cho các nhóm học sinh.

- Đối với không gian trƣng bày, kế hoạch thăm quan thể hiện trong bảng sau:

Bảng: Kế hoạch thăm quan tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Lịch trình thăm quan Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhiệm vụ của học sinh

30 phút Phòng trƣng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Học sinh quan sát các hiện vật tại bảo tàng.

20 phút Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” Học sinh chơi theo nhóm.

10 phút Trị chơi: “Mảnh ghép Lịch sử” 15 phút Trò chơi: “ Tam sao thất bản”

10 phút Dọn vệ sinh khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Nhận dụng cụ và dọn vệ sinh bảo vệ môi trƣờng. 2. Đối với học sinh:

- Chuẩn bị nội đung tìm hiểu giáo viên u cầu. - Hồn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Chủ đề:……………………………………………………………………… Năm học:……………………………………………………………………. Họ và tên:………………………………………… Lớp:……………………

Mục tiêu: Học sinh đƣợc tham gia HĐTN chƣơng trình “Cổ vật tinh

hoa” với chủ đề: Tìm hiểu Văn hóa Việt Nam từ thời kì nguyên thủy đến thế kỉ

X tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam, học sinh hình thành ý thức tinh

thần yêu nƣớc, phát triển, bảo tồn văn hóa Việt Nam. I. Phần tìm hiểu ở nhà

1. Em hãy kể tên ít nhất 3 hiện vật đƣợc trƣng bày tại Bảo tàng LSQGVN có liên quan đến chủ đề?

………………………………………………………………………… 2. Tên hiện vật tiêu biểu cho văn hóa Đơng Sơn ?

………………………………………………………………………… 3. Tên hiện vật tiêu biểu cho văn hóa Sa Huỳnh ?

………………………………………………………………………… ….

II. Phần trả lời sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Cổ vật

tinh hoa” với chủ đề: Tìm hiểu Văn hóa Việt Nam từ thời kì ngun thủy đến

thế kỉ XI.

Kiến thức mà em học đƣợc qua buổi hoạt động trải nghiệm này ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..

- Tìm đọc các thơng tin về các hiện vật đƣợc trƣng bày tại Bảo tàng LSQGVN tại Website: http://baotanglichsuquocgiavietnam.vn.

IV. Nội dung hoạt động

1. Hoạt động 1: Thăm quan - Thời gian: 30 phút.

- Mục đích: Quan sát các hiện vật đƣợc trƣng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

- Hình thức: Học sinh chia làm 4 nhóm, tham quan phòng trung bày hiện vật ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam theo kế hoạch đã đề ra.

2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”. - Thời gian 20 phút.

- Mục đích: Học sinh ghi nhớ một số hiện vật tiêu biểu của Văn hóa Việt Nam từ thời kì nguyên thủy đến thế kỉ X.

- Hình thức: Học sinh chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 12 ngƣời. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ.

+ Luật chơi:

Mỗi thành viên trong nhóm sẽ nhận đƣợc 1 phiếu học tập là 15 hình ảnh về các hiện vật đƣợc trƣng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, thiếu phần ghi chú tên hiện vật.

Nhiệm vụ của các nhóm phải đi tìm hện vật và ghi đúng tên hiện vật vào phiếu.

Số điểm sẽ đƣợc tính nhƣ sau: Đối với 1 hiện vật/ 10 thành viên trong nhóm ghi đúng tên sẽ giành đƣợc 10 điểm, mỗi 1 thành viên ghi sai sẽ bị trừ 1 điểm của hiện vật đó.

PHIẾU HỌC TẬP Trò chơi: Ai nhanh ai đúng CÁC LOẠI RÙI ĐÁ (1) VÀ ĐỤC (2) DỌI XE SỢI (3)

Đá văn hóa Sa Huỳnh, cơng cụ lao động của văn hóa Sa Huỳnh.

MỘ CHUM LỒNG

Gốm văn hóa Sa Huỳnh, Gị Dừa, Duy Xuyên, Quảng Nam, Cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000

năm.

CÁC LOẠI BÁT

Gốm văn hóa Đơng Sơn, là dùng trong sinh hoạt.

TRỐNG, THỔ

Đồng văn hóa Đơng Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm. Là đồ tùy táng dùng để chôn theo ngƣời

3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Mảnh ghép lịch sử”. - Thời gian: 10 phút.

- Mục đích: giới thiệu cho học sinh về rìu đá, bàn chày nghiền, khuyên tai, mộ chum và làm trống đồng, thố đạt trình độ cao về kỹ thuật sản xuất cũng nhƣ tạo hình và trang trí. Nhiều nơi sản xuất vật liệu xây dựng cũng và trang trí kiến trúc bằng đất nung. Nhiều loại đồ gốm phát triển phục vụ đời sống và tơn giáo.

- Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ nhận đƣợc 9 mảnh ghép của 1 bức tranh về các bàn chày nghiền (ảnh chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) và đoán đúng là dụng cụ gì, cơng dụng của loại dụng cụ này là gì ? (ghi vào giấy A3).

Hình ảnh. Chày và bàn nghiền thức ăn

Các nhóm có thời gian là 5 phút để hoàn thành bức ghép.

Sau 5 phút các nhóm sẽ lên trình bày bức tranh của mình đã ghép đƣợc và giới thiệu về cơng dụng của chày và bàn nghiền thức ăn.

Nếu ghép đúng tranh sẽ đƣợc 30 điểm và đoán đúng tên đƣợc 10 điểm, nói đúng đƣợc 10 điểm.

4. Hoạt động 4: Trò chơi - Thời gian: 15 phút.

- Mục đích: Học sinh ghi nhớ 1 số nét tiêu biểu các nền văn hó tiêu biểu ở Việt Nam.

- Luật chơi:

Các nhóm sẽ cử ra 1 nhóm trƣởng và 1 nhóm phó. Ngƣời nhóm trƣởng sẽ nhận đƣợc thơng điệp từ ban giám khảo và có thời gian 1 phút để ghi nhớ đƣợc thông điệp. Hết thời gian 1 phút, ngƣời nhóm trƣởng sẽ có nhiệm vụ truyền tai cho thành viên thứ 2 trong nhóm, ngƣời thứ 2 sẽ truyền cho ngƣời thứ 3, cứ nhƣ vậy cho đến khi truyền cho nhóm phó ngƣời đứng ở cuối cùng. Sau đó, nhóm phó có nhiệm vụ lên nói lại câu mình nghe đƣợc cho Ban giám khảo.

Mỗi nhóm có thời gian 2 phút 30 giây để truyền tin. Nhóm nào có thời gian truyền tin nhanh nhất và chính xác nhất sẽ giành đƣợ 50 điểm.

Nội dung thơng điệp của 4 nhóm:

- Văn hóa Sa Huỳnh phân bố dọc các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình tới Đồng Nai ra tới tận các đảo Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu. Đặc trƣng thƣờng gặp ở những di tích Sa Huỳnh là mộ chum, đƣợc chôn thành bãi hay cụm, trong đó có chứa đồ tùy táng.

- Đỉnh cao của Văn hóa Đơng Sơn là tạo ra tiền đề vật chất, thúc đẩy những chuyển biến to lớn về kinh tế, xã hội, từ đó những nhà nƣớc Văn Lang, Âu Lạc ra đời.

5. Hoạt động 5: Bảo vệ môi trƣờng - Thời gian 15 phút.

- Mục đích: Gíao dục cho học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn bảo tàng. - Nhiệm vụ: Học sinh sẽ đƣợc cung cấp các dụng cụ (gang tay, túi giấy) để dọn vệ sinh cho bỏa tàng và khuôn viên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

V. Kết thúc hoạt động

Học sinh hoàn thiện bài thu hoạch: Em hãy viết 1 bài thu hoạch điều em ấn tƣợng nhất trong chuyến đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ x ở trường trường trung học cơ sở (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)