Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 42 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Hứng thú và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh

1.3.3. Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh

Có rất nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhƣ: Giúp học sinh nhận thức đƣợc ý nghĩa, lợi ích của bài học; tác động vào nội dung dạy học; Xử lí các tình huống sƣ phạm hài hƣớc; đặt câu hỏi có vấn đề; phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp và hình thức dạy học; tạo môi trƣờng thân thiện giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh.... Với bộ môn Ngữ Văn, một số biện pháp tạo hứng thú thông dụng là:

Tạo tâm thế học văn: Là việc tạo cho học sinh một tƣ thế vững vàng, tâm lý thoải mái, hứng thú với tiết học. Để tạo đƣợc tâm thế cho học sinh thì trƣớc hết giáo viên phải tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, tình cảm thân thiện gần gũi hịa đồng với học sinh. Muốn vậy giáo viên vừa phải căn cứ nội dung bài dạy để tìm ra hình thức tạo tâm thế phù hợp vừa phải thực sự tập trung tƣ tƣởng vào việc giảng dạy. Bắt đầu bài học với học sinh là giáo viên phải có cảm giác bƣớc vào một thế giới câu từ và ngôn ngữ, tràn đầy hƣng phấn nhƣ những ngƣời dẫn dẫn đƣờng đƣa các em vào vƣơng quốc của cái đẹp, để hịa mình với niềm vui nỗi buồn của nhân vật nhƣ lời thơ của tác giả Việt Nga:

"Giờ văn nụ cười, nước mắt Nghẹn ngào, thanh thản đan xen

Thầy đau nỗi niềm dâu bể Trò day dứt cùng thế nhân"

Đọc diễn cảm văn bản hay phần văn bản: là một hình thức đặc thù của nhận thức văn học. Dù trong giờ học Văn, tiếng Việt hay tập làm văn thì việc đọc diễn cảm của giáo viên luôn là sự chờ đợi của học sinh. Đọc diễn cảm làm cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm thái độ của tác giả tác phẩm. Bằng sức mạnh của việc đọc diễn cảm, giáo viên dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng. Vì vậy mà đọc diễn cảm gắn bó trong suốt q trình giảng văn, làm cho giờ giảng văn trở thành một cơng việc tâm tình, một cuộc trao đổi thực sự về cuộc sống.

Đàm thoại: Là biện pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, khéo léo đặt câu hỏi để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có và những học liệu mà giáo viên sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, tri thức. Việc giao tiếp này giúp học sinh kích thích

tính tích cực, độc lập sáng tạo trong suy luận, tăng cƣờng năng lực diễn đạt vấn đề bằng lời.

Sử dụng công nghệ thơng tin: Là biện pháp sử dụng hình ảnh, âm thanh và các hiệu ứng từ các chƣơng trình máy tính, thiết bị cơng nghệ thơng tin để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Những nội dung kiến thức trừu tƣợng có thể đƣợc diễn tả một cách trực quan sinh động nhờ cơng nghệ thơng tin, những hình ảnh minh họa giúp việc tiếp thu tri thức dễ dàng và trọn vẹn hơn. Công nghệ thơng tin tạo ra mơi trƣờng giáo dục mang tính tƣơng tác cao, khuyến khích sự chủ động tích cực của học sinh.

Sử dụng sơ đồ tƣ duy: Là biện pháp dùng lƣợc đồ hệ thống hóa một chủ đề hay một mảng kiến thức thơng qua các hình ảnh đƣờng nét màu sắc chữ viết với sự tƣ duy tích cực. Sản phẩm kiến thức kết hợp hội họa là niềm vui sáng tạo yêu thích của học sinh. Hệ thống kiến thức đƣợc trình bày một cách logic, dễ nhớ sẽ làm học sinh dễ dàng ghi nhớ và sử dụng.

Sử dụng trò chơi: Là việc tổ chức các hoạt động học tập dƣới dạng trò chơi trong tiết học. Các nhiệm vụ chơi đặt học sinh vào trạng thái ham muốn khám phá chinh phục và phải vận dụng cả tƣ duy lẫn thể chất để giải quyết, do đó kích thích sự tiếp thu tri thức. Trong luận văn này, trò chơi học tập từ loại tiếng Việt đƣợc xây dựng thành một hệ thống và sử dụng nhƣ là một biện pháp để tạo hứng thú cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)