3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và đƣợc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trƣờng tiểu học cụ thể thì lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trƣờng đó.
Cơng tác giáo dục thế hệ trẻ phải phù hợp với đƣờng lối xây dựng đất nƣớc trong từng giai đoạn, phải dựa vào những tác động và ảnh hƣởng giáo dục của các quan hệ kinh tế, xã hội, của các lý tƣởng chính trị – đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn hố, phải từng bƣớc gắn công tác giảng dạy- học tập, giáo dục với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nƣớc của nhân dân ta, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính trị, kinh tế, quốc phịng, văn hoá - xã hội của đất nƣớc, hiểu đƣợc những thành tựu, những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong cả nƣớc và trong địa phƣơng mình, để thơng cảm với ý nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.
Tổ chức lôi cuốn HS tuỳ theo lứa tuổi của từng lớp học, từng lứa tuổi mà tham gia các phong trào thi đua, hoạt động giáo dục góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ GDĐĐ đã đề ra.
Khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục chỉ đóng khung trong lớp học, trong nhà trƣờng, trong các mối quan hệ gia đình, tách rời cơng tác giáo dục của nhà trƣờng với các hoạt động giáo dục ngoài xã hội.