Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)

chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1

Đề tài tiến hành khảo sát 44 CBQL và giáo viên trong nhà trường về thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Kết quả theo bảng 2.14:

Bảng 2.14: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Thị tr n Chờ số 1 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

STT Nội dung Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình

1 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài

học 38 6 0 2.86 1 35 9 0 2.80 1

2

Phát huy vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường và tổ CM

37 7 0 2.84 2 33 11 0 2.75 2

3

Giám sát việc thực hiện đúng quy trình NCBH ở tổ chun

mơn. 33 11 0 2.75 4 30 14 0 2.68 4

4

Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng cho buổi thảo luận cho từng bài dạy được nghiên cứu

35 9 0 2.80 3 31 13 0 2.70 3

5 Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết

học hỏi” 25 19 0 2.57 5 27 17 0 2.61 5

Từ điểm trung bình chung ở bảng 2.14 cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên tự đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện về công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của hiệu trưởng được thực hiện ở mức độ khá tốt, mức độ nhận thức (2.76 điểm) và mức độ thực hiện (2.71 điểm), điều đó khẳng định cơng tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của hiệu trưởng đã được hiệu trưởng quan tâm, chỉ đạo một cách sát sao.

Từ bảng 2.14 chúng ta thấy r ng: các biện pháp được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ khá tốt là: Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học, mức độ thực hiện (2.80 điểm - thứ bậc 1); phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường và tổ chuyên môn, mức độ thực hiện (2.75 - thứ bậc 2); chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài dạy được nghiên cứu, mức độ thực hiện (2.75 điểm - thứ bậc 3). Nội dung được đánh giá ở mức khá là phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”, điều đó phản ánh đúng hiện thực khách quan trong công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của hiệu trưởng.

Đề tài tiến hành phỏng vấn một số CBQL và một số giáo viên thì họ có chung cùng quan điểm là, việc phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi” là một việc làm cần thiết, làm tốt điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc gắn kết các tổ chức, các cá nhân trong cơ quan, tạo nên mối đoàn kết nội bộ cơ quan, góp phần thực hiện thành cơng hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chun mơn. Điều đó phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng về công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học của hiệu trưởng. Đây cũng chính là những tồn tại chủ quan cần được khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)