Phân loại danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 46)

Bài Số từ và Lượng từ hƣớng tới mục tiêu giúp học sinh nắm đƣợc ý nghĩa,

công dụng của số từ và lƣợng từ với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Số từ là những từ chỉ số lƣợng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lƣợng sự vật, số từ thƣờng đứng trƣớc danh từ. Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lƣợng.

- Lƣợng từ là những từ chỉ lƣợng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lƣợng từ thành 2 loại gồm nhóm chỉ ý nghĩa tồn thể và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

Bài Chỉ từ hƣớng tới mục tiêu giúp học sinh nắm đƣợc ý nghĩa và công dụng

của chỉ từ với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong khơng gian hoặc thời gian.

- Hoạt động của chỉ từ trong câu: Chỉ từ thƣờng làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngồi ra, chỉ từ cịn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Bài Động từ hƣớng tới mục tiêu giúp học sinh củng cố và nâng cao một bƣớc

- Đặc điểm của động từ: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Động từ thƣờng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ. Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng,

chớ...

- Phân loại động từ (Các loại động từ chính):

ĐT chỉ hành động, trạng thái (khơng địi hỏi ĐT khác đi kèm) ĐT tình thái

(thường địi hỏi ĐT khác đi kèm)

ĐỘNG TỪ (ĐT)

ĐT chỉ hành động trả lời câu hỏi Làm gì?

ĐT chỉ trạng thái trả lời câu hỏi Làm sao?

Thế nào? Hình 1.2. Phân loại động từ

Bài Tính từ hƣớng tới mục tiêu giúp học sinh củng cố và nâng cao một bƣớc

kiến thức về tính từ đã học ở bậc tiểu học, nắm đƣợc khái niệm cụm tính từ với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Đặc điểm của tính từ: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chơ của tính từ rất hạn chế. Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

- Phân loại tính từ (Các loại tính từ): Dựa vào khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ, tính từ đƣợc chia thành 2 loại là tính từ chỉ đặc điểm tƣơng đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ) và tính từ tuyệt đối (khơng thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

- Cụm tính từ: Mơ hình cụm tính từ có dạng "Phần trước - Phần trung tâm - Phần

sau". Trong cụm tính từ, các phụ ngữ ở phần trƣớc có thể biểu thị quan hệ thời gian,

sự tiếp diễn tƣơng tự, mức độ của đặc điểm - tính chất, sự khẳng định hay phủ định,...; các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm - tính chất;...

Bài Phó từ hƣớng tới mục tiêu giúp học sinh nắm đƣợc ý nghĩa, cơng dụng

của phó từ với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Khái niệm phó từ (Phó từ là gì?): Phó từ là những từ chun đi kèm với động từ hoặc tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

- Phân loại phó từ (Các loại phó từ):

PHĨ TỪ (PT) PT đứng trước động từ, tính từ PT chỉ quan hệ thời gian PT chỉ mức độ PT đứng sau động từ, tính từ PT chỉ sự tiếp diễn tương tự PT chỉ sự phủ định PT chỉ sự cầu khiến PT chỉ mức độ PT chỉ khả năng PT chỉ kết quả và hướng Hình 1.3. Phân loại phó từ

Nhƣ vậy, mục đích chung của hệ thống các bài về từ loại tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ Văn 6 là giúp học sinh nắm đƣợc khái niệm, đặc điểm và sự phân loại của các từ loại.

1.5.2. Thực trạng thiết kế trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6

Câu hỏi "Thầy cô đã từng thiết kế trò chơi cho tiết dạy từ loại tiếng Việt nào?" đƣợc đƣa ra để tìm hiểu giáo viên chọn thiết kế trò chơi cho bài từ loại Tiếng

Việt nào. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Số lượng giáo viên thiết kế trò chơi trong các bài từ loại Tiếng Việt lớp 6

STT Tên bài Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Danh từ 32 40.0 2 Tính từ 27 33.8 3 Động từ 36 45.0 4 Phó từ 18 22.5 5 Chỉ từ 12 15.0

6 Số từ và Lƣợng từ 11 13.8

7 Cả 6 bài 2 2.5

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ giáo viên thiết trò chơi trong các bài từ loại Tiếng Việt lớp 6

40.0 33.8 45.0 22.5 15.0 13.8 2.5 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 Danh từ Tính từ Động từ Phó từ Chỉ từ Số từ và Lượng từ Cả 6 bài

Biểu đồ 1.1 cho thấy: Đa số giáo viên chỉ thực hiện thiết kế trò chơi ở một số bài trong loạt bài về từ loại. Rất ít giáo viên thực hiện thiết kế trò chơi trong cả 6 bài. Ba bài đƣợc giáo viên chú trọng là Danh từ, Tính từ và Động từ trong đó bài Động từ có tỉ lệ giáo viên sử dụng trò chơi khi thiết kế cao nhất. Đây là bài khó nhất trong loạt bài về từ loại và động từ cũng là loại từ rất quan trọng trong thực tế nên việc giáo viên sử dụng trò chơi để học sinh nắm kiến thức tốt hơn là hoàn tồn chính xác.

Với câu hỏi "Khi thiết kế giáo án sử dụng trị chơi dạy học, thầy (cơ) thường

sử dụng trò chơi vào hoạt động nào?", thực trạng sử dụng trò chơi trong các hoạt

động dạy học của giáo viên đƣợc tổng hợp trong bảng 1.2.

Bảng 1.2. Số lượng GV sử dụng trò chơi trong các hoạt động của tiết học từ loại

TT Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Khởi động, vào bài 43 53.8

2 Hình thành kiến thức 12 15.0

3 Thực hành - ứng dụng 78 97.5

4 Vận dụng thực tế 5 6.3

53.8 15.0 97.5 6.3 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0

Khởi động, vào bài Hình thành kiến thức Luyện tập củng cố Vận dụng thực tế

Biểu đồ 1.2 cho thấy: Hầu hết giáo viên đƣợc hỏi có sử dụng trị chơi trong phần luyện tập. Điều này là dễ giải thích vì từ trƣớc đến nay đa số giáo viên thiết kế trò chơi chỉ là chuyển các dạng bài tập sang hình thức chơi để học sinh thực hiện. Tác dụng luyện tập củng cố kiến thức của trò chơi dạy học trong thực tế mang lại hiệu quả rất tốt và dễ thấy, vì thế mà nó đƣợc đa số giáo viên sử dụng. Hiện nay, đối tƣợng giáo viên trẻ đã chú trọng hơn vào hoạt động khởi động tiết học, đa số họ sử dụng những trò chơi đơn giản để vào bài một cách tự nhiên. Vì thế tỉ lệ giáo viên sử dụng trò chơi cho phần khởi động vào bài cũng khá cao. Ngƣợc lại số lƣợng giáo viên sử dụng trị chơi cho phần hình thành kiến thức và vận dụng thực tế rất ít do để thiết kế trị chơi cho những phần này địi hỏi rất nhiều cơng sức của giáo viên và cũng khá khó để thiết kế. Hơn nữa, vì là phần nội dung kiến thức trọng tâm nên nhiều giáo viên chƣa dám mạo hiểm sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức cho học sinh.

Câu hỏi "Mức độ sử dụng các loại trò chơi: Vận động thể chất đơn giản, Quan sát phát hiện, Hỏi đáp, Đóng vai, Xây dựng sáng tạo của thầy (cô) như thế nào?" đƣợc đƣa ra để khảo sát về mức độ sử dụng các loại trò chơi của giáo viên

trong dạy học các bài từ loại tiếng Việt. Kết quả đƣợc thống kê trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Số lượng GV sử dụng các loại trò chơi trong dạy học các bài từ loại

Vận động thể chất đơn giản 0 42 0

Quan sát phát hiện 63 15 2

Hỏi đáp 78 0 2

Đóng vai 11 53 16

Xây dựng, sáng tạo 8 37 35

Loại trị chơi chính đƣợc giáo viên sử dụng là hỏi đáp, có tới 78 trong số 80 giáo viên đƣợc hỏi trả lời đã từng sử dụng loại trò chơi này. Điều này là hồn tồn dễ hiểu vì dạng trò chơi này đã rất phổ biến trong hoạt động dạy học. Nó đƣợc các giáo viên trao đổi học tập lẫn nhau và đƣợc sáng tạo nên từ hình thức bài tập trắc nghiệm hay một dạng bài tập khác. Dạng trò chơi quan sát phát hiện cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều do cách xây dựng và phƣơng tiện chơi đơn giản. Ba loại trò chơi cịn lại có mức độ sử dụng nhỏ và đƣợc ít giáo viên sử dụng. Do hầu hết giáo viên thể hiện bài tập dƣới hình thức trị chơi, chứ giáo viên chƣa thực sự xây dựng một trò chơi đúng nghĩa.

1.5.3. Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại Tiếng Việt lớp 6

Với câu hỏi "Thầy (cô) cho biết sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi dạy học trong phần Từ loại môn Ngữ Văn 6?", sự đánh giá của giáo viên đƣợc tổng hợp

trong bảng 1.4.

Bảng 1.4. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6

TT Mức độ nhận thức Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 31 38,8

2 Cần thiết 43 53,7

3 Ít cần thiết 6 7,5

4 Không cần thiết 0 0

Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ GV nhận thức về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6

38.7 53.8 7.5 0.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết

Kết quả cho thấy, đa số giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi dạy học trong phần từ loại tiếng Việt là rất cần thiết và cần thiết (chiếm 92,5%), chỉ có 7,5% giáo viên cho rằng việc sử dụng trị chơi là khơng cần thiết. Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kĩ năng khác nhau mà khơng có chủ định từ trƣớc. Đồng thời giúp học sinh cảm nhận đƣợc một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực mở rộng vốn hiểu biết.

Từ việc xác định mức độ cần thiết của trò chơi, câu hỏi tiếp theo đƣợc đƣa ra là "Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại Tiếng Việt của Thầy (cô) như thế

nào?". Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại tiếng Việt lớp 6

TT Mức độ sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Thƣờng xuyên 7 8.8

2 Thỉnh thoảng 71 88.7

3 Không sử dụng 2 2.5

8.8 88.8 2.4 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

Biểu đồ 1.4 cho thấy: Đa số giáo viên sử dụng trò chơi trong dạy học từ loại tiếng việc nhƣng mức độ thƣờng xun thì rất nhỏ chỉ có 8,8%. Điều này cũng là dễ hiểu vì nhiều giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi là rất cần thiết nhƣng việc thiết kế trị chơi lại khơng dễ dàng do có rất ít tài liệu hƣớng dẫn cũng nhƣ khơng có một tài liệu chuyên biệt nào về xây dựng trò chơi cho phần từ loại tiếng Việt. Đa số các trò chơi đƣợc giáo viên sử dụng là những trò chơi truyền thống đã tồn tại hoặc học hỏi từ đồng nghiệp. Phần rất nhỏ đƣợc giáo viên sáng tạo ra phục vụ mục đích riêng của bài dạy. Số rất ít giáo viên khơng sử dụng trị chơi trong dạy học.

Câu hỏi "Sau khi sử dụng trò chơi, thầy (cơ) thấy mức độ tác dụng của trị chơi dạy học đến việc tạo hứng thú học tập, tiếp thu và khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh như thế nào?" để xác định đƣợc hiệu quả

của việc sử dụng trò chơi dạy học trong thực tế của giáo viên. Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp trong bảng 1.6.

Bảng 1.6. Tác dụng của trò chơi đối với học sinh

Tác dụng Mức độ

5 4 3 2 1

Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh 78 0 0 1 1

Hình thành và khắc sâu kiến thức 19 52 8 1 0

Vận dụng thực tế 26 48 5 1 0

Đa số giáo viên đánh giá tác dụng tạo hứng thú cho học sinh của trò chơi ở mức cao nhất. Tác dụng hình thành và khắc sâu kiến thức cũng đƣợc nhiều giáo

viên đánh giá cao. Các tác dụng còn lại đƣợc đánh giá khá ngang nhau. Mức độ tác dụng của trò chơi dạy học đến sự phát triển mƣời năng lực của học sinh.

Để có đánh giá tồn diện về thực trạng sử dụng trò chơi của giáo viên, khảo sát đƣợc tiến hành với đối tƣợng thứ hai là học sinh - đối tƣợng trực tiếp thực hiện các trò chơi của giáo viên để tiếp thu tri thức. Đầu tiên là câu hỏi "Em có hứng thú

khi đến giờ học Ngữ Văn phần tiếng Việt như thế nào?". Kết qu

ả thu đƣợc nhƣ bảng 1.7

Bảng 1.7. Mức độ hứng thú của học sinh với các tiết học từ loại tiếng Việt lớp 6

TT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất hứng thú 24 12.0

2 Nhƣ tiết học môn khác 97 48.5

3 Ít hứng thú 63 31.5

Biểu đồ 1.5. Mức độ hứng thú của học sinh với các tiết từ loại tiếng Việt lớp 6 12.0 12.0 48.5 31.5 8.0 - 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

Rất hứng thú Như giờ học khác Ít hứng thú Khơng hứng thú

Tại thời điểm điều tra, mức độ hứng thú của học sinh với bộ môn Ngữ Văn là không cao. Một số cịn khơng hứng thú với mơn học. Ngun nhân học sinh không hứng thú với giờ học Tiếng Việt do cơ sở vật chất, tài liệu minh hoạ, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ sung kiến thức cho học tập mơn văn cịn nghèo nàn, đơn điệu. Do kiến thức quá nhiều, quá nặng dẫn đến các em mệt mỏi, giảm hứng thú. Do phƣơng pháp dạy của một số thầy cô giáo chƣa thu hút đƣợc học trị u thích đối với bộ mơn của mình giảng dạy. Phƣơng pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Văn chƣa thực sự phổ biến. Bên cạnh đó, trong mỗi tiết học vẫn cịn tình trạng đọc chép và chiếu chép dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào độc thoại, độc diễn trên bục giảng. Do lƣợng kiến thức lớn nên giáo viên cố gắng làm sao kịp truyền đạt hết cho các em mà ngại tìm tịi đổi mới vận dụng phƣơng pháp, hình thức dạy học mới nhƣ sử dụng các phƣơng tiện dạy học. Các biện pháp hỗ trợ nhƣ: thảo luận nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tƣ liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học, vận dụng trò chơi vào tiết học lại càng hiếm hoi hơn. Hoặc có sử dụng thì cũng ở mức gƣợng ép, miễn cƣỡng dẫn đến một số giờ học Tiếng Việt trở nên đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế. Số nhỏ các em học sinh xuất sắc trong lớp thƣờng xuyên đóng góp

ý kiến, cịn một bộ phận khơng nhỏ các em không bao giờ đƣa ra ý kiến đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)