Hứng thú học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 38 - 42)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Hứng thú và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh

1.3.2. Hứng thú học tập

a) Khái niệm hứng thú học tập

Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra đƣợc định nghĩa của hứng thú học tập: Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tƣợng của hoạt động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.

Sự hứng thú thể hiện trƣớc hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con ngƣời, nó là động cơ thúc đẩy con ngƣời tham gia tích cực vào hoạt động. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú làm việc con ngƣời sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con ngƣời tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngƣợc lại nếu khơng có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi khơng có hứng thú sẽ

làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.

b) Những thành tố cấu thành hứng thú học tập

Cấu trúc của hứng thú học tập bao gồm ba thành phần:

Xúc cảm: Là sự rung động đƣợc tạo ra do học sinh có những tình cảm nhất định khi tiếp xúc với môn học. Thành tố này tham gia vào việc chuẩn bị tạo nên thái độ đúng đắn đối với mơn học. Đây là tiền đề tâm lý để hình thành hứng thú học tập cho học sinh.

Nhận thức: Là học sinh nhận biết tại sao mình u thích mơn học. Nhƣ vậy, thành tố nhận thức giữ vai trị rất lớn trong việc duy trì hứng thú học tập. học sinh hiểu giá trị và ý nghĩa của mơn học từ đó xuất hiện thái độ tự giác trong học tập, giúp củng cố hứng thú học tập ở các em.

Hành động: Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ nhằm đạt đƣợc mục đích của mình gọi là ý chí. Ý chí có vai trị lớn trong việc giúp học sinh vƣợt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức. Động cơ học tập sẽ thôi thúc học sinh suy nghĩ và hành động, giúp kích thích và duy trì hứng thú học tập ở các em. Nhờ động cơ này, học sinh tích cực, hăng hái, năng nổ với việc học. Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tịi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập. Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức của học sinh.

Trong hứng thú tồn tại một sự kết hợp giữa các q trình trí tuệ với các q trình tình cảm, ý chí của học sinh. Hứng thú học tập lúc đầu hƣớng tới nội dung tri thức khoa học của mơn học, sau đó tới các phƣơng pháp khám phá ra nội dung đó. Hứng thú học tập có tính bền vững và là động lực thúc đẩy học sinh tích cực học tập, nghiên cứu.

c) Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập

Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi cá thể, hứng thú học tập đƣợc chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Ở giai đoạn này, các em bị cuốn hút bởi nội dung vấn đề giáo viên trình bày. Học sinh chú ý lắng nghe, trực tiếp thể hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Những niềm vui đó có thể mất đi

khi giờ học kết thúc, nhƣng cũng có thể trên cơ sở đó hứng thú đƣợc phát triển. Ở giai đoạn này, học sinh chƣa có hứng thú thật sự, hứng thú chỉ xuất hiện khi học sinh mong muốn hiểu biết nhiều hơn, các em đặt ra câu hỏi và vui mừng khi đƣợc trả lời.

Giai đoạn 2: Hứng thú học tập đƣợc duy trì. Ở giai đoạn này, học sinh thƣờng xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thƣờng xuyên hơn, nhờ đó mà các em có những cảm xúc tích cực với mơn học, tức là hứng thú đƣợc duy trì. Thái độ nhận thức cảm xúc với môn học sẽ thúc đẩy học sinh quan tâm tới những vấn đề đặt ra trong và ngồi giờ học. Nói cách khác, ở các em đã có sự nảy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tịi phát hiện, u thích mơn học.

Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. Nếu thái độ tích cực ở giai đoạn 2 đƣợc duy trì củng cố, khả năng tìm tịi độc lập ở các em thƣờng xuyên đƣợc khơi dậy thì các em sẽ dành nhiều thời gian của mình vào việc tìm tịi những vấn đề mình u thích, tham gia các hoạt động ngoại khóa, đọc tài liệu, tìm gặp những ngƣời có cùng quan tâm để trao đổi. Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú học tập.

Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ chức các hoạt động nhận thức phải thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, gắn liền với các mức độ phát triển của nó. Do đó, giáo viên cần sáng tạo trong các hoạt động dạy học của mình, tìm ra các phƣơng pháp gây hứng thú cho học sinh. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh, là chỗ dựa cho sự ghi nhớ và duy trì sự tập trung chú ý cao độ, thƣờng xuyên vào bài học. Các hoạt động học hấp dẫn hơn sẽ giúp học sinh duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, phấn chấn vui tƣơi, quên đi sự mệt mỏi, hăng say học tập.

d) Các biểu hiện của hứng thú học tập

Hứng thú học tập đƣợc biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Giáo viên có thể quan sát và nhận biết đƣợc chúng. Những biểu hiện này khá phong phú đa dạng và nhiều khi còn phức tạp đan xen vào nhau. Các biểu hiện cơ bản bao gồm:

Biểu hiện về mặt cảm xúc: Học sinhcó cảm xúc tích cực (u thích, say mê, ...) đối với mơn học nhƣ có niềm vui trong q trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc.

Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân của sự yêu thích môn học nhƣ nội dung học hấp dẫn, phƣơng pháp khám phá kiến thức hấp dẫn, vai trị của mơn học có ý nghĩa trong cuộc sống.

Biểu hiện về mặt hành động: Học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ học trên lớp mà cả ngoài lớp học. Cụ thể: Trong giờ học, học sinh say mê học tập, chăm chú nghe giảng, ghi chép đầy đủ cẩn thận, tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với bạn bè và giáo viên, tích cực làm việc nhóm để hồn thành nhiệm vụ học tập. Ngồi giờ học, học sinh độc lập và tự giác trong việc học tập, tự giác làm bài tập và sƣu tầm cũng nhƣ đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác liên quan; tự tổng kết những chƣơng mục đã học và tìm ra mối liên hệ giữa chúng; tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Học sinh đạt điểm cao trong các bài kiểm tra thƣờng xun và định kì; tích cực tham gia và đạt giải trong các bài thi, kì thi các cấp; kết quả chung môn học đạt loại khá giỏi.

Hứng thú học Ngữ Văn của học sinhlớp 6 cũng mang đầy đủ những biểu hiện trên. Khi hứng thú, học sinh hăng hái xây dựng bài, tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, tham gia các trị chơi học tập.... Do đặc điểm môn học Ngữ Văn và đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh lớp 6: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhƣng lại chóng chán nên việc sử dụng các trị chơi học tập trong giờ học là hết sức cần thiết và có ích. Trị chơi có tác dụng giúp học sinh nâng cao hứng thú, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh; phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận; tăng cƣờng khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động của các em; tăng cƣờng khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học; tăng cƣờng khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp các em rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)