Biện pháp 5: Quản lý công tác thi đua khen thƣởng cho các tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học phan thiết, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý công tác thi đua khen thƣởng cho các tập

chuẩn hóa cơng tác đánh giá đạo đức cho học sinh.

* Mục đích

+ Quản lý cơng tác thi đua khen thƣởng cho các tập thể và cá nhân phải dựa trên nguyên tắc thi đua khen thƣởng của ngành và hƣớng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo.

+ Đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh qua từng đợt thi đua. Từ đó, có các biện pháp điều chỉnh, bổ sung giải pháp có hiệu quả để giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Từ nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của các biện pháp có thể chuẩn hóa cơng tác đánh giá đạo đức cho học sinh.

+ Quản lí thi đua, khen thƣởng đảm bảo đúng ngƣời, đúng việc; chống hiện tƣợng bệnh thành tích trong thi đua khen thƣởng. Quản lí cơng tác thi đua, khen thƣởng phải thực sự trở thành động lực phấn đấu của mỗi cá nhân.

+ Tạo động lực động viên, lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân GV, HS, tập thể lớp phát huy năng lực, năng động, sáng tạo trong nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung:

+ Hiệu trƣởng là trƣởng ban thi đua, chịu trách nhiệm về triển khai thực hiện kế hoạch.

+ Nắm bắt tình hình liên tục, thƣờng xuyên. Hiệu trƣởng điều chỉnh bổ sung nội dung, biện pháp đánh giá công tác thi đua khen thƣởng (nếu cần) vào các thời điểm sau sơ kết, tổng kết công tác thi đua.

+ Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua gắn với giáo dục đạo đức lối sống. Đẩy mạnh các đợt thi đua trong năm học gắn với từng chủ đề.

+ Xây dựng tiêu chí thi đua, đăng kí thi đua, đăng kí việc làm tốt đối với cả giáo viên và HS. Sau mỗi đợt thi đua, phải tổng kết những việc làm tốt. Tổng kết việc triển khai các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đã đem lại hiệu quả cụ thể đối với mục tiêu đề ra.

+ Lãnh đạo nhà trƣờng nắm bắt cụ thể quá trình đánh giá, những ƣu điểm - tồn tại trong quá trình đánh giá Sơ, tổng kết phong trào thi đua là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua, nhất là trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Cần đƣợc kiểm tra, sơ, tổng kết, đánh giá đúng những kết quả đã đạt đƣợc, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế và hƣớng khắc phục. Qua đó rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dƣỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến đồng thời phát hiện gƣơng ngƣời tốt, việc tốt để đề xuất khen thƣởng kịp thời.

+ Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thƣởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá khơng sát, khơng đúng, né tránh sự thật sẽ là trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua; hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lƣờng.

+ Khi tiến hành đánh giá sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gƣơng ngƣời tốt, việc tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập đƣợc thành tích xuất sắc, thành tích đột xuất trong các phong trào thi đua để động viên khen thƣởng kịp thời đồng thời nêu gƣơng, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong tập thể nhà trƣờng.

Việc chuẩn hóa cơng tác thi đua khen thƣởng, nhiệm vụ đánh giá GDĐĐ cho HS tiểu học cần đƣợc coi trọng và đánh giá thông qua các hình thức:

+ Giờ chào cờ đầu tuần: Trực ban cùng Ban Giám hiệu nhận xét, tuyên dƣơng khen thƣởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chƣa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm đƣợc, những tồn tại, biện pháp giải

+ Trong các giờ học ở lớp: Tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra, thực hành nhận thức để đánh giá kết quả học tập, tu dƣỡng và rèn luyện của các em.

+ Các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dƣơng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chƣa tốt. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn ở lần sau.

+ Thông qua việc học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá bạn. Phát huy tinh thần tự giác của học sinh, để học sinh tự nhận xét, đánh giá về các hành vi của bản thân trƣớc tập thể lớp, trƣớc cô giáo. Học sinh đánh giá, nhận xét về bạn, góp ý, rút ra bài học kinh nghiệm; tự điều chỉnh hành vi bản thân; nhìn nhận và học tập điểm tốt từ bạn bè xung quanh đồng thời tránh những biểu hiện đạo đức xấu.

+ Phụ huynh học sinh cùng tham gia vào q trình đánh giá để cơng tác thi đua khen thƣởng đảm bảo chính xác, đúng thời điểm, đúng nguyên tắc.

Giúp cho CBQL các cấp, giáo viên, phụ huynh và bản thân HS thấy đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Điều kiện thực hiện

Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức để thực hiện công tác thi đua khen thƣởng kịp thời.

Thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho các thành viên của nhà trƣờng. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thƣờng xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dƣơng, khen thƣởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chƣa tốt trƣớc lớp, trƣớc cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.

Bình bầu thi đua cuối mỗi đợt trong một năm là một hình thức giúp học sinh tự kiểm điểm lại mình, đánh giá cho nhau tạo niềm tin, niềm tự hào, phấn khởi, tự khẳng định hành vi đạo đức của bản thân các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học phan thiết, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 90)