Từ loại tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 43 - 44)

6. Cấu trúc luận văn

1.4. Từ loại tiếng Việt

1.4.1. Khái niệm từ loại và cơ sở phân loại từ

1.4.1.1. Khái niệm

“Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp đƣợc phân chia theo ý nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp trong đoản ngữ (cụm từ), trong câu để thực hiện chức năng ngữ pháp giống nhau.” [21.tr.28]

1.4.1.2. Căn cứ để phân loại từ

Ý nghĩa khái quát: “Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung” [17.tr.85]. Ví dụ các từ nhƣ thợ, trâu, trăng, sao, nhà, tình cảm,…có ý nghĩa

khái qt là chỉ sự vật, hiện tƣợng; còn các từ nhƣ ăn, học, đi, chạy…có ý

Khả năng kết hợp: Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả

năng thay thế nhau ở cùng một vị trí, có tính chất thƣờng xuyên, đƣợc tập hợp vào một lớp từ. Các từ tạo ra bối cảnh thƣờng xuyên cho những từ có thể thay thế nhau ở vị trí nhất định đƣợc gọi là chứng tố (hay từ chứng). Với những từ loại lớn nhƣ danh từ, động từ, tính từ; ngƣời ta tìm đƣợc lớp từ chứng này. Chẳng hạn từ chứng cho danh từ thƣờng là: những, các, mọi, cái, con, này, kia, đấy, đó, ấy, này, nọ ...; từ chứng cho động từ thƣờng là: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, xong, rồi, mãi, nữa ...; từ chứng cho tính từ thƣờng là: rất, hơi, quá, lắm ...

Chức năng cú pháp: Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay một số vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay đổi cho nhau ở vị trí đó và cùng biểu thị một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác trong cấu tạo 14 câu thì có thể phân vào một từ loại [17.tr.86]. Tuy nhiên vì thƣờng một từ có thể giữ nhiều chức năng cú pháp trong câu nên cần phải xem xét chức năng cú pháp nào của từ là chủ yếu để làm căn cứ phân loại. Chẳng hạn, những từ có ý nghĩa chỉ sự vật thƣờng làm chủ ngữ, bổ ngữ; còn những từ chỉ hoạt động, trạng thái thƣờng làm vị ngữ…

1.4.2. Phân loại từ

Căn cứ vào các tiêu chí ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp, từ loại đƣợc chia thành hai lớp lớn đó là thực từ và hƣ từ. Thực từ là lớp từ có ý nghĩa từ vựng- ngữ pháp, có chức năng biểu thị sự vật, trạng thái, quá trình, trạng thái, đặc trƣng của sự vật. Thực từ có khả năng đảm nhận các thành phần, vị trí trong câu và có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ. Thực từ là tập hợp lớp nhất về số lƣợng trong vốn từ vựng tiếng Việt; bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ. Hƣ từ là lớp từ khơng có ý nghĩa từ vựng, chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa tình thái. Hƣ từ khơng có khả năng làm thành tố chính trong cụm và nó đƣợc dùng kèm với thực từ với tác dụng nối kết, diễn đạt ý nghĩa tình thái. Hƣ từ gồm phó từ, lƣợng từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, chỉ từ, thán từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)