Thực trạng hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 74)

học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới tại trƣờng tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1 vào thời điểm tháng 01 năm 2019 trên 44 CBQL và giáo viên của trường cùng với CBQL của 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong (theo phiếu khảo sát ở phụ lục).

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu bài học đối với phát triển nghề nghiệp của

giáo viên STT Nội dung Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Khơng quan trọng

01 Cán bộ quản lý trong và ngoài nhà trường 11 3 0 2.78 1

02 Giáo viên 25 16 0 2.61 2

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.1 thì hầu hết CBQL trong và ngoài trường tiểu học trong huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đều nhận thức r ng hoạt động NCBH có tầm quan trọng với việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên với điểm trung bình là 2,78 và xếp thứ 1. Tuy nhiên đối với giáo viên khi được hỏi thì có một số giáo viên chưa đánh giá cao tầm quan trọng của việc triển khai NCBH để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân với điểm trung bình là 2,61 và xếp thứ 2 do những giáo viên này họ chưa

hiểu hết được mục đích, ý ngh a và tầm quan trọng của NCBH để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, mặt khác họ cũng là những người có tuổi đời và tuổi nghề khá cao, bản tính lại e dè, nhút nhát, ngại sự đổi mới.

CBQL nhà trường cần nhận thức rõ NCBH là một con đường quan trọng để phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, đặc biệt là đối với lực lượng giáo viên trẻ mới vào nghề. Để triển khai tốt kế hoạch NCBH thì nhà trường cần:

+ Một là, xây dựng tốt kế hoạch NCBH, kế hoạch đó phải sát thực với tình hình thực tế của nhà trường.

+ Hai là, tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên nội dung NCBH để cán bộ giáo viên hiểu rõ, hiểu đúng mục đích, ý ngh a và tầm quan trọng của NCBH như là phương thức để phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên. + Ba là, BGH nhà trường phải sát thực với đội ngũ giáo viên đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ, từ đó động viên khích lệ họ tham gia NCBH cùng tập thể.

2.3.2. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả thực hiện hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Đề tài tiến hành khảo sát 44 CBQL và giáo viên trong nhà trường về thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn. Kết quả khảo sát theo bảng 2.2:

Bảng 2.2: Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Thị tr n Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

STT Nội dung Tần suất thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Tốt Khá Trung bình

1 Tổ chức chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học

20 22 2 2.41 1 37 6 1 2.82 1

2 Các giáo viên nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phân công

20 21 3 2.39 2 33 10 1 2.73 3

3 Tổ chuyên môn thảo luận

mục tiêu, nội dung bài học 18 24 2 2.63 3 35 8 1 2.77 2

4 Cá nhân tự soạn – Sáng tạo cá nhân 15 26 3 2.27 5 29 13 2 2.61 6 5

Thực hiện giờ dạy minh hoạ trên lớp và việc dự giờ của

tổ chuyên môn 15 27 2 2.30 4 32 11 1 2.70 4

6 Tổ chuyên môn thảo luận, chia sẻ về giờ dạy minh hoạ 11 31 2 2.20 6 31 12 1 2.68 5 7 Vận dụng cho thực tế dạy học hàng ngày 9 30 5 2.09 7 25 17 2 2.52 7

Qua bảng đánh giá thực trạng 2.2 cho chúng ta thấy: Nội dung “Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH” được đánh giá xếp thứ 1 với điểm trung bình là 2,82 về tần suất thực hiện và kết quả thực hiện chứng tỏ cả cán bộ quản lý và tổ chuyên môn đều nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu bài học. Nội dung áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày xếp thứ 7 với điểm trung bình là 2,52 do: tính điển hình của bài học nghiên cứu, năng lực của giáo viên, sự chỉ đạo và đánh giá của ban giám hiệu và tổ chuyên môn. Lần lượt tổ chuyên môn thảo luận mục tiêu, nội dung bài học xếp thứ hai với điểm trung bình là 2,77 và các cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phân cơng xếp thứ 3 với điểm trung bình là 2,73 về điểm tần xuất thực hiện những yếu tố trên được đánh giá ở mức độ khá tốt cho thấy trong hai năm qua, nhà trường đã bước đầu thành công trong việc triển khai hoạt động NCBH, hoạt động này đã được đội ngũ CBQL và giáo viên ủng hộ nhiệt tình và hăng hái tham gia.

Cịn lại các nội dung thực hiện giờ dạy minh hoạ trên lớp, tổ chuyên môn thảo luận, chia sẻ về giờ dạy minh hoạ, cá nhân tự soạn- sáng tạo cá nhân lần lượt xếp thứ 4,5,6.

2.3.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đề tài tiến hành khảo sát 44 cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường về thực trạng xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới. Kết quả khảo sát theo bảng 2.3:

Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Thị tr n Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

STT Nội dung Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình

1 Lập kế hoạch dạy học và triển khai thực hiện kế hoạch 27 17 0 2.61 1 36 7 1 2.80 1 2 Phân công giáo viên cốt cán (hoặc giáo viên tự nguyện) lựa

chọn nghiên cứu bài dạy 21 21 2 2.43 2 32 11 1 2.70 2

Kết quả bảng 2.3 cho thấy, giáo viên đánh giá việc lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện ở mức độ khá tốt, các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức về công việc chuẩn bị cho hoạt động nghiên cứu bài học.

Trước tiên, việc tổ chuyên môn lập kế hoạch NCBH và triển khai kế hoạch được đánh giá mức độ cao nhất cho cả việc nhận thức (2,61 điểm) và mức độ thực hiện (2,80 điểm). Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch NCBH là một giải pháp đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, cũng thấy rõ mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân công cá nhân trong việc NCBH, nhưng đồng thời tổ chuyên môn luôn tơn trọng và khích lệ các cá nhân giáo viên tự nguyện NCBH.

2.3.4. Thực trạng các cá nhân nghiên cứu bài học và soạn bài theo nhiệm vụ phân công tại tổ chuyên môn ở trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đề tài tiến hành khảo sát 44 CBQL và giáo viên trong nhà trường về thực trạng các cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phân công ở tổ chuyên môn. Kết quả theo bảng 2.4:

Bảng 2.4: Thực trạng cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phân công ở tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Thị tr n Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

STT Nội dung Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Khơng quan trọng Tốt Khá Trung bình

1 Tìm đọc các tài liệu liên quan nội dung các bài dạy 33 11 0 2.75 4 37 7 0 2.84 2 2 Các cá nhân giáo viên trong tổ CM soạn bài dạy được tổ CM thống nhất

lựa chọn 29 15 0 2.66 5 38 6 0 2.86 1

3 Mục tiêu bài học được thể hiện rõ trong từng nội dung của bài học 34 10 0 2.77 3 32 10 2 2.68 3 4 GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi NCBH 39 5 0 2.89 1 30 12 2 2.64 4 5 Bài học được soạn theo hướng tạo động lực học cho học sinh học tập 37 7 0 2.84 2 25 16 3 2.50 5

Dựa vào kết quả ở bảng 2.4 cho thấy giáo viên tự đánh giá việc các cá nhân nghiên cứu bài học và soạn bài theo nhiệm vụ phân công ở tổ chuyên môn được thực hiện ở mức độ khá tốt, các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức về công việc các cá nhân tự nghiên cứu bài học.

Đầu tiên, giáo viên nắm rõ được trình độ chung của học sinh trong lớp trước khi NCBH (2.89 điểm - thứ bậc 1); bài học được soạn theo hướng tạo động lực cho học sinh học tập (2.84 điểm - thứ bậc 2) là những vấn đề được giáo viên quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy giáo viên luôn quan tâm đến mục tiêu bài học, mục tiêu ấy phải được gắn chặt đối với đối tượng học tập và ln có ý thức cập nhật những kiến thức bổ trợ bên ngồi sách giáo khoa b ng cách tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học (2.75 điểm - thứ bậc 4). Ngoài kết quả điều tra, qua trò chuyện với một số giáo viên, họ đều có cùng quan điểm là cơng việc dạy học rất cần sự hỗ trợ của tài liệu ngoài SGK, điều đó thể hiện rõ ở mức độ thực hiện (2.84 điểm - bậc thứ 2).

Giáo viên nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi NCBH (2.89 điểm - bậc thứ 1) và mức độ thực tế trình độ nhận thức của HS có sự khác biệt trong một lớp, giữa các lớp trong một trường trong quận. Từ thực tế đó địi hỏi mỗi GV phải nắm bắt được trình độ và khả năng nhận thức của các đối tượng HS mà mình trực tiếp giảng dạy từ đó xây dựng những phương pháp dạy học, kỹ thuật lên lớp phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Những nội dung GV tự đánh giá mức độ thực hiện thấp: Bài học được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập mức độ nhận thức tốt (2.84 - thứ bậc 2), nhưng mức độ thực hiện lại tương đối khiêm tốn (2.50 điểm - thứ bậc 5). Kết quả khảo sát nội dung này cho thấy thực trạng được đánh giá đúng mức. Thực tế, qua các tiết dự giờ chúng tôi nhận thấy trong quá trình NCBH, giáo viên chưa thật sự mạnh dạn chú trọng đối với việc tạo động lực học tập của học sinh, họ chỉ chú ý quan tâm đến mặt b ng chung của cả lớp học mà

chưa có sự phân hoá một cách rõ ràng đến từng đối tượng khá giỏi trong mỗi lớp, điều đó ít nhiều đã tạo ra sức ì trong quá trình l nh hội kiến thức của học sinh, điều này cũng đồng ngh a là hoạt động NCBH sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Để cho hoạt động NCBH của giáo viên có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh thì CBQL cần có biện pháp chỉ đạo sao cho tổ chuyên môn và giáo viên thấy r ng việc tạo động lực học tập cho học sinh là việc cần phải làm và làm một cách thường xuyên.

2.3.5. Thực trạng thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy tại tổ chuyên môn ở trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đề tài tiến hành khảo sát 44 CBQL và giáo viên trong nhà trường về thực trạng việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên môn. Kết quả theo bảng 2.5:

Bảng 2.5: Thực trạng việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên môn của trường Tiểu học Thị tr n Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

STT Nội dung Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình

1 Thảo luận và thống nhất về mục tiêu bài dạy 36 8 0 2.82 1 37 7 0 2.84 1 2 Thảo luận về nội dung trọng tâm bài dạy 27 17 0 2.61 4 33 11 0 2.75 4 3

Thảo luận về lựa chọn phương pháp dạy học đổi mới phù hợp cho từng nội dung, từng bài

32 12 0 2.73 2 36 8 0 2.82 2

4 Thảo luận về nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá 29 15 0 2.66 3 34 10 0 2.77 3 5 Phân công giáo viên dạy bài dạy minh hoạ 24 19 1 2.52 5 29 15 0 2.66 5

Từ vào kết quả bảng 2.5 cho thấy giáo viên tự đánh giá việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên môn được thực hiện ở mức độ khá tốt, các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên môn

Kết quả xếp hạng thứ bậc về mức độ nhận thức cũng như mức độ thực hiện ở bảng 2.5 cho thấy có một sự đồng nhất tuyệt đối về thứ bậc giữa các mức độ nhận thức và mức độ thực hiện. Ví dụ: Thảo luận và thống nhất về mục tiêu bài dạy, mức độ nhận thức (2.82 điểm - thứ bậc 1) thì mức độ thực hiện (2.84 điểm - thứ bậc 1), hoặc thảo luận về lựa chọn phương pháp dạy học đổi mới phù hợp cho từng nội dung, từng bài, ở mức độ nhận thức (2.73 điểm - thứ bậc 2), ở mức độ thực hiện (2.82 điểm - thứ bậc 2),….Điều đó cho thấy vai trị của người tổ trưởng chuyên môn là hết sức quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động của tổ chun mơn. Mặt khác nó cũng giúp ta thấy được việc chuẩn bị cho bài học minh hoạ ở các tổ chun mơn nói chung ở giáo viên nói riêng là rất tốt, rất nghiêm túc, họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Đối với những mục được xếp thứ bậc thấp như: Thảo luận về nội dung trọng tâm bài dạy (2.61 điểm - thứ bậc 4) và phân công giáo viên dạy bài dạy minh hoạ (2.52 điểm - thứ bậc 5), điều đó cho thấy việc tự đánh giá của giáo viên là đúng với thực trạng thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên môn. Bởi lẽ, khi được phỏng vấn, đa số giáo viên cho r ng tổ chun mơn phải có sự tơn trọng tính sáng tạo của cá nhân – cá nhân không nhất thiết phải nghe theo sự góp ý của tập thể và việc phân công giáo viên dạy bài học minh hoạ là không thực sự cần thiết, vì trong quá trình chia sẻ, thảo luận tại tổ chun mơn thì cá nhân giáo viên đã tự rút ra bài học cho bản thân, vì vậy có thể bất kỳ một giáo viên nào trong tổ chun mơn cũng có thể thực hiện bài học minh hoạ trên lớp.

2.3.6. Thực trạng cá nhân tự soạn bài và sáng tạo cá nhân

Đề tài tiến hành khảo sát 44 CBQL và giáo viên trong nhà trường về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 74)