Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

1.4. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định

1.4.3. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng

chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học

1.4.3.1. Quy trình sinh hoạt chun mơn dựa trên nghiên cứu bài học

Các bước nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho một bài học minh họa: đây là việc xây dựng một giờ học có các giáo viên trong trường hay trong khối đến dự. Việc này có thể do một hoặc một nhóm giáo viên thực hiện.

- Chọn bài và phân loại bài học: bài mới, luyện tập hay ôn tập, bài lý thuyết hay thực hành …

- Lựa chọn cách giới thiệu bài học (trực tiếp hay gián tiếp), có sử dụng tình huống xuất phát để kích thích hứng thú học tập của học sinh hay khơng? (nếu có thì dùng tình huống nào, cách tiến hành ra sao?).

- Xây dựng cấu trúc bài dạy, tìm hiểu những nội dung dạy học được đề cập trong bài học.

- Cách tiến hành các hoạt động dạy học có thể được tổ chức. - Dự kiến những hình thức triển khai tổ chức dạy học phù hợp. - Lựa chọn các câu hỏi và bài tập của bài học, các thao tác của GV. - Dự kiến thời gian hợp lý ứng với từng nội dung của các hoạt động. Bước 2: Triển khai giờ học minh họa và dự giờ:

các giáo viên cùng khối hoặc giáo viên toàn trường hay giáo viên trường khác dự giờ. Trong khi giáo viên tiến hành tiết dạy, các giáo viên dự giờ sẽ tiến hành quan sát và ghi chép. Điều cần chú ý trong quá trình ghi chép khi dự giờ là tập trung vào các hoạt động học tập của học sinh, cách tổ chức và phương pháp dạy học của giáo viên. Các giờ dạy này thường được quay video.

Bước 3: Phân tích bài học và rút kinh nghiệm:

Giáo viên tham gia dự giờ và giáo viên dạy mẫu tập trung lại sau khi giờ học kết thúc. Dưới sự điều hành của một thành viên thường là đại diện cán bộ quản lý hay tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên sẽ cùng nhau chia sẻ những điều quan sát được trong giờ học, trao đổi những suy ngh dựa trên những điều quan sát được về các dấu hiệu, hành vi học tập của học sinh, tương tác của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với tài liệu học tập…, cùng thảo luận để hiểu và lý giải những tình huống trong giờ học, những nguyên nhân đưa đến hành vi học tập tốt hoặc chưa tốt của học sinh, các cách cải tiến, giải quyết các tình huống học tập khơng thuận lợi hoặc những bài học đã học được thông qua giờ dự, những đúc kết cho bản thân. Mục tiêu của hoạt động này không nh m đánh giá giáo viên mà hướng tới việc chia sẻ và trao đổi về cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh sao cho hiệu quả.

1.4.3.2. So sánh sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

SHCM truyền thống SHCM dựa trên NCBH

Mục đích

- Để xếp loại giờ dạy

- Chú ý đến hoạt động dạy của giáo viên

- Hướng đến cách dạy để giáo viên cùng thực hiện

- Để tìm giải pháp nh m nâng cao chất lượng học tập của học sinh - Chú ý đến hoạt động học của học sinh

- Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để giảng dạy

Thiết kế bài dạy

- Một giáo viên tự thiết kế và dạy minh hoạ.

- Thực hiện theo đúng nội dung, quy trình, các bước thiết kế theo quy định

- Một nhóm giáo viên cùng thiết kế, một giáo viên dạy minh hoạ

- Căn cứ vào trình độ của học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp, quy trình dạy học thích hợp.

Dạy minh hoạ - Dự

giờ

Người dạy minh hoạ:

- Dạy theo nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa.

- Thực hiện theo đúng nội dung, quy trình, các bước thiết kế theo quy định.

Người dự:

- Ngồi dưới lớp học, ghi chép quan sát cử chỉ, việc làm của người dạy.

- Tập trung xem giáo viên dạy có đúng quy định khơng

- Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ học.

Người dạy minh hoạ:

- Dạy các nội dung dạy học có điều chỉnh

- Thực hiện tiết dạy linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh

Người dự:

- Đứng hai bên, phía trước lớp học để quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh.

- Tập trung quan sát học sinh học thế nào?

- Suy ngh , phát hiện khó khăn của học sinh và đề ra các biện pháp khắc phục.

Thảo luận về giờ dạy

- Dựa vào các tiêu chí có sẵn, đánh giá xếp loại tiết dạy.

- Tập trung nhận xét về hoạt động của người dạy.

- Ý kiến nhận xét có tính mổ xẻ, chỉ trích, chủ quan.

- Người chủ trì xếp loại tiết dạy, thống nhất cách dạy cho tất cả giáo viên.

- Dựa vào kết quả học tập của học sinh để rút kinh nghiệm.

- Tập trung nhận xét việc học của học sinh.

- Mọi người cùng phát hiện vấn đề của học sinh, tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

- Người chủ trì tóm tắt vấn đề, tìm nguyên nhân và giải pháp. Mỗi giáo viên tự rút ra bài học.

1.4.3.3. Nguyên tắc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Nguyên tắc 1: Kiên quyết không sử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, có tính áp đặt kiểu thuyết trình truyền thống.

Trong những giờ học kiểu truyền thống thì giáo viên thiên về giải thích các kiến thức cịn học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động. Phương pháp dạy kiểu thuyết trình truyền thống tạo nên nhiều thói quen khơng tốt cho học sinh như khơng có tư duy độc lập mà theo tâm lý đám đông, hạn chế sự tham gia tích cực của học sinh vào bài giảng, khơng khuyến khích sự hợp tác trong học tập giữa học sinh với học sinh. Cần kiên quyết thay đổi phương pháp dạy học một chiều thành phương pháp dạy học có sự tham gia tích cực của người học.

Nguyên tắc 2: Tăng cường sử dụng các trang thiết bị dạy học. Tiết dạy cần gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các học sinh, tránh các tiết học lý thuyết suông, thiếu thực tiễn, thiếu thực hành.

Nguyên tắc 3: Tổ chức các hoạt động nhóm có hiệu quả, hạn chế sự ỷ lại, hiện tượng tách nhóm, học sinh bị chuyển từ nhóm trung bình xuống nhóm yếu, kém.

Nguyên tắc 4: Thực hiện việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách vừa sức, không quá dễ, nhưng cũng khơng q khó.

Nếu giao nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng cho học sinh sẽ dẫn đến các em ở nhóm khá, giỏi khơng phát huy được năng lực của mình ở mức độ cao hơn. Vì thế mà trong thực tiễn công tác giảng dạy cần thực hiện việc giao nhiệm vụ cao hơn, có tính thách thức hơn cho cả học sinh nhóm khá, giỏi. Mặt khác, cũng cần phải có những nhiệm vụ riêng có tính phân hố đối với những em học sinh ở nhóm yếu, kém. Những nhiệm vụ học tập đó khơng q khó, n m trong khả năng vươn tới của học sinh yếu, kém. Còn đối với học sinh ở mức trung bình cũng cần những nhiệm vụ học tập riêng, địi hỏi phải nỗ lực để đạt được mục tiêu. Giáo viên cần thực hiện đầy đủ nguyên tắc này để cho hiệu quả bài học đạt được theo mong muốn.

Nguyên tắc 5: Tổ chức thực hiện việc chia sẻ các ý kiến, ý tưởng để xây dựng mối quan hệ giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh.

1.5. Quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học đáp ứng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới tại trƣờng tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)