Nội dung quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 33)

cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học

1.5.2.1. Hoạch định triển khai hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường

Hoạch định ngh a là định hướng, xác định hướng đi cho hoạt động trong tương lai. Hoạch định là khâu quan trọng nhất trong quá trình quản trị hoạt động NCBH. Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý là phần khó nhất trong q trình quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Cơng tác hoạch định địi hỏi sự tham gia tích cực của cả nhà trường.

Liên quan đến 2 yếu tố quan trọng là thời gian và cách thức thực hiện, hoạt động hoạch định và lên kế hoạch phải thể hiện được sự liên kết và điều phối hợp lý giữa các phòng ban và các cấp quản lý khác nhau. Kế hoạch đề ra cần phải tận dụng tối ưu nguồn lực sẵn có của nhà trường và sự linh hoạt của cán bộ giáo viên để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thuận lợi.

1.5.2.2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn

- Tổ chuyên môn bao gồm: tổ trưởng, tổ phó và các giáo viên văn hoá, giáo viên chuyên.

- Nhiệm vụ của từng bộ phận:

+ Tổ trưởng: Giúp Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến giảng dạy. Trực tiếp chỉ đạo các giáo viên trong tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo. Tư vấn, giúp việc trực tiếp cho Hiệu trưởng về việc dạy học của tổ mình.

+ Tổ phó: Trực tiếp giúp việc cho tổ trưởng. Thay mặt tổ trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn khi tổ trưởng vắng mặt. Cùng tổ trưởng dự giờ các giáo viên trong tổ chun mơn của mình.

+ Giáo viên: Trực tiếp lên lớp giảng dạy và làm việc theo sự phân công của tổ trưởng tổ chuyên môn.

1.5.2.3. Lãnh đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học

Tổ chuyên môn là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách chi tiết và hiệu quả. Đồng thời đây cũng là nơi quản lý trực tiếp việc bồi dưỡng cho giáo viên về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ; Tổ chuyên môn cũng là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp về chun mơn, nghiệp vụ từ đó phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng giáo viên trong việc thực hiện các mục tiêu đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

Hiệu trưởng nhà trường cần xác định tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động NCBH của giáo viên. Vì vậy chỉ đạo hoạt động NCBH của hiệu trường cần luôn luôn gắn chặt chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm các vấn đề sau đây khi chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn:

(1) Động viên, khen thưởng kịp thời các GV trong tổ chuyên môn. (2) Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chuyên môn.

(3) Tạo ra mối quan hệ giữa người quản trị và giáo viên trong các tổ chuyên môn.

(4) Tạo ra mối quan hệ giữa người quản trị với các tổ chức xã hội khác như: phụ huynh, các doanh nghiệp, các cơ quan.

1.5.2.4. Kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học của các tổ chuyên môn

Là khâu quan trọng nhất trong quá trình quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn. Cần cố gắng đảm bảo tổ chuyên môn đang thực hiện đúng theo mục tiêu, mục đích của bài học. Quản trị cần đưa ra được điều chỉnh cần thiết ngay khi bài học có sai sót, có vấn đề xảy ra.

Kiểm soát bao gồm:

- Xác định được các tiêu chuẩn của việc kiểm tra, đánh giá. - Lên lịch trình để kiểm tra bài dạy.

- Sử dụng các công cụ để phục vụ kiểm tra.

- Đánh giá tình hình, đưa ra các biện pháp sửa chữa sai sót (nếu có).

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới tại trƣờng tiểu học

1.6.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản trị

Đó là nhận thức, tri thức, năng lực quản trị hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường tiểu học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành hiện thực hay khơng phụ thuộc trước hết vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai thực hiện trong thực tiễn của Hiệu trưởng nhà trường.

Hiệu trưởng cần phải là người có kiến thức vững chắc về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và kiến thức nghiên cứu bài học nói riêng để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. Ngồi ra, uy tín của người Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

1.6.2. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản trị

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Yếu tố nhận thức, sự am hiểu về kiến thức về nghiên cứu bài học, năng lực chuyên môn, năng lực quản trị hoạt động nghiên cứu bài học của tổ trưởng tổ chuyên môn.

Giáo viên: Yếu tố nhận thức, kiến thức về nghiên cứu bài học, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng sáng tạo của giáo viên.

Giáo viên dạy người chủ yếu b ng bản thân con người của mình, b ng nhân cách của chính mình, đó là đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo. Trình độ, năng lực chun mơn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng quản trị hoạt động nghiên cứu bài học.

Học sinh: Yếu tố thái độ học tập, khả năng nhận thức, kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh. Yếu tố thái độ học tập và năng lực của học sinh có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản trị hoạt động nghiên cứu bài học. Nếu học sinh chăm, ngoan, có động cơ và ý thức học tập tốt, lại thông minh, sắc sảo và được lựa chọn cẩn thận về trình độ học vấn như các trường chuyên, lớp chọn thì cách tổ chức quản lí hoạt động NCBH của hiệu trưởng phải khác hẳn các trường bình thường.

Việc xác định được phẩm chất và năng lực của học sinh là một công việc rất phức tạp, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: học sinh, xã hội, thành phần dân cư, bản sắc văn hố ... vì vậy, Hiệu trưởng và giáo viên cần điều tra khảo sát cẩn thận để nắm vững đối tượng các lớp đầu cấp học, đầu năm học nh m xây dựng các lớp học được sát và đúng.

1.6.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản trị

- Văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về triển khai NCBH. - Đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng đã định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học; Các công văn chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo đã được các cấp quản lý cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện. Điều đó tạo ra một mơi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học hiện nay.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về triển khai nghiên cứu bài học.

- Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên của nhà trường.

Kết luận chƣơng 1

Quản trị hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chun mơn ở trường tiểu học là q trình tác động của Hiệu trưởng đến tổ chun mơn và giáo viên, giúp giáo viên hợp tác với nhau nh m tìm ra các giải pháp cải thiện quá trình dạy học để tạo ra những điều kiện tốt nhất nh m phát triển năng lực học tập của học sinh một cách hiệu quả.

Nội dung quản trị hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn ở trường tiểu học gồm:

- Hoạch định triển khai hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường. - Tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn.

- Lãnh đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học. - Kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học của các tổ chuyên môn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn ở trường tiểu học gồm: Chủ thể quản trị, đối tượng quản trị, môi trường quản trị.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ

TRẤN CHỜ SỐ 1, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

2.1. Một vài đặc điểm khái quát về trƣờng tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một trường tiểu học n m ở Khu đô thị mới, trung tâm của Thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Điều kiện kinh tế của người dân khơng đồng đều, trình độ dân trí của một bộ phận cịn hạn chế. Do đó nhà trường cịn gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy vậy, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư về cơ sở vật chất, trường lớp khang trang hơn, được trang bị đồ dùng và thiết bị dạy học đầy đủ hơn. Do vậy chất lượng dạy học của nhà trường đang từng bước được nâng cao.

Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; ln đồn kết, nhiệt tình, ham học hỏi và rèn luyện tu dưỡng. Đa số giáo viên có trình độ, có năng lực, có chí tiến thủ; chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm; có kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Nhiều giáo viên là nhân tố tích cực trong hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên có trình độ, có năng lực, có khả năng tiếp thu cái mới nhanh, nhạy và hiện đang trong quá trình rèn luyện để khẳng định mình.

Công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại nhà giáo trong những năm gần đây có nhiều đổi mới. Nhà trường ln ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá nên việc đánh giá khá chính xác, khách quan, phản ánh đúng thực chất về đội

ngũ nên bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấu vươn lên.

Một số giáo viên chưa thật sự năng động, sáng tạo. Một số giáo viên do tuổi cao nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới cũng như các phương tiện dạy học hiện đại cịn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên năng lực chun mơn, nghiệp vụ tay nghề cịn hạn chế, không phát huy được khả năng chun mơn, cịn nhiều lúng túng trong thực hiện đổi mới phương pháp, kỹ năng vận dụng phương pháp giảng dạy cịn máy móc, thiếu linh hoạt. Vì vậy, mặc dù ý thức tốt, làm việc nhiệt tình, song khơng có phương pháp làm việc nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên trẻ nhiệt tình, có kiến thức song cịn ít kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu nên chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Trong q trình giảng dạy có một số giáo viên cũng rập khuôn sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa tích hợp kiến thức liên quan đến các phân mơn, chưa có tính thực tế và tính thời sự. Việc mở rộng kiến thức cho học sinh cũng hạn chế. Công tác thi đua, khen thưởng hàng năm đơi khi cũng mang tính động viên nên phần nào chưa thúc đẩy chí tiến thủ của giáo viên.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tiến hành hoạt động khảo sát, thu thập các thơng tin cần thiết để có cơ sở đánh giá thực trạng quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh để từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- 22 Lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT huyện Yên Phong.

- 11 CBQL ở 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- 44 CBQL và GV (gồm 3 CBQL và 41 GV) của trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Khảo sát thực trạng quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động và thực trạng quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới tại trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1 b ng phiếu điều tra. Tác giả đã sử dụng các mẫu phiếu điều tra (theo phụ lục 1, 2, 3, 4) để khảo sát thực trạng hoạt động và thực trạng quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới b ng cách gửi phiếu hỏi và nhận phiếu hỏi tại các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường Thị trấn Chờ số 1 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.5. Địa điểm khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát tại trường Thị trấn Chờ số 1 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh về thực trạng hoạt động và thực trạng quản trị hoạt

động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường Thị trấn Chờ số 1 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

2.3. Thực trạng hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại trƣờng học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới tại trƣờng tiểu học Thị trấn Chờ số 1, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn trường tiểu học Thị trấn Chờ số 1 vào thời điểm tháng 01 năm 2019 trên 44 CBQL và giáo viên của trường cùng với CBQL của 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong (theo phiếu khảo sát ở phụ lục).

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu bài học đối với phát triển nghề nghiệp của

giáo viên STT Nội dung Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Khơng quan trọng

01 Cán bộ quản lý trong và ngoài nhà trường 11 3 0 2.78 1

02 Giáo viên 25 16 0 2.61 2

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.1 thì hầu hết CBQL trong và ngoài trường tiểu học trong huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đều nhận thức r ng hoạt động NCBH có tầm quan trọng với việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên với điểm trung bình là 2,78 và xếp thứ 1. Tuy nhiên đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học thị trấn chờ số 1, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)