Đặc điểm học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học phan thiết, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 34)

1.4. Hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng

1.4.1. Đặc điểm học sinh tiểu học

Mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lý của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặc trƣng riêng của một trình độ phát triển. Giai đoạn phát triển ở lứa tuổi HS tiểu học có các đặc trƣng sau:

- HS Tiểu học có độ tuổi thƣờng từ 06 đến 11 tuổi. HS tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lƣu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, HS tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. HS tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động cịn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trƣờng - thời kỳ quan trọng và tiền đề của sự phát triển thể chất và nhân cách. Sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn phát triển; Hệ xƣơng, cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trị chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa... Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng,

tƣ duy trừu tƣợng. Các em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ nhƣ đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ... do vậy chúng ta cần phải dạy các em bằng những câu hỏi mang tính tị mị nhằm phát triển tƣ duy của các em. Nét tính cách của trẻ đang dần đƣợc hình thành đặc biệt trong mơi trƣờng nhà trƣờng cịn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sơi nổi, mạnh dạn... sau 5 năm học, “tính cách học đƣờng” mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của HS tiểu học cịn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chƣa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho HS. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý khơng chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trí nhớ có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con ngƣời, nhờ có trí nhớ mà con ngƣời tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với HS tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tƣợng phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Trong sự phát triển tƣ duy ở HS tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng ngƣời thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tƣ duy cho HS. Giáo viên cần hƣớng dẫn HS phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái qt hóa, khả năng phán đốn và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.

HS tiểu học thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thƣơng ngƣời, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục HS của mình nhƣng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hƣớng dẫn của giáo viên trong môi trƣờng lớp ghép.

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi ngƣời. Đối với HS tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm HS tiểu học đƣợc hình thành trong đời

sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy, giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trƣờng học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Đặc điểm tâm lí của HS dân tộc thể hiện ở tƣ duy ngơn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể. Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc cịn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. HS có thể học đƣợc tính cách hành động trong điều kiện này nhƣng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hồn cảnh mới. Vì vậy trong môi trƣờng lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tƣ duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong mơi trƣờng nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác địi hỏi nhà trƣờng, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho HS.

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HS tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vơ tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này cịn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em chƣa đƣợc bộc lộ rõ rệt, nếu có đƣợc tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em cịn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách khơng thể diễn ra một sớm một chiều, với HS tiểu học cịn đang trong q trình phát triển tồn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ đƣợc hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phƣơng thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kỹ năng sống trong môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Cùng với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp, cùng trƣờng, HS tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của HS tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trƣờng và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - lứa tuổi có xu thế vƣơn lên làm ngƣời lớn. Về việc

này, N.X.Leytex đã khắc họa: Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ƣu thế. Chức năng trên đƣợc thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trƣng của lứa tuổi này - sự tn thủ tuyệt đối vào những ngƣời có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lƣu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tƣợng mà các em đƣợc tiếp xúc.

Tóm lại, HS tiểu học là lứa tuổi đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của ngƣời ở trình độ sơ đẳng nhƣng cơ bản, nhƣ sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính tốn, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cƣ xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại thông qua sự giáo dục thụ động từ nhà trƣờng, xã hội và gia đình. Các em chƣa tự biết chắt lọc những điều hay lẽ phải để học hỏi mà chỉ biết tiếp nhận thông qua quan sát và bắt chƣớc... Vì vậy các nhà giáo dục (cơ giáo, bố mẹ, ông bà, anh, chị....) cần thể hiện cách cƣ xử, giao tiếp chuẩn mực để làm tấm gƣơng sáng cho các em học tập và làm theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học phan thiết, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)