Đánh giá thực trạng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 82)

2.5.1. Đánh giá thực trạng

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn cho thấy, mức độ nhận thức của các biện pháp quản lý là khá tương đồng. Tuy vậy, về mức độ thực hiện, có sự chênh lệch đáng kể giữa các biện pháp. Biện pháp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học của các tổ chuyên môn được đánh giá thực hiện tốt nhất, còn biện pháp xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên và học sinh được đánh giá thực hiện thấp nhất. Điều đó một mặt phản ánh nhà trường đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ NCBH của các tổ chuyên môn, từ đó rút kinh nghiệm về triển khai tốt hơn hoạt động này trong thời gian tới. Mặt khác, việc xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong nhà trường để họ nỗ lực thực hiện hoạt động NCBH còn chưa được quan tâm đúng mức, nhà trường coi đây là một nhiệm vụ chuyên môn bắt buộc.

2.5.2. Những thuận lợi

- Hiệu trưởng là giáo viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín trong tập thể sư phạm nên việc triển khai các hoạt động quản lý NCBH được thuận lợi.

- Hiệu trưởng nắm chắc các nội dung quản trị, các chức năng quản trị và thực hiện nội dung quản trị hoạt động nghiên cứu bài học trong nhà trường theo quy định.

- Hiệu trưởng có hiểu biết khá đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản trị hoạt động nghiên cứu bài học và từng nội dung của hoạt động nghiên cứu bài học.

- Hiệu trưởng đã thực hiện công tác tổ chức tập huấn cho giáo viên về triển khai nội dung nghiên cứu bài học, lập kế hoạch.

- Hiệu trưởng tăng cường theo dõi, kiểm tra nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chun mơn từ đó có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, động viên kịp thời đối với những tổ chuyên môn chưa thực hiện tốt hoạt động này.

- Hiệu trưởng thực hiện việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn và tổ chức nhân rộng những điển hình tiên tiến.

- Hiệu trưởng thực hiện công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ giáo viên đúng người đúng việc phù hợp với năng lực cá nhân nên đã phát huy được mọi khả năng công tác của giáo viên.

- Đưa nội dung xây dựng nền nếp kỷ cương tình thương trách nhiệm vào phong trào thi đua “hai tốt” thông qua việc thực hiện nội dung NCBH, thực hiện nền nếp kỷ cương dạy - học.

- Xây dựng các chế độ đãi ngộ nh m động viên khích lệ tinh thần làm việc của tổ chuyên môn.

2.5.3. Những hạn chế

- Hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm tình hình hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Việc dự giờ thăm lớp, thao

giảng, đức rút kinh nghiệm ở tổ chun mơn có tổ chức nhưng chưa được thường xuyên, hiệu trưởng trực tiếp dự giờ giáo viên cịn ít.

- Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu bài học.

- Chưa có các biện pháp để xử phạt những giáo viên chưa thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu bài học, chỉ thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở.

- Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, chưa có kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động NCBH, vì thế họ cịn có suy ngh sai lầm về nghiên cứu bài học.

- Trong quá trình chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ NCBH, hiệu trưởng chưa có biện pháp để chỉ đạo giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm lẫn nhau trong đồng nghiệp.

- Công tác kiểm tra hoạt động nghiên cứu bài học chưa được thường xuyên. - Chưa tích cực trong việc mời chuyên gia về để bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng nghiên cứu bài học cho cán bộ quản lý và giáo viên.

2.5.4. Những nguyên nhân

- Lập kế hoạch chưa được bao quát và dài hạn

- Việc phân công nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức của tổ chuyên mơn và u cầu cơng việc cho những người đó là chưa rõ ràng, cụ thể.

- Sự động viên đến giáo viên như khen thưởng chưa kịp thời. - Sự kết nối giữa khối chuyên môn chưa liên tục và thường xuyên. - Công tác kiểm tra, đánh giá chưa được tăng cường đúng mức.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại trƣờng tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đề tài thực hiện khảo sát 44 cán bộ giáo viên trong trường về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Kết quả theo bảng 2.17:

Bảng 2.17: Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở trường tiểu học Thị tr n Chờ số 1, huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh S T T Các nhân tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng Điểm trung bình Thứ bậc Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng ít Khơng ảnh hƣởng 1. Chủ thể quản trị

1 Nhận thức của hiệu trưởng 44 0 0 3.00 1

2 Kiến thức về NCBH và QL hoạt động NCBH tại nhà trường 42 2 0 2.95 3

3 Năng lực quản trị nhà trường 43 1 0 2.98 2

Điểm trung bình chung 2.98

2. Đối tƣợng quản trị Tổ trƣởng chuyên môn

4 Nhận thức của TTCM 40 4 0 2.91 5

5 Sự am hiểu về kiến thức NCBH 33 10 1 2.73 13

6 Năng lực chuyên môn 41 3 0 2.93 4

7 Năng lực quản trị hoạt động NCBH 32 10 2 2.68 16

Điểm trung bình chung 2.81

Giáo viên

8 Nhận thức của giáo viên 35 8 1 2.77 11

9 Kiến thức về NCBH 36 8 0 2.82 10

10 Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm 38 5 1 2.84 8

11 Kỹ năng làm việc nhóm 39 4 1 2.86 7

12 Kỹ năng vận dụng sáng tạo 37 5 2 2.80 9

Điểm trung bình chung 2.82

Học sinh

13 Thái độ học tập 34 9 1 2.75 12

14 Trình độ nhận thức 33 9 2 2.70 14

15 Kỹ năng làm việc nhóm 25 12 7 2.41 19

Điểm trung bình chung 2.62

3. Môi trƣờng quản trị

16 Văn bản pháp lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai nghiên cứu bài học

32 6 6 2.59 17

17 Tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về

triển khai NCBH 39 5 0 2.89 6

18 Điều kiện về CSVC của nhà trường 20 20 4 2.36 20 19 Chế độ đãi ngộ giáo viên của nhà trường 33 6 5 2.64 15 20 Văn hoá tổ chức của nhà trường 28 10 6 2.50 18

Nhìn vào điểm trung bình chung ở bảng 2.17: CBQL, GV đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là rất rõ ràng, cụ thể: Nhóm chủ thể quản trị là nhóm có sức ảnh hưởng lớn nhất, tác động đến thực trạng quản trị hoạt động NCBH của tổ chun mơn, có điểm trung bình (2.98 điểm); tiếp theo là nhóm đối tượng quản trị - tổ trưởng chun mơn cũng có sự ảnh hưởng khơng kém phần quan trọng có điểm trung bình chung (2.81 điểm); nhóm nhân tố ảnh hưởng - giáo viên (2.82 điểm) và cuối cùng nhóm ít có ảnh hưởng; nhất là nhóm mơi trường quản trị (2.60 điểm).

Kết quả thu được từ bảng 2.17 cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng ở trong mỗi nhóm nhân tố cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau: Đối với nhóm chủ thể quản trị, thì nhân tố nhận thức của hiệu trưởng được đánh giá ở số điểm tuyệt đối (3.00 điểm). Hai nhân tố còn lại: Kiến thức về NCBH và QL hoạt động NCBH tại nhà trường và năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng cũng được đánh giá với một điểm số rất cao, với điểm trung bình (2.95 điểm - thứ bậc 3) và (2.98 điểm thứ - bậc 2). Điều đó chứng tỏ r ng nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động nghiên cứu bài học là rất tốt và chính là nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quản trị hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chun mơn.

Nhóm nhân tố ảnh hưởng thứ hai - đối tượng quản trị (tổ trưởng chuyên mơn), có điểm trung bình khá tốt (2.81 điểm), trong đó nhân tố có điểm số cao nhất là nhân tố năng lực chuyên môn của tổ chuyên môn (2.93 điểm- thứ bậc 4) và nhân tố nhận thức của tổ chuyên môn (2.91điểm - thứ bậc 5). Trong khi đó hai nhân tố cịn lại là: Sự am hiểu về kiến thức NCBH và năng lực quản trị hoạt động NCBH của tổ trưởng tổ chuyên môn lại được đánh giá là ít có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn và chỉ được xếp ở thứ bậc 13 và 16.

Cũng n m trong nhóm nhân tố ảnh hưởng thứ hai cịn có đối tượng quản trị – giáo viên, có điểm trung bình chung cũng khá tốt (2.82 điểm), trong

đó nhân tố được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn trong nhóm là kỹ năng làm việc nhóm (2.86 điểm - thứ bậc 7) và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên (2.84 điểm - thứ bậc 8), các nhân tố còn lại mức độ ảnh hưởng như: Kiến thức về NCBH; kỹ năng vận dụng sáng tạo và nhận thức của giáo viên đều đạt từ 2.77 điểm đến 2.82 điểm, xếp vị trí thứ từ 9 đến 11.

Nhóm nhân tố học sinh có điểm trung bình 2.62 điểm, đây là nhân tố được đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất của nhóm - nhân tố thái độ học tập của học sinh, có điểm trung bình (2.75 điểm - thứ bậc 12). Hai nhân tố cịn lại là nhân tố: Trình độ nhận thức và kỹ năng làm việc nhóm của học sinh được xem là ít có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn và chỉ được xếp ở thứ bậc 14 và 19. Qua phỏng vấn một số tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên, họ đều cho r ng, nhân tố học sinh có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện bài học minh hoạ nhưng xét trong tổng thể của q trình thì nhân tố học sinh khơng có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản trị NCBH trong sinh hoạt tổ chun mơn.

Nhóm nhân tố ảnh hưởng thứ ba - Mơi trường quản trị có điểm trung bình chung 2.60 điểm, nhân tố được xem là có ảnh hưởng nhất của nhóm này chính là nhân tố tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về triển khai NCBH, với điểm trung bình khá cao (2.89 điểm - thứ bậc 6), điều đó khẳng định r ng, việc tổ chức tập huấn cho CBQL, GV và triển khai NCBH là một việc làm hết sức quan trọng, vì để cho CBQL, GV tổ chức tốt hoạt động NCBH là một việc làm hết sức quan trọng, vì để cho CBQL, GV tổ chức tốt hoạt động NCBH thì trước tiên chúng ta phải trang bị cho họ hiểu về mặt khoa học lý luận nhưng đồng thời cũng phải biết gắn liền giữa mặt lý luận với thực tiễn. Các nhân tố còn lại được đánh giá có sự ảnh hưởng nhưng chỉ ở mức độ khá trong đó có một nhân tố được đánh giá thấp ít có ảnh hưởng, nhân tố về điều kiện CSVC của nhà trường. Đây là nhân tố chúng ta phải luôn quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hiện nay hầu hết các trang thiết bị giá thành đắt đỏ, hiệu

quả sử dụng thấp, … trong khi đó hoạt động NCBH lại được CBQL và giáo viên cho thấy r ng đây là một hoạt động rất thiết thực để nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên nhưng lại khơng có sự chi phối quá lớn bởi nhân tố CSVC (2.36 điểm - thứ bậc 20/20 nhân tố).

Bổ sung kết quả điều tra thực tế, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên mơn và một số giáo viên giỏi, từ đó có thể nêu ra một số nguyên nhân của thành công và hạn chế sau:

* Nguyên nhân của những thành công

- Hiệu trưởng được cán bộ, giáo viên tin tưởng và q trọng, có uy tín trong nhà trường và nhân dân, đảm bảo được nguyên tắc kỷ cương trong điều hành cơng tác, năng động sáng tạo thế hệ trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm, tận lực với tập thể và công việc, công b ng trong công tác điều hành và quản lý.

- Hiệu trưởng quan tâm việc xây dựng đoàn kết nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên làm việc và phấn đấu, biết giúp đỡ cán bộ giáo viên khi gặp khó khăn, động viên khen, chê kịp thời.

- Luôn coi trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và đời sống cán bộ giáo viên. Coi trọng hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn, lấy hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chun mơn làm nịng cốt trong việc duy trì hoạt động và phát triển các hoạt động chuyên môn của trường.

- Hiệu trưởng đã tổ chức hợp lý, xây dựng và phát huy hoạt động của các tổ chức trong nhà trường. Chỉ đạo chặt chẽ các đầu mối, các lực lượng nòng cốt của nhà trường. Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp trách nhiệm, định rõ chế độ lề lối làm việc của từng bộ phận, từng giáo viên.

- Quan tâm đến việc chỉ đạo điểm, xây dựng các tổ chun mơn, các tập thể lớp học sinh điển hình.

- Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại, xây dựng quy chế kiểm tra trong nhà trường đảm bảo dân chủ, tổ chức kiểm tra nghiêm túc dân chủ công khai, công b ng, khách quan.

- Biết kết hợp các môi trường giáo dục và huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường tăng cường các điều kiện phục vụ dạy và học.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Trong cơng tác quản trị, hiệu trưởng cịn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan, có lúc cịn cả nể, vì thế việc thực hiện quy chế chuyên môn và nhiệm vụ năm học, việc thực hiện đánh giá học sinh, chấm trả bài cho học sinh cịn chậm chưa có tác dụng kích thích học tập cho học sinh.

- Khâu tổ chức nhân lực chưa thật sự khoa học làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ chun mơn, tình trạng thiếu thừa giáo viên cục bộ theo bộ môn, nhà trường không được quyền chủ động trong việc tiếp nhận, biên chế giáo viên, gây khó khăn trong cơng tác phân công, sử dụng lao động trong nhà trường, khơng có tác dụng tích cực cho cơng tác bồi dưỡng đội ngũ.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục cịn hạn chế, ảnh hưởng đến cơng tác bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, khn viên chật hẹp không quy chuẩn ảnh hưởng đến các mặt của hoạt động NCBH trong nhà trường.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung cịn hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giáo dục đào tạo.

- Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, chưa có kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động NCBH, vì thế họ cịn có suy ngh sai lầm về NCBH.

Tóm lại, với những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế nêu trên, cần thiết phải có những cải tiến về cơng tác quản trị hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn của hiệu trưởng nh m đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay đang được triển khai trên địa bàn huyện.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng quản trị hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh gồm 5 nội dung: (1) Quản trị xây dựng kế hoạch NCBH; (2) Quản trị công tác bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 82)