Nhân lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở dữu lâu thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng trung học cơ sở

1.3.3. Nhân lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận hữu cơ cùng với hoạt động dạy học trong nhà trƣờng tạo nên sự cân đối, hài hịa của q trình sƣ phạm tổng thể để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của cấp học. Hoạt động giáo dục NGLL bao giờ cũng có hai mặt: một là tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục, mặt khác là sự hƣởng ứng tích cực, chủ động của ngƣời học. Hai mặt này thể hiện bản chất của quá trình giáo dục: biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở đối tƣợng giáo dục. Trong quá trình này, giáo viên giữ vai trò chủ đạo - là ngƣời cố vấn, hƣớng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh. Vai trị chủ đạo của giáo viên khơng chỉ đƣợc thể hiện ở nhiều dạng hoạt động: học tập, giáo dục, giao lƣu, lao động, hoạt động xã hội cơng ích mà cịn thể hiện là ngƣời cố vấn quá trình thực hiện các hoạt động nhƣ lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, triển khai kế hoạch thông qua đội ngũ tự quản, hơn nữa còn là trọng tài cố vấn khoa học, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên theo chủ điểm hàng tháng ở lớp mình phụ trách cả phần bắt buộc và phần tự chọn. Ngồi ra, GVCN cịn tổ chức cho học sinh lớp mình tham gia các hoạt động của trƣờng, của địa phƣơng.

Lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng: Hội cha mẹ học sinh, chính quyền các cấp ở địa phƣơng, công an, y tế…

Để có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đào tạo nhân tài có nhân cách phù hợp với sự phát triển xã hội mới trong thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc; một yêu cầu cấp bách là cần có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa ba môi trƣờng giáo dục: NT- GĐ - XH; trong đó, nhà trƣờng cần phải phát huy chức năng cơ bản là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phƣơng, mở mang trí tuệ cho học sinh.

Mục tiêu của HĐGDNGLL là “phát triển tồn diện con ngƣời về đức, trí, thể, mĩ và kỹ năng nghề nghiệp, khơng thể phó thác hoàn toàn cho nhà trƣờng thực hiện mục tiêu này mà cần có cơ chế quản lý các hoạt động phối

hợp giữa các LLXH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong công tác quản lý, trong việc hồn thiện nội dung và đa dạng hố phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL”.

Thực tế cho thấy cơ chế quản lý các hoạt động phối hợp là cơ sở để cán bộ QLGD huy động các nguồn lực vào việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL, là phƣơng tiện giúp cho họ thực hiện tốt chức năng quản lý, quyền lãnh đạo của mình đối với công tác phối hợp các LLGD trong và ngoài trƣờng tham gia thực hiện.

Các LLGD nếu nhận thức đúng nó sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả giáo dục. Ngƣợc lại nếu nhận thức của các LLGD không đúng nó sẽ dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm việc thực hiện có thể qua loa, đại khái dẫn đến hiệu quả giáo dục sẽ hạn chế, không nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở dữu lâu thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)