Xây dựng cơ chế động viên khen thưởng giáo viên tích cực tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 103)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên

3.2.4. Xây dựng cơ chế động viên khen thưởng giáo viên tích cực tham gia

xây dựng các phong trào thi đua động viên khích lệ giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nh m tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi để giáo viên sẵn sàng chia sẻ, học hỏi và thể hiện năng lực nghề nghiệp trước đồng nghiệp.

- Nh m xây dựng văn hoá nhà trường để mỗi giáo viên và học sinh là một tấm gương sáng về tinh thần tự học và sáng tạo.

- Nh m tạo động lực về mặt vật chất và tinh thần để động viên, ghi nhận, biểu dương, tuyên dương những cá nhân, tập thể giáo viên đạt thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu bài học.

3.2.4.2. Nội dung

- Xây dựng cơ chế động viên khen thưởng giáo viên và xây dựng các phong trào thi đua động viên khích lệ giáo viên tham gia hoạt động tạo nên văn hoá nhà trường, xây dựng tình đồng nghiệp, quan hệ cơng tác thân thiện, học tập lẫn nhau. Chú trọng công tác tạo động lực lao động sư phạm tích cực, sự quan tâm, niềm say mê chuyên môn của tất cả các giáo viên.

- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu về mối quan hệ giữa các quy định chính sách của ngành và cơng việc hàng ngày của mỗi nhóm cá nhân.

- Tăng cường tích lũy các kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực nghiên cứu bài học theo hướng dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm cho bất cứ sự tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới làm cho từng bài học có chất lượng hơn, từ đó làm thay đổi mỗi thành viên trong nhà trường tiến tới thay đổi nhà trường.

- Để tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu bài học, người Hiệu trưởng cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ dạy học của người thầy, động cơ học tập của học sinh.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường trong đó có quy định các mức khen thưởng cho giáo viên tham gia tích cực trong hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Phát động và tổng kết các đợt thi đua nhân các ngày lễ lớn trong đó có hưởng ứng các hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Đối với giáo viên, để tạo động lực cho việc nghiên cứu bài học, hiệu trưởng cần tác động đến nhu cầu được tơn trọng, được tự khẳng định mình, đồng thời sẽ có sự động viên về mặt tinh thần và bồi dưỡng vật chất thích đáng, tương xứng với khả năng và sự cống hiến của mỗi người.

- Đối với học sinh, để xây dựng được những động cơ học tập đúng đắn, trước hết cần xây dựng những nhu cầu, hứng thú học tập và xa hơn là ước mơ,

hoài bão,… hứng thú học tập có thể được hình thành từ những nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, từ truyền thống hiếu học của gia đình, dịng họ, từ phong trào học tập của địa phương…

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tăng cường công tác tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chun mơn; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường; động viên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ cơ sở, xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong tồn trường; mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

- Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên trong hoạt động nghiên cứu bài học; huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch đúng các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động nghiên cứu bài học trong nhà trường.

- Đánh giá sát và đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp về hoạt động nghiên cứu bài học của từng giáo viên trong trường, từ đó kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)