Một số lƣu ý khi sử dụng trò chơi vào dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 86 - 91)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Một số lƣu ý khi sử dụng trò chơi vào dạy học

2.4.1. Một số lưu ý khi thiết kế giáo án

Để thiết kế giáo án sử dụng các trò chơi trong hệ thống trò chơi, giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau:

Xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định đƣợc kết quả mà học

sinh cần đạt đƣợc khi kết thúc bài học. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp giáo viên lựa chọn mơ hình dạy học, xác định đƣợc phƣơng pháp dạy học và các phƣơng tiện để thực hiện. Các nội dung cần xác định:

Kiến thức: Là mục tiêu về hiểu biết, giải quyết vấn đề, gồm 6 mức độ:

Biết: Nhận biết đƣợc các tri thức qua quá trình tri giác, hình thành biểu tƣợng, khái niệm ban đầu.

Hiểu: Nắm đƣợc bản chất, mối quan hệ, nội hàm, ngoại diện của các khái niệm, hệ thống tri thức. Khơng chỉ trình bày lại đƣợc các thông tin đã thu nhận mà cịn giải thích đƣợc bằng chính ngơn ngữ của mình.

Vận dụng: Ứng dụng các thông tin đã thu nhận để giải quyết tình huống cụ thể hay một nhiệm vụ nhận thức.

Phân tích: Có thể phân tích nội dung thành những chi tiết, bộ phận và tìm ra mối quan hệ của chúng.

Tổng hợp: Có khả năng tổng hợp từ những chi tiết lại và đƣa ra tính chất tổng thể của chúng.

Đánh giá: Nhận xét, đánh giá đƣợc nội dung hay thơng tin nào đó theo quan điểm của mình và bảo vệ đƣợc quan điểm đó. Một cách khái quát có thể chia mục tiêu này thành 4 cấp đó là biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Làm lại theo cấu trúc nội tâm khơng có sự quan sát nữa: Các kỹ năng đã bƣớc đầu hình thành trên cơ sở chỉ dẫn và những kiến thức kinh nghiệm đã hình thành.

Chính xác hóa hoạt động cơ bắp, thứ tự hoạt động bắt đầu quen dần: Hình thành các khả năng liên kết, phối hợp kĩ năng trong quy trình thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ nhất định.

Hoàn thiện thứ tự các hoạt động: Các hoạt động đƣợc phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, hình thành kĩ xảo.

Tự động hóa các hoạt động, sáng tạo kĩ năng, kĩ xảo mới.

Thái độ: Mục tiêu về thái độ tình cảm đƣợc chia thành 5 mức: Động lịng, cảm xúc; phản ứng (bằng lòng, sẵn sàng hành động); tỏ thái độ; quan điểm; thế giới quan. Để đơn giản có thể tập trung vào các tính chất tổng quát là đạo đức, quan điểm và thế giới quan.

Năng lực: Xác định các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Mƣời năng lực chung gồm: Giải quyết vấn đề và tự học, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, tính tốn, sử dụng ngơn ngữ, cơng nghệ thơng tin.

Xây dựng tiến trình dạy học: Cần xác định rõ từng hoạt động của giáo viên,

hoạt động của học sinh, thời gian ứng với từng nội dung kiến thức từ đó:

Lựa chọn phƣơng pháp dạy học cho từng nội dung: Dựa trên mục tiêu bài học và đặc điểm của học sinh để lựa chọn các phƣơng pháp dạy học trong tiết dạy. Các phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của môn Tiếng Việt nhƣ đã trình bày gồm: Thơng báo giải thích, phân tích ngơn ngữ, rèn luyện theo mẫu, giao tiếp.... Dựa trên trình độ của học sinh, giáo viên chọn phần nội dung bài học sử dụng trò chơi sao cho hợp lý nhất.

Chọn trò chơi: Sau khi xác định đƣợc nội dung kiến thức sử dụng hình thức trị chơi, giáo viên lựa chọn trò chơi từ hệ thống đề xuất, đảm bảo trò chơi là phù hợp với tiến trình của tồn tiết học. Giáo viên cần sử dụng trò chơi một cách linh hoạt, tránh lạm dụng, sử dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết học. Trong một tiết học, tối đa chỉ nên sử dụng đến 3 trị chơi. Đối với những tiết học có nhiều đơn vị kiến thức, thời gian có hạn thì rất cần cân nhắc việc sử dụng trò chơi hợp lý.

2.4.2. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi

Để tổ chức thành cơng trị chơi trong tiết học giáo viên cần lƣu ý các bƣớc thực hiện khi tổ chức trò chơi:

Chuẩn bị trò chơi: Tùy từng trò chơi yêu cầu phƣơng tiện chơi khác nhau,

giáo viên cần tự chuẩn bị hoặc phân công chuẩn bị phƣơng tiện chơi kĩ lƣỡng. Nếu trị chơi có thƣởng giáo viên cần chuẩn bị phần thƣởng phù hợp. Đối với những trò chơi có cách thức và phƣơng tiện chơi đơn giản, giáo viên cần chú ý hơn tới phần thƣởng, sao cho tạo đƣợc sự hấp dẫn với học sinh.

Phân đội chơi và công bố luật chơi: Giáo viên chia lớp thành các đội theo

yêu cầu của từng trò chơi đảm bảo sự cân bằng về số lƣợng, trình độ học sinh trong các nhóm tƣơng đƣơng nhau. Giới thiệu luật chơi bao gồm cách thức chơi, các giới hạn phƣơng tiện và hành động, cách đánh giá hoặc tính điểm, phần thƣởng, những điểm cần lƣu ý.

Tiến hành chơi: Giáo viên cần chọn ngƣời điều khiển, trọng tài, thƣ kí là

những học sinh nhanh nhẹn và có khả năng phù hợp trƣớc khi chia đội chơi. Khi học sinh chơi, giáo viên cần theo dõi, giám sát các hoạt động của cá nhân, nhóm tham gia chơi.

Nhận xét đánh giá: Kết thúc trò chơi, giáo viên cần nhận xét đánh giá các đội

chơi, chỉ rõ những ƣu - nhƣợc điểm của từng đội chơi theo các tiêu chí mức độ hồn thành, thời gian chơi, kỉ luật chơi, ... Trên sự công bằng khách quan, giáo viên đánh giá cho điểm, trao phần thƣởng.

Thảo luận sau trò chơi: Đây là phần quan trọng nhất ở trị chơi trong hoạt

động hình thành kiến thức, giáo viên sau khi nhận xét đánh giá cần dẫn dắt học sinh vào các câu hỏi thảo luận xây dựng bài. Học sinh trả lời câu hỏi mà giáo viên đƣa ra và từng bƣớc tìm ra kết luận.

Để thực hiện tốt luật chơi và tiến hành chơi đúng thao tác, kĩ thuật của trò chơi trong tiết học, giáo viên cần thúc đẩy, khích lệ học sinh tham gia; xử lý linh hoạt trong các tình huống chơi, tránh sự thụ động hay mất tổ chức khi chơi.

2.4.3. Một số lưu ý khác

Ngoài những lƣu ý khi thiết kế giáo án và khi tổ chức trò chơi trên lớp, GV cần lƣu ý về các điều kiện để tổ chức trị chơi:

Về khơng gian tổ chức trò chơi: Tùy theo đặc điểm của lớp học và cách bố trí

lớp, giáo viên lựa chọn hình thức chơi phù hợp. Với những lớp học nhỏ hẹp, học sinh đông cần hạn chế sử dụng những trò chơi phải di chuyển vận động liên tục của ngƣời chơi. Với lớp học rộng rãi hơn có thể áp dụng các hình thức chơi theo đội chơi và yêu cầu vận động nhiều hơn.

Về thời gian tổ chức trò chơi: Thực tế, giáo viên tổ chức trò chơi là để truyền

tải nội dung kiến thức đến học sinh. Mỗi trò chơi thƣờng là một hay một số đơn vị kiến thức cần đạt, do đó thời lƣợng của một trị chơi trong tiết học không đƣợc quá dài chiếm mất thời gian của những nội dung khác. Thời gian cho trò chơi khởi động nên để từ 2 đến 3 phút. Thời gian cho trị chơi hình thành kiến thức hay luyện tập nên để từ 3 đến 5 phút và thời gian hợp lý cho trò chơi vận dụng là khoảng 5 đến 7 phút. Toàn bộ tiết học chỉ nên áp dụng trò chơi tối đa đến 3 lần và tổng thời lƣợng không quá 1/3 tiết học.

Về đối tượng học sinh tham gia chơi: Giáo viên nên chọn đối tƣợng học sinh

tham gia chơi đa dạng, bao gồm cả những em có học lực giỏi, khá, trung bình, cả những học sinh mạnh dạn sơi nổi và những học sinh cịn e dè ít tham gia vào các hoạt động. Giáo viên cần tạo cho học sinh các nền tảng kiến thức, kĩ năng, năng lực để tham gia trị chơi. Học sinh cần chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động chơi, xác định rõ mục đích chơi là để học tập, lĩnh hội tri thức.

Về phương tiện cơ sở vật chất: Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của lớp học

mà giáo viên lựa chọn hình thức chơi phù hợp. Với những nơi có cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên có thể sử dụng nhiều những trị chơi có sử dụng các thiết bị cơng nghệ hiện đại nhƣ máy tính, máy chiếu. Với những trƣờng học cịn khó khăn, giáo viên có thể sáng tạo những phƣơng tiện chơi đơn giản từ những vật liệu sẵn có nhƣ giấy bìa, giấy màu, xốp... hoặc áp dụng những hình thức chơi đơn giản khơng cần nhiều đến phƣơng tiện chơi. Phần thƣởng sau mỗi trò chơi cũng phải phù hợp với lứa tuổi học sinh và đặc điểm vùng miền. Điều kiện cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học là yếu tố quan trọng để việc sử dụng trò chơi đạt hiệu quả cao. Nhà trƣờng cần đảm

bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy học nhƣ lớp học, bàn ghế, bảng.... Đầy đủ phƣơng tiện dạy học nhƣ máy tính, máy chiếu, loa, các thiết bị công nghệ. Số học sinh mỗi lớp không q đơng.

Về phía cán bộ quản lý các cấp: Tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các

phƣơng pháp và thủ pháp dạy học phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, hƣớng vào phát triển năng lực học sinh. Phân công chuyên môn hợp lý đúng năng lực, sở trƣờng của giáo viên. Đầu tƣ mua sắm, bảo dƣỡng sửa chữa các trang thiết bị đồ dùng học tập. Xây dựng khung chƣơng trình và nội dung phù hợp dựa trên chƣơng trình tổng thể của Bộ và Sở giáo dục. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn, tạo điều kiện tối đa cho giáo viên có thể học hỏi giao lƣu, tập huấn nâng cao trình độ.

Về phía giáo viên: Có khả năng xây dựng và sử dụng các mơ hình dạy học,

phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc trƣng bộ môn và đối tƣợng học sinh. Có năng lực chun mơn vững vàng. Nắm chắc nội dung kiến thức phần từ loại và các phƣơng pháp dạy học, với mỗi nội dung có thể lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với phƣơng pháp. Hiểu rõ bản chất của trò chơi dạy học và sử dụng trò chơi một cách hợp lý. Có tâm huyết với học sinh. Đảm bảo các nguyên tắc của giảng dạy tiếng Việt và có phƣơng pháp kiểm tra đánh giá phù hợp. Biết rõ khả năng của đối tƣợng học sinh mình trực tiếp giảng dạy cũng nhƣ sở thích sở trƣờng của học sinh. Đủ khả năng tạo ra các dụng cụ, đồ dùng phục vụ mục tiêu dạy học nói chung và cho các trị chơi dạy học nói riêng.

Trị chơi dạy học thể hiện nhiều ƣu điểm trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh và tạo khơng khí sơi nổi cho lớp học tuy nhiên cũng dễ gây mất ổn định tổ chức lớp học. Do đó, khi sử dụng giáo viên phải linh hoạt, tùy theo nội dung bài học và điều kiện lớp học để áp dụng sao cho phù hợp, phát huy cao nhất hiệu quả của trò chơi.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)